Monday, November 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBiển Đông sẽ trở thành “ao hồ” của Trung Quốc vào năm...

Biển Đông sẽ trở thành “ao hồ” của Trung Quốc vào năm 2049?

Học giả Thụy Sĩ đặt ra rất nhiều câu hỏi liên quan đến Trung Quốc vào năm 2049, đó là những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích, an ninh của Việt Nam.

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 1 tháng 12 dẫn tờ “The Globalist” Mỹ ngày 29 tháng 11 đăng bài viết “Tháng 10 năm 2049, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tròn 100 tuổi” của giáo sư Jean-Pierre Lehmann, Học viện phát triển quản lý quốc tế Lausanne, Thụy Sĩ.

Theo bài viết, năm 2049 sẽ là tròn 100 năm nước “Trung Quốc mới”. Vậy vào năm 2049 Trung Quốc và thế giới sẽ như thế nào, có rất nhiều vấn đề đặt ra và cần giải đáp:

1. Trung Quốc có thu nhập trung bình hay thu nhập cao? Nửa thế kỷ qua, các nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình có thể nói là hiếm có: Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Trung Quốc lúc đó phải chăng sẽ được toại nguyện?

2. Thách thức dân số? Cùng với sự già hóa nhanh chóng của xã hội Trung Quốc, cung ứng sức lao động từng bước cạn kiệt. Trung Quốc có thể ứng phó thành công với thách thức dân số đáng sợ?

3. Trí óc thắng được thể lực? Điều này tùy thuộc vào việc Trung Quốc có thể thông qua sáng tạo để nâng cao vị trí của mình trong chuỗi giá trị hay không.

Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông

4. Các nước láng giềng gần gũi hay rời xa hơn? Trung Quốc đối mặt với rất nhiều vấn đề nan giải ở trong nước, cũng cần ứng phó với quan hệ láng giềng tương đối khó khăn. Khi đó, Trung Quốc phải chăng có thể ứng phó rất tốt?

5. CHDCND Triều Tiên sẽ như thế nào? Học giả chính trị thường nói, CHDCND Triều Tiên là đồng minh của Trung Quốc. Nhưng, Hàn Quốc – nước làm cho CHDCND Triều Tiên “hận thấu xương” – lại là một trong những nước đối tác kinh tế và khoa học công nghệ quan trọng nhất của Trung Quốc.

Năm 2049, CHDCND Triều Tiên phải chăng vẫn là “cái cối xay” treo trên cổ Trung Quốc?

6. Quan hệ giữa Nhật Bản, Ấn Độ với Trung Quốc. Khi đó, các loại tranh chấp giữa Nhật-Trung sẽ như thế nào? Còn quan hệ Trung-Ấn?

Trung Quốc đang kiểm soát nguồn nước chảy từ cao nguyên Thanh Tạng tới Ấn Độ, hai nước tồn tại tranh chấp lãnh thổ và Hải quân Trung Quốc vươn tới Ấn Độ Dương. Ngoài ra, quan hệ giữa Bắc Kinh và Islamabad chặt chẽ.

Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông

7. Biển Đông và Quân đội Mỹ. Biển Đông có thể là vấn đề địa-chính trị nóng nhất. Năm 2049, Biển Đông phải chăng đã trở thành “ao hồ” của Trung Quốc? Phải chăng vì nó mà nổ ra chiến tranh?

Vấn đề quan trọng nhất là, Trung Quốc phải chăng có thể cùng Mỹ thoát khỏi “cái bẫy Thucydides”?

Lời giải của những vấn đề này chủ yếu tùy thuộc vào Bắc Kinh phải chăng có thể thúc đẩy các cải cách cần thiết, đồng thời sẽ còn tùy thuộc vào kinh tế toàn cầu và môi trường địa-chính trị nào sẽ chiếm ưu thế. 

Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông
RELATED ARTICLES

Tin mới