Monday, November 18, 2024
Trang chủThâm cung bí sửBí ẩn đằng sau cuộc bức hại Pháp Luân Công (Phần 1)

Bí ẩn đằng sau cuộc bức hại Pháp Luân Công (Phần 1)

Vào những năm cuối cùng của thập niên 90 thuộc thế kỷ trước, Trung Quốc đại lục đã bước vào giai đoạn “mùa thu nhiều sự kiện”. Năm 1998, thị trường tài chính Châu Á đang có nhiều diễn biến quyết liệt, làm cho cuộc cải cách nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gặp nhiều khó khăn.

Không những thế, trận lụt lớn vào năm 1998 khiến đời sống của dân chúng trở nên điêu đứng, làn sóng phản đối đàn áp của xã hội quốc tế nhắm vào ĐCSTQ đang lên cao…. Tất cả những điều này khiến cho người cầm quyền đương thời là ông Giang Trạch Dân  đứng ngồi không yên trên chiếc ghế lãnh đạo đầy bất ổn.

Sau cuộc đàn áp đẫm máu phong trào “Lục Tứ”, máu của những sinh viên đã đổ đã đưa ông Giang Trạch Dân đến vị trí tối cao quyền lực nhưng lúc này đang đứng trước nguy cơ lung lay. Năm 1997 tình hình sau khi ông Đặng Tiểu Bình qua đời càng thêm phức tạp. Đến năm 1998, “cây dùi cui sắt” Cổ Khánh Lâm bị tố cáo, Thủ tướng đương thời Chu Dung Cơ thề thốt là phải điều tra tường tận, ông Giang lại thêm phập phồng như lửa đốt.

Có bản tin cho hay, vì mục đích đánh lạc hướng mâu thuẫn, hóa giải nguy cơ, “quân sư” của ông Giang Trạch Dân là ông Tăng Khánh Hồng đã đề xuất kế sách “xây dựng kẻ địch giả tưởng trong nước”, khóa mục tiêu vào Pháp Luân Công, đoàn thể tu luyện hòa bình đang thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Chính vì thế, ông Giang và ông Tăng đã lợi dụng sự kiện “Ngũ Bát” (tức sự kiện ngày 8 tháng 5 năm 1998, đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị máy bay quân đội Mỹ oanh tạc nhầm), để lung lạc toàn bộ hệ thống chính trị ĐCSTQ, đồng thời đến tháng 7 cùng năm thì công khai trấn áp phong trào Pháp Luân Công.

Vốn là một người chất chứa quá nhiều đố kị khiến cho đầu óc bị mê mờ, ông Giang Trạch Dân trong quá trình tiến hành cuộc bức hại vào năm ấy đã có rất nhiều điều mờ ám, những bí ẩn này đã dần dần bị giới truyền thông bóc tách.

I. Ông Giang Trạch Dân đang đứng trước nhiều nguy cơ nên đã dựng nên “kẻ địch giả tưởng trong nước”

1. Thủ tướng Chu Dung Cơ từ năm 1998 bắt đầu điều tra “Viễn Hoa án”.

Tháng 3 năm 1998, ông Chu Dung Cơ trở thành Thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ. Trong thời gian mới nhậm chức, ông Chu Dung Cơ từng phát biểu: “Bất kể là phía trước mặt có bom mìn hay kể cả vực sâu, tôi đều một mực bước tới, quyết không quay đầu lại”. “Tôi ở đây đã chuẩn bị một trăm chiếc quan tài, 99 chiếc là tặng cho các quan tham, một chiếc là dành cho mình.”

Cùng năm, ông Chu Dung Cơ đã nhận được một bức thư với 30.000 chữ ký, bức thư đã tố cáo việc công ty Viễn Hoa ở tỉnh Phúc Kiến có mưu đồ buôn lậu và việc Bí thư Tỉnh ủy Cổ Khánh Lâm cùng vợ là Lâm Ấu Phương có tham gia vào những thương vụ phi pháp kể trên. Bản cáo trạng ấy sau này lại được cá nhân ông Lại Xương Tinh xác thực.

Vậy là trong năm đó, Trung Quốc chấn động vì vụ án buôn lậu tại công ty Viễn Hoa (gọi tắt là “Viễn Hoa án”), được nhận định là vụ án buôn lậu lớn nhất kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền từ năm 1949 đến thời điểm đó. Người diễn vai trước màn sân khấu là ông Lại Xương Tinh, người đứng sau cánh gà là ông Cổ Khánh Lâm và ông Giang Trạch Dân. Vụ án này đã làm thất thoát đến 83 tỷ nhân dân tệ tiền thuế. Số cán bộ bị cách chức, điều tra, bắt giữ, xét xử đã lên tới hàng ngàn, trong đó có rất nhiều cán bộ cấp tỉnh, cấp bộ, số người lãnh án tử hình có đến hơn 20 người.

Ông Lại Xương Tinh lúc còn ở Canada đã từng tiết lộ, ông ta được ông Cổ Đình An (nguyên là thư ký của ông Giang Trạch Dân) và ông Cổ Khánh Lâm (Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến) ủng hộ nên mới có thể buôn lậu trót lọt một lượng lớn dầu khí, xe cộ và các vật tư mang tính chiến lược.

Ông Lại Xương Tinh bị lãnh án chung thân vì tham gia buôn lậu vào ngày 18 tháng 5 năm 2012 (Ảnh tư liệu của Đại Kỷ Nguyên)

Trong bài viết của Thịnh Tuyết mang tên “Những bí ẩn đằng sau vụ án Viễn Hoa”, ông Lại Xương Tinh khi trả lời phỏng vấn đã nói rằng, trong lúc ông Giang Trạch Dân sử dụng chiêu bài “chống tham nhũng” để đánh bật gốc “Bắc Kinh bang” dưới trướng ông Trần Hy Đồng, thì đã có rất nhiều người tỏ ý mon men chiếc ghế Bí thư Thị ủy thành phố Bắc Kinh. Ông Lý Bằng thì muốn để cho ông La Cán leo lên đấy, còn ông Giang Trạch Dân thì cứ cố mà điều Cổ Khánh Lâm về Bắc Kinh, trở thành Ủy viên Bộ Chính trị. “Hiện giờ người ta nhìn thấy ông ấy đánh ngã Trần Hy Đồng, kết quả là tự ông ấy lại tuyển chọn một người còn tham ô hơn. Người ta nhất định sẽ rỉ tai nhau: cái người mà ông tìm được còn chẳng bằng người mà ông đánh ngã. Chỉ vậy thôi cũng đã khiến cho Giang Trạch Dân rất khó coi rồi.”

Ông Lại Xương Tinh còn nói, “có thể là năm 98”, “thời gian này người ta đã đã bắt đầu viết thư cáo trạng rồi.”

Bấy giờ, “Viễn Hoa án” đã trở thành ngòi nổ đầy nguy hiểm mà ông Giang Trạch Dân phải tìm mọi cách để di chuyển mục tiêu.

Theo tạp chí Tranh minh của Hồng Kông vào tháng 4 năm 2014 đưa tin, thì ý đồ của ông Chu Dung Cơ là định lợi dụng vụ án này để bức ông Giang Trạch Dân từ chức, “đổi một Bí thư có tư tưởng cải cách” mà không nhất thiết phải do ông Chu lựa chọn. Tuy nhiên, giữa thời khắc tòa thành Giang phái sắp đổ sụp, “quân sư” Tăng Khánh Hồng đã nhanh chóng ứng đối, hiến kế “xây dựng kẻ địch giả tưởng”, phương hướng sẽ nhắm vào các đoàn thể tín ngưỡng tôn giáo. Trong giai đoạn đầu phải tìm được một “mục tiêu tấn công trung tâm”, nhưng các đoàn thể tôn giáo vì có tính kinh tế khá mạnh nên đành phải bỏ qua, cuối cùng đã chọn được Pháp Luân Công.

2. Sự kiện “Ngũ Bát” (ngày 5 tháng 8) khiến cho làn sóng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc bùng nổ.

Không chỉ có áp lực từ phía Chu Dung Cơ, ông Giang Trạch Dân cũng phải chịu nhiều áp lực từ phía quốc tế.

Tờ New York Times vào tháng 3 năm 1999 đã tiết lộ về bản án của Chuyên gia Vật lý Lý Văn Hòa, ông này bị bắt vì tội tiết lộ bí mật về kho hạt nhân của Mỹ cho ĐCSTQ. Sau một quá trình điều tra xuyên suốt, ông Lý Văn Hòa này đã thừa nhận việc download trái phép các tập tin. Nhưng các điều tra viên không thể chứng thực được việc ông ta đem các tập tin này giao cho ĐCSTQ. Cuối cùng, ông Lý đã bị xử về tội danh “sai sót trong xử lý” các vấn đề bí mật hạt nhân.

Vào tháng 4, trong một bản tin của tờ New York Times đã nói rằng, ĐCSTQ từng có hai lần ăn cắp các bí mật hạt nhân của Mỹ. Một lần vào những thập niên 80 của thế kỷ 20, nhưng bản thiết kế này không đủ dùng, cho nên đến năm 1995 các nhân viên tình báo của ĐCSTQ lại tiếp tục triển khai một lần đánh cắp nữa.

Trưởng phòng Tin tức Quốc vụ viện đương nhiệm là ông Triệu Khải Chính đã liên tiếp biểu thị thái độ “lên án mạnh mẽ”, “phẫn nộ” đối với các cáo buộc trên, cho rằng đây là “biểu hiện điển hình của sự phân biệt chủng tộc”.

Vào ngày 5 tháng 8 năm 1999, đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị máy bay Mỹ oanh kích, phía chính phủ trung Quốc nói có ba người tử vong. Sau khi sự việc phát sinh, phía Mỹ nói là “đánh bom lầm”, đây chính là sự kiện quốc tế “Bát Ngũ” gây chấn động khắp cả trong lẫn ngoài cõi Trung Quốc.

Sau sự kiện này, toàn cõi Trung Quốc đại lục đã bùng nổ một làn sóng chủ nghĩa dân tộc rầm rộ, phản đối nước Mỹ không ngớt.

Vào ngày 5 tháng 8 năm 1999, đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị máy bay Mỹ oanh kích, phía chính phủ Trung Quốc nói có ba người tử vong. Sau khi sự việc phát sinh, toàn cõi Trung Quốc đã dấy lên một làn sóng chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ. (Ảnh mạng)

Vào ngày 25 tháng 5, bảng báo cáo Klaus Fuchs tại Washington cho rằng chính phủ Trung Quốc luôn cố gắng đánh cắp những bí mật quân sự nhạy cảm của Mỹ, đặc biệt là những thiết kế vũ khí hạt nhân và hệ thống tên lửa đạn đạo. Trong báo cáo còn nói, Trung Quốc đã chuyển nhượng những kỹ thuật này cho những chính quyền đối lập với nước Mỹ như Iran và Bắc Triều Tiên.

Bản báo cáo còn đề cập đến sự kiện ngày 8 tháng 5 khiến cho quan hệ Trung – Mỹ bị tuột dốc.

Lúc trước, trong hai lần hội nghị cấp cao giữa Chủ tịch Giang Trạch Dân và Tổng thống Clinton, hai nước đã sử dụng cụm từ “đối tác chiến lược” để chỉ đối phương. Sau khi những sự kiện này phát sinh, quan hệ Trung — Mỹ đã trở về “đối thủ cạnh tranh chiến lược”. Có nguồn tin còn nói rằng, trong những ghi chép nội bộ của chính quyền Bắc Kinh và chính quyền Washington còn sử dụng một từ ngữ có tính đối kháng hơn nữa là: “Kẻ thù số một”.

Từ đó, trong những lần phát biểu của ông Giang, ông ta đều yêu cầu người Trung Quốc đem “phẫn nộ biến thành sức mạnh” dồn hết sức mạnh cho công tác.

Nhưng, bản thân ông Giang có nghĩ vậy, làm vậy không?

Nội bộ cấp cao của ĐCSTQ đang có những mâu thuẫn hết sức nhạy cảm, quan hệ Trung – Mỹ ngày càng tồi tệ, làn sóng chủ nghĩa dân tộc trong nước dâng cao, tất cả đều khiến cho ông Giang Trạch Dân lâm vào một tình cảnh “bất an toàn”. Nhưng điều khiến ông Giang sợ hãi nhất lại là một cuộc thỉnh nguyện hòa bình do hàng chục ngàn người tham gia diễn ra vào tháng 4 năm 1999.

II. Cuộc kiến nghị hòa bình ngày 25 tháng 4 đã khiến Giang Trạch Dân cố ý trấn áp Pháp Luân Công.

1. Pháp Luân Công nhận được sự hoan nghênh của đông đảo dân chúng Trung Quốc đại lục

Pháp Luân Công được Ngài Lý Hồng Chí truyền ra vào tháng 5 năm 1992, lúc đó ở Tử Trúc Viện tại Bắc Kinh có một điểm luyện công rất lớn. Lân cận Tử Trúc Viện có rất nhiều cán bộ hưu trí của ĐCSTQ. Tuổi đảng của họ còn lâu hơn cả lớp người như ông Giang Trạch Dân, ông Chu Dung Cơ, ông La Cán, ông Lý Phong Thanh. Đương thời, trong nội bộ những Ủy viên thường trực đời thứ 15 (thường được gọi là “thập ngũ đại”) có rất nhiều người là cấp dưới của họ. Những cán bộ lão thành này sau khi học Pháp Luân Công và cảm thấy bản thân được thọ ích, họ đã đem bộ môn tu luyện này giới thiệu cho các đồng liêu xưa kia, là những người có chức vị cao.

Theo điều tra của chính phủ Trung Quốc vào năm 1998, số người luyện tập Pháp Luân Công đã đạt đến con số 70.000.000 người đến 100.000.000 người. Sức khỏe quần chúng được nâng cao, đạo đức xã hội được cải thiện, tiết kiệm rất nhiều chi phí điều trị y học. (Ảnh Minh Huệ)

Ít nhất vào trước năm 1996, đã có một học viên Pháp Luân Công đến nhà của ông Giang Trạch Dân dạy cho vợ của ông Giang là bà Vương Dã Bình tập Pháp Luân Công.

Khi ông Lý Phong Thanh đến Bộ Ngoại thương làm Bộ trưởng, cũng là cấp trên của một học viên Pháp Luân Công, quan hệ giữa hai người vẫn tốt. Rất sớm vào năm 1995, vị học viên này cũng đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông Lý, còn đưa cho ông Lý một cuốn Chuyển Pháp Luân.

Cấp trên của ông Giang Trạch Dân lúc trước ở xưởng Cơ khí Vũ Hán cũng luyện Pháp Luân Công, trong những lần gặp mặt ở Vũ Hán, người đồng sự này cũng từng giới thiệu cho ông ta về Pháp Luân Công. Ông Giang Trạch Dân sau này lại nói rằng đến ngày 25 tháng 4 năm 1999 mới nghe nói đến Pháp Luân Công, đây đúng là lời dối trá. Năm 1996, ông Giang có đến thị sát ở Đài truyền hình Trung ương, lúc nhìn thấy trên bàn làm việc của một nhân viên có một cuốn Chuyển Pháp Luân, ông ta hãy còn nói: “Cuốn Chuyển Pháp Luân này cũng khá hay.”

Ông La Cán, nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật cũng từng biết đến Pháp Luân Công vào năm 1995, cấp trên của ông ta ở Học viện Cơ khí và những đồng sự cũ cũng từng giới thiệu qua cho ông ta.

Bắt đầu từ năm 1996 trở đi, số người tu luyện Pháp Luân Công ở Bắc Kinh tăng lên nhanh chóng, rất nhiều người đã đọc qua cuốn Chuyển Pháp Luân.

Ông Hồ Cẩm Đào ít nhất đến năm 1998 mới tìm hiểu Pháp Luân Công. Đồng học của ông tại Đại học Thanh Hoa là Trương Mạnh Nghiệp mắc chứng xơ gan cổ chướng, gương mặt bị phù, bệnh viện đã hết phương cứu chữa, sau nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà cải tử hoàn sinh. Vào năm 1998, 1999 ông Trương Mạnh Nghiệp đã đến Bắc Kinh và chia sẻ kinh nghiệm này với ông Hồ Cẩm Đào, ông ta còn gửi sách qua cho vợ của ông Hồ Cẩm Đào, hi vọng bọn họ có thể luyện công cải thiện thân thể, vợ chồng ông Hồ Cẩm Đào cũng từng gửi thư cảm ơn.

Pháp Luân Công có hiệu quả trừ bệnh khỏe thân và tác dụng nâng cao đạo đức xã hội, việc luyện công và các phương diện khác đã vượt xa phạm vi nhận thức của người thường. Pháp Luân Công đã khiến cho nhiều người thay đổi quan niệm, thậm chí còn đã nhảy khỏi cái khuôn gò bó trong nhận thức cá nhân mà có cách nhìn nhận mới về vũ trụ và nhân sinh. Tuy nhiên, bản chất ĐCSTQ vốn dựa vào việc khống chế hình thái ý thức của dân chúng để tồn tại, chủ nghĩa duy vật tuyệt đối là hình thái ý thức gốc của ĐCSTQ. Khi Pháp Luân Công được truyền bá một cách nhanh chóng ở Trung Quốc đại lục, và những ý niệm về  “Chân, Thiện, Nhẫn” cũng khiến cho họ phải cảnh giác, sau này ông Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã quy chụp họ thành lực lượng thách thức về hình thái ý thức.

2. Nguyên nhân sự kiện “25 tháng 4”

Bởi vì có tác dụng cải thiện đáng kể đối với sức khỏe và đạo đức con người, người truyền người, tâm truyền tâm, tốc độ phát triển của Pháp Luân Công đã vượt qua tất cả những gì mà người ta có thể tưởng tượng. Vì những người theo học ngày càng đông, ông Giang Trạch Dân đố kỵ không ngớt.

Một người cơ hội và chuyên quyền như ông Giang Trạch Dân không thể dung nạp “Chân, Thiện, Nhẫn” của Pháp Luân Công, điểm này đã bị Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật đương nhiệm, Ủy viên bộ Chính trị La Cán chộp được, ông ta cho rằng đây là cơ hội lớn để ông ta có thể tận dụng các nguồn lực chính trị và có thể trèo lên cao. Vì mục đích leo lên chiếc ghế Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, ông La Cán luôn tìm kiếm cơ hội để có thể  thương lượng với ông Giang Trạch Dân. Cuối cùng, người đầu tiên lựa chọn việc bức hại Pháp Luân Công chính là ông La Cán.

Năm 1997, ông La Cán lệnh cho bộ Công an ĐCSTQ phải tiến hành một cuộc điều tra nội bộ đối với Pháp Luân Công, để quyết định Pháp Luân Công có phải là một “tà giáo” hay không, cuộc điều tra đã phải tạm dừng vì không có chứng cớ. Đến năm 1998, ông La Cán đã ra Thông báo số 555 hạ lệnh cho Bộ Công an huy động hệ thống Công an trên toàn quốc phải thu thập chứng cớ để chứng minh Pháp Luân Công là “tà giáo”, bảng thông báo này có tiêu đề “Về việc điều tra Pháp Luân Công”. Theo nguồn tin được biết, các học viên Pháp Luân Công đã bị nghe lén điện thoại, bị trộm tài sản và bị lục soát nhà, những điểm luyện công đã bị nhân viên của Cục An ninh phá hoại.

Đến năm 1998, bất kể việc phê phán Pháp Luân Công đang dâng cao, vẫn có những quan chức trong nội bộ ĐCSTQ công khai ủng hộ Pháp Luân Công. Lúc đó, Cựu trưởng Ủy ban Hội đồng Nhân dân Kiều Thạch Phát đã dẫn một đoàn nhân viên tiến hành điều tra độc lập về Pháp Luân Công, trải qua mấy tháng, ông và đoàn điều tra kết luận rằng “Pháp Luân Công là vì nước vì dân, chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”.

Theo từ điển bách khoa trực tuyến Wiki, các nhà nghiên cứu phương Tây từng nói rằng, rất có thể ông La Cán, người ngồi ghế Ủy viên Quốc vụ lúc đó vì mưu đồ thăng tiến cho cá nhân nên vào năm 1996 đã bắt tay điều tra và chuẩn bị trấn áp Pháp Luân Công, nhưng ông ta chẳng tìm thấy chứng cứ nào để trấn áp. Hà Tộ Hưu là một thân thuộc của ông La Cán, hai người đã tính toán vào trước khi cuộc trấn áp vào năm 1999 xảy ra, sẽ có một vài sự kiện nhằm kích động học viên Pháp Luân Công, chỉ dẫn cho họ đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, đồng thời chỉ huy cảnh sát dẫn các học viên này “bao vây” Trung Nam Hải, từ đó làm chấn động cả một cơ tầng của ĐCSTQ, lấy đó làm cớ để đàn áp thẳng tay.

Vào ngày 11 tháng 4 năm 1999, ông La Cán và ông Hà Tộ Hưu cùng câu kết với nhau, ông Hà Tộ Hưu đã đăng trên báo Giáo dục Thiên Tân một bài viết mang tên “Tôi không tán thành thanh thiếu niên luyện khí công”, ám chỉ rằng độc giả nếu tu luyện Pháp Luân Công sẽ có vấn đề lớn xảy ra, thậm chí còn dẫn đến “vong quốc”. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công thời đó đã tìm cách giảng rõ chân tướng cho ban biên tập. Sau khi cuộc hội đàm ôn hòa diễn ra một cách êm đẹp, nhà xuất bản đang chuẩn bị cho đăng thông tin cải chính, đến ngày 23 tháng 4, Công an Thiên Tân đã huy đông 300 cảnh sát chống bạo động ẩu đả với học viên Pháp Luân Công và bắt giữ 45 người.

Có nguồn tin cho hay, Phó bí thư Đảng ủy thành phố Thiên Tân kiêm Phó cục Công an lúc đó là ông Vũ Trường Thuận là người thực thi sự kiện ngày 25 tháng 4, cũng là một nhân vật then chốt trong vụ việc. Thượng cấp của ông ta là Phó thị trưởng thành phố Thiên Tân, bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật kiêm Cục trưởng Cục Công an Tống Bình Thuận là đồng phạm với cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật La Cán trực tiếp tham gia chỉ huy vụ vu khống các học viên Pháp Luân Công ở Trung Nam Hải.

Điều trùng hợp ở đây là, hơn mười năm sau, vào buổi chiều ngày 20 tháng 7 năm 2014, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Chính Hiệp kiêm Cục trưởng cục Công an thành phố Thiên Tân đã bị ngã ngựa. Ngày 20 tháng 7 chính là ngày mà ông Giang Trạch Dân chính thức phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Tống Bình Thuận đã tự sát vào năm 2007.

Nguyên trưởng phòng Bảo vệ Chính trị thuộc Công an thành phố Bắc Kinh, một cảnh sát thanh tra tên Quế Xuân Tăng bày tỏ: phía cảnh sát Thiên Tân cố ý làm to chuyện này, tất cả đều thông qua một thân thuộc của ông La Cán là ông Hà Tộ Hưu. Ông này công khai đăng bài chỉ trích Pháp Luân Công trên tạp chí, trong lúc các học viên Pháp Luân Công liên hệ với tòa soạn để nói rõ chân tướng, cục Công an thành phố Thiên Tân đã bắt 45 học viên, không những thế Cục trưởng Tống Bình Thuận còn dối trá rằng: Công an Thiên Tân không hề bắt một ai cả. Lúc các học viên Pháp Luân Công thỉnh cầu phía Công an thả người, chính quyền thành phố Thiên Tân được thông báo: bộ Công an đã nhảy vào cuộc, nếu như không trực tiếp nhận lệnh từ Bắc Kinh, những học viên Pháp Luân Công bị bắt ấy sẽ không được thả. Phía cảnh sát Thiên Tân “kiến nghị” với các học viên Pháp Luân Công: “mọi người đến Bắc Kinh đi, đến Bắc Kinh mới giải quyết được vấn đề.”

Ngày 21 tháng 7 các học viên Pháp Luân Công đã có cuộc kiến nghị hòa bình với ban biên tập báo Giáo dục Thiên Tân, đến ngày 23 phía cảnh sát bắt đầu ẩu đả và bắt bớ (Ảnh Minh Huệ)

Sau khi tin tức truyền đi, các học viên Pháp Luân Công ở các vùng lân cận thành phố Bắc Kinh đã quyết định vào ngày 25 tháng 4 sẽ đến thủ đô.

3. Xã hội quốc tế khen ngợi cuộc thỉnh nguyện hòa bình ngày 25 tháng 4 của các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc.

Bắt đầu từ buổi tối ngày 24 tháng 4, các học viên Pháp Luân Công đều tự giác kéo nhau đến Phòng tiếp dân của Quốc vụ viện ở phía Tây Trung Nam Hải. Sáng ngày 25 tháng 4, hàng vạn học viên từ khắp nơi kéo về trung tâm thủ đô. Lúc đầu các cảnh sát chỉ đứng dẹp đường trên các ngả đến Thiên An Môn, sau đó họ bắt đầu dẫn đường, hướng dòng người đến Trung Nam Hải, cuối cùng sự việc này đã dẫn đến sự kiện “vây ráp Trung Nam Hải”, kỳ thực đó là cuộc “bao vây” do chính phía cảnh sát sắp đặt. Cuối cùng Thủ tướng Chu Dung Cơ đã ra hòa giải, các học viên đã giải tán ngay trong ngày.

Sự kiện này đã làm trong lẫn ngoài Trung Quốc chấn kinh, được các giới gọi là “cuộc biểu tình thỉnh nguyện ôn hòa có quy mô lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử Trung Quốc.”

Xã hội quốc tế đánh giá rằng, biểu hiện của cả hai bên (những người biểu tình thỉnh cầu và phía chính phủ) được diễn ra trong hòa bình và lý trí, đúng là điều chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Xã hội quốc tế còn hết lời tán dương ông Chu Dung Cơ. Cùng lúc đó, cũng có rất nhiều bài báo liên quan đã giới thiệu cho quốc tế biết Pháp Luân Công là gì, nhưng điều này đã khiến một người có lòng dạ hẹp hòi như ông Giang Trạch Dân không thể nhẫn nhịn được.

Có nguồn tin còn nói rằng, mặc dù không tìm ra được bằng chứng nào thuyết phục, ông Giang Trạch Dân vẫn cố sức bôi trát lên Pháp Luân Công bằng cái tên “thế lực thù địch hải ngoại” đang ủng hộ “các đoàn thể chính trị nguy hiểm”.

Điểm này tự thân ông Giang cũng đã thừa nhận. Trong “Truyện về Giang Trạch Dân”, một cuốn sách nịnh bợ ông Giang do tác giả Kuhn viết đã dẫn lời ông Giang rằng, vào năm 1999 vì “yêu cầu phải bảo vệ ổn định xã hội” nên ông Giang đã nhấn mạnh Trung Quốc cần phải “cảnh giác từng giờ từng khắc với các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang âm mưu làm rối loạn Trung Quốc, phá hoại công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.”  Những điều mà người ta chưa từng xem nhẹ, ông Giang liền gắn cho cái mác là “thế lực thù địch trong nước”.

4. Trong đêm 25 tháng 4, ông Giang Trạch Dân đã tự mình “xác định tính chất” của Pháp Luân Công

Pháp Luân Công kể từ lúc được truyền ra vào năm 1992, ngay lập tức đã được quần chúng hoan nghênh đón nhận bởi tác dụng cải thiện sức khỏe và tâm hồn con người. Theo điều tra của chính phủ Trung Quốc vào năm 1998, số người luyện tập Pháp Luân Công đã đạt đến con số 70.000.000 người đến 100.000.000 người. Sức khỏe quần chúng được nâng cao, đạo đức xã hội được cải thiện, tiết kiệm rất nhiều chi phí điều trị y học.

Ông Giang Trạch Dân sớm đã có lòng ganh tỵ với người sáng lập Pháp Luân Công là Ngài Lý Hồng Chí, vốn là một người được quần chúng yêu mến. Thêm vào đó Thủ tướng Chu Dung Cơ khi xử lý sự kiện “25 tháng 4” đã có thái độ ôn hòa, khiến cho dư luận quốc tế hết lời khen ngợi, điều này càng khiến cho ông Giang nôn nao khó chịu. Cục tức ấy đã khiến vị lãnh đạo nội bộ ĐCSTQ Giang Trạch Dân trở nên bại hoại.

Tối ngày 25 tháng 4, ông Giang Trạch Dân đã viết thư gửi cho Ủy ban Thường trực bộ Chính trị và các nhân vật có liên quan, bắt đầu cuộc “giăng lưới giăng dây” đối với Pháp Luân Công, ngày hôm sau ông Giang còn nổi cơn lôi đình trong cuộc họp của Ủy ban Thường trực.

Tác giả Kuhn trong chương 22 cuốn “Truyện về Giang Trạch Dân” viết “sao lại như vậy?” Giang Trạch Dân lớn tiếng hỏi người bạn thân tín là Thẩm Vĩnh Ngôn, “Pháp Luân Công sao chỉ trong vòng một đêm mà dám đứng ra như vậy? Chẳng lẽ là bọn chúng từ dưới đất chui lên sao? Bộ Công an của chúng ta ở đâu? Bộ An ninh của chúng ta ở đâu?”

Cũng trong đêm hôm đó, ông Giang tiếp tục viết một bức thư gửi cho các lãnh đạo cấp cao với một lời lẽ vô cùng nghiêm trọng. Ông ta nói “Pháp Luân Công chính là tà giáo”. “Tôi không tin là chủ nghĩa Marxist thắng không nổi Pháp Luân Công.”

 
 
 

Trước đó có bản tin nói rằng, sau cuộc biểu tình ngày 25 tháng 4, ông Giang Trạch Dân đã triệu tập một cuộc họp của Ủy ban Thường trực nhằm trưng cầu việc công kích Pháp Luân Công, nhưng những quan chức nằm trong Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị lúc bấy giờ như các ông Chu Dung Cơ, Hồ Cẩm Đào, Lý Thụy Hoàn, Úy Kiến Hành, Lý Thanh Phong đều bỏ phiếu phản đối, chỉ có ông Lý Bằng là bỏ phiếu trắng, kế hoạch của ông Giang lại một lần nữa bị Bộ Chính trị phá sản.

Những tin tức trước đó còn nói rằng, ông Giang Trạch Dân “một lúc sau liền đứng dậy”, chỉ vào mũi ông Chu Dung Cơ mà hét “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Mất nước mất đảng! Tôi rất là xót xa!” Đồng thời còn chỉ trích ông Chu Dung Cơ “Sự nhạy bén trong chính trị sao thấp như vậy. Vấn đề Pháp Luân Công nếu không giải quyết thật chặt, sẽ phạm phải một sai lầm lịch sử!”

5. Ông Trương Vạn Niên hùa theo hành động của ông Giang Trạch Dân

Loạt bài viết “con người Giang Trạch Dân” được đăng trên Đại Kỷ Nguyên đã tiết lộ, trong thời gian các học viên Pháp Luân Công đến thủ đô thỉnh nguyện, ông Giang Trạch Dân gọi điện thoai đến khu đồn trú quân đội tại Bắc Kinh trước, hỏi rằng nếu như đến khuya mà Pháp Luân Công vẫn chưa rút thì quân đội có thể nhanh chóng tập trung để giải tán khu vực lân cận Trung Nam Hải được không? Người nhận cuộc gọi lập tức trả lời: quân khu Bắc Kinh luôn sẵn sàng nghe lệnh chỉ huy từ ông Giang. Ông Giang mười phần mãn ý, cõi lòng căng như dây đàn được thư thả ít lâu, người tiếp cuộc gọi hôm ấy sau này được ông thăng cho mấy cấp.

Đến buổi chiều, ông Giang lại tiếp tục gọi điện đến Cục trưởng Cục Cảnh vệ Do Hỷ Quý, lệnh cho ông Do nhanh chóng bố trí giới nghiêm, ông Giang nói bản thân ông phải ra ngoài “thị sát” tình hình một lát.

Cuộc “thị sát” của ông Giang được tiến hành đằng sau tấm kính chống đạn của chiếc xe cao cấp sẫm màu, trước mặt học viên Pháp Luân Công, ông Giang đã bố trí một giới tuyến phòng hộ dầy đặc. Đối với ông Giang Trạch Dân, Pháp Luân Công có số người tham gia đông như vậy là đang cố ý tranh đoạt quần chúng với đảng; phương thức hòa bình, lý trí là do tổ chức nghiêm mật; đã lấn tới Trung Nam Hải này rồi nhất định là muốn khiêu khích ông ta; điều làm ông ta chướng mắt hơn cả là những mấy mươi quân nhân trên vai đeo quân hàm cũng đi theo đám người Pháp Luân Công chứ không phải là vị Chủ tịch Quân ủy đang “thị sát” dưới tấm kính chống đạn.

Sau đó, quân đội của ĐCSTQ cũng đã bắt đầu kế hoạch đen tối nhằm bức hại các học viên Pháp Luân Công, một trong những nhân vật đóng vai trò chủ đạo chính là Phó Chủ tịch Quân ủy đương thời Trương Vạn Niên.

Theo cuốn sách “Truyện về Trương Vạn Niên” do nhà xuất bản Giải phóng quân của ĐCSTQ xuất bản, vào ngày 25 tháng 4 năm 1999 khi các học viên Pháp Luân Công tiến hành thỉnh nguyện, tối hôm đó, ông Giang Trạch Dân đã gởi thư đến Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị và các nhân vật liên quan, bức thư mang tên “Đây là một tín hiệu mới”, “Thời khắc nhạy cảm đang đến gần” vân vân. Đồng thời, trong cuộc thỉnh nguyện còn phát hiện “vấn đề quân nhân”, nên ông ta yêu cầu Phó chủ tịch Quân ủy Trương Vạn Niên là phải tăng cường “công tác tư tưởng trong quân đội”.

Ông Trương Vạn Niên liền trong những đêm sau đó triệu tập những cuộc họp Quân ủy khẩn cấp. Vào mờ sáng ngày 26, ông Trương đã nhận được bức thư mà ông Giang gửi, liền lập tức xuống chỉ thị: phân phát bức thư của ông Giang cho các thành viên trong Quân ủy ĐCSTQ đọc. Cũng trong ngày 26 ông Trương lại tiếp tục mở cuộc họp Quân ủy, nghiên cứu xem làm thế nào để phản đối Pháp Luân Công, vân vân.

Bộ Tổng tham mưu Quân đội ĐCSTQ, Tổng Cục Chính trị lập tức phát đi thông báo khẩn cấp, yêu cầu toàn quân nhanh chóng hành động, điều tra rõ gia quyến của quân nhân, những sĩ quan nghỉ hưu hiện là học viên Pháp Luân Công, “tra rõ con số, nắm chắc những nhân vật trọng tâm”.

Sau khi ông Chu Dung Cơ đã hòa giải cuộc thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 4. Đến ngày 27 tháng 4, Văn phòng Trung ương ĐCSTQ đã in phát “Thư của đồng chí Giang Trạch Dân gửi Bộ Chính trị và các đồng chí lãnh đạo có liên quan”.

Vào ngày 29 tháng 4, ông Giang Trạch Dân một lần nữa gửi thư đến Bộ Chính trị. Mờ sáng ngày 30 tháng 4, ông Trương Vạn Niên lại tiếp tục triệu tập các cuộc họp khẩn cấp của các lãnh đạo các đơn vị lớn đồn trú tại Bắc Kinh và bốn Tổng bộ, “tiếp tục điều tra chắc chắn”. Quân đội được triển khai hết sức chặt chẽ. Ông Trương còn nhiều lần nói trực tiếp hoặc qua điện thoại với Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Vu Vĩnh Ba rằng, yêu cầu các cơ quan sử dụng “biện pháp dứt khoát, triệt để khai trừ các ‘phần tử Pháp Luân Công’ nằm trong quân đội”, “khống chế ‘Pháp Luân Công’” vân vân.

Những bài báo sau này cũng cho thấy, thái độ chính diện của xã hội quốc tế đối với Pháp Luân Công là không thể lay chuyển, tình hình đó đã khiến cho bản thân ông Giang Trạch Dân, một người đứng trước quá nhiều nguy cơ phải lợi dụng sự kiện “ngày 5 tháng 8” để đánh lạc hướng nhìn của quần chúng trước, sau đó lại đợi thời cơ để tạo ra “kẻ địch giả tưởng trong nước”, mở ra một cuộc bức hại tàn ác vô tiền khoáng hậu đối với Pháp Luân Công.

Có một điều đến giờ vẫn chưa rõ, là khi ông La Cán khơi mào cho sự kiện “Ngày 25 tháng 4” có phải là do nhận sự chỉ thị từ ông Giang Trạch Dân không? Hay là chỉ tự mình làm theo ý muốn của ông Giang? Nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy một điều, vào năm 2002, dưới sự ủng hộ của ông Giang, một người tội ác chất chồng như ông La Cán đã trở thành Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị.

RELATED ARTICLES

Tin mới