Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngHải quân Nga đang dàn sức kéo Mỹ khỏi Biển Đông?

Hải quân Nga đang dàn sức kéo Mỹ khỏi Biển Đông?

Đáng chú ý là các hoạt động của Hải quân Nga được đưa ra khi Mỹ tiến hành các hoạt động mới ở Biển Đông chống lại sự leo thang bành trướng của Trung Quốc.

Financial Times ngày 1/11 đưa tin, Mỹ đang phải cân nhắc xem có nên đặt thêm tàu chiến và vũ khí hải quân ở châu Âu hay không trong lúc các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm Nga đang hoạt động ở mức độ chưa từng thấy suốt 2 thập kỷ qua. Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ nói với Financial Times rằng, Hải quân Mỹ đang phải đánh giá lại bố trí lực lượng toàn cầu khi phải đối mặt với hoạt động của Nga từ Biển Đen, Địa Trung Hải đến Thái Bình Dương.

“Lực lượng tàu ngầm và chiến hạm mặt nước của họ đang hoạt động với tần suất lớn nhất trong 20 năm qua hoặc lâu hơn. Chúng ta làm thế nào để duy trì được sự cân bằng thích hợp và tham gia phù hợp? Đó là những vấn đề chúng tôi đang thảo luận hiện nay”, Đô đốc John Richardson cho biết việc Hải quân Mỹ đang xem xét khả năng tăng sự hiện diện của mình ở châu Âu và Thái Bình Dương.

Trong khi một số hoạt động của Hải quân Nga gia tăng theo sự tham gia của Nga tại Syria, lực lượng này cũng hoạt động ngày càng tích cực gần bờ biển phía Đông Hoa Kỳ cho đến Thái Bình Dương. Đô đốc Viktor Chirkov Tư lệnh Hải quân Nga mới đây cho biết, tần suất tuần ta của tàu ngầm Nga đã tăng 50% kể từ năm 2013. Các quan chức Mỹ đang báo động đặc biệt trước dấu hiệu tàu ngầm Nga đang giám sát các tuyến cáp viễn thông quan trọng dưới đáy Đại Tây Dương.

Đô đốc John Richardson cho rằng, đó sẽ là một mối đe dọa đối với hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu được liên kết chặt chẽ với sự thịnh vượng cũng như an ninh quốc gia. Đáng chú ý là các hoạt động của Hải quân Nga được đưa ra khi Mỹ tiến hành các hoạt động mới ở Biển Đông chống lại sự leo thang bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là việc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp đe dọa tự do hàng không, hàng hải trong tuyến giao thông huyết mạch toàn cầu.

Richardson tin rằng, các hoạt động của Nga và Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết với các quốc gia phải tuân thủ các quy định về hàng hải, đảm bảo thương mại toàn cầu và sự thịnh vượng chung không bị đe dọa. Trong khi Biển Đông là một tuyến đường thương mại lớn, 20% thương mại toàn cầu cũng đi qua Địa Trung Hải. Theo Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cố gắng thúc đẩy Hải quân Nga trở lại giai đoạn “sức mạnh toàn cầu”.

Tổng thống Nga Putin quan sát tàu chiến Nga Vladivostok, ảnh: Express.co.uk

Đây là một trò chơi nghiêm túc của Moscow và hiện tượng này không phải chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Nga đã duy trì đầu tư quân sự mạnh mẽ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, thậm chí trong những năm gần đây bất chấp khó khăn về kinh tế. Richardson tin rằng, Hải quân Nga đã chứng minh được thực lực của mình bằng cách bắn tên lửa hành trình vào các mục tiêu ở Syria từ tàu chiến trên biển Caspian. “Đó là một sức mạnh đáng kể”, Đô đốc Mỹ bình luận.

Hoạt động của Hải quân Nga gia tăng đúng lúc Mỹ phải đối mặt với lực lượng Hải quân Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng. Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã bồi lấp 5 (thực tế là 7) đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông để thúc đẩy triển khai sức mạnh của mình ở Thái Bình Dương. Hoa Kỳ tuần trước đã điều tàu chiến USS Lassen tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi cạn lúc nổi, lúc chìm Xu Bi (Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam) bị Trung Quốc bồi lấp thành đảo nhân tạo.

Đô đốc Richardson khẳng định, Mỹ đã không phản đối khi cụm chiến hạm Trung Quốc gần đây đi qua lãnh hải Hoa Kỳ xung quanh quần đảo Aleutian sau một cuộc tập trận chung với Nga. Hoa Kỳ cũng thấy rằng Trung Quốc đang gây nguy hiểm cho một hệ thống an toàn hàng hải – động lực của tăng trưởng kinh tế đáng kể trong 3 thập niên qua. Nhưng ở Biển Đông, Hải quân Trung Quốc lại thích có luật chơi riêng.

Trong khi căng thẳng vẫn còn tăng cao ở Biển Đông, Đô đốc Richardson khẳng định Hoa Kỳ vẫn luôn để mắt đến Senkaku. Các hạm đội Hải quân Hoa Kỳ đang làm việc chặt chẽ với các đồng minh và đối tác trên thế giới một cách liền mạch, đặc biệt là trong thời đại mà các nguồn tài nguyên không phải là vô hạn, chia sẻ thông tin qua công nghệ trở nên rất quan trọng.

RELATED ARTICLES

Tin mới