Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn của Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (TNCorp), hàng chục công ty con đều làm ăn thua lỗ mà theo phát ngôn của các nhân sự tài chính – kế toán của TNCorp là “không có lối ra”, áp lực doanh thu chung của tập đoàn đều đặt oằn vai trên công ty mẹ. Trớ trêu thay, từ ngày lấn sân sang thị trường bất động sản, nguồn thu chính của TNCorp vẫn đến từ lá bài “tài trợ” đều đặn hàng năm từ các doanh nghiệp cho các chương trình truyền thông…
Trong phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ xin phân tích đại diện một trong những thương hiệu truyền thông của Nguyễn Công Khế và TNCorp, đó là giải đấu “U21 Quốc gia / Quốc tế báo Thanh Niên 2015” (10-11/2015) vừa diễn ra “thành công tốt đẹp” để độc giả và các doanh nghiệp nạn nhân có thể thấy Khế có biệt tài “hút máu” như thế nào.
Tổng nguồn tiền tài trợ cho 2 giải đấu U21 Quốc gia / Quốc tế: Trên 16 tỷ đồng
Theo bảng Tổng hợp nguồn tiền tài trợ của bộ phận tài chính TNCorp thống kê cho thấy tổng nguồn tài trợ cho 2 giải đấu lên tới 15,23 tỷ đồng, trong đó, riêng công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tài trợ 11 tỷ đồng (tài trợ kim cương), công ty CP Tôn Đông Á tài trợ 2,1 tỷ đồng (tài trợ vàng) và hàng loạt doanh nghiệp khác. Và tất nhiên, khoản tài trợ này do TNCorp độc quyền quản lý và điều phối.
Bảng tổng hợp tài trợ giải U21 Quốc gia & Quốc tế năm 2015 với tổng ngân sách lên tới 15,23 tỷ đồng |
Hóa đơn nộp tiền đợt 1 (5,5 tỷ đồng) của Unilever cho TNCorp |
Nào đã hết, TNCorp còn đào thêm từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thêm 500 triệu nữa, nâng tổng ngân sách tài trợ lên trên 16 tỷ đồng cho 2 giải đấu. Chưa kể nguồn lợi nhuận khổng lồ đến từ bán vé, quảng cáo,… cũng “may” mà chỉ là giải quốc tế dạng “ao làng” nên Nguyễn Công Khế chưa tính đến thu phí bản quyền truyền hình, truyền thanh(!?).
Nguyễn Công Khế còn đào thêm được từ LĐBĐ Việt Nam thêm 500 triệu đồng với lý do “chi phí tổ chức” phát sinh tăng(!?) |
Nếu TNCorp dùng toàn bộ nguồn tiền này với mục tiêu phát triển bóng đá nước nhà vốn đang được xem là “nỗi nhục quốc thể” đối với người hâm mộ thì chúng ta cũng không có gì để nói, nhưng hãy xem, thực tế chi phí cho giải đấu này là bao nhiêu? Các cầu thủ được hưởng bao nhiêu? phần “thặng dư” còn lại được Nguyễn Công Khế chia chác thế nào?
Chi phí thực tế chỉ bằng số lẻ của nguồn tiền tài trợ: 5.65 tỷ đồng
Nhìn bảng dự/quyết toán của phòng tài chính mà giật mình, tổng toàn bộ chi phí cho cả 2 giải đấu chỉ có 5,655,183,600 đồng (chưa tới con số lẻ của nguồn ngân sách tài trợ), cụ thể các khoản chi phí được thống kê:
- Phải trả cho nhà cung cấp: 555,509,300 đồng (làm cờ, phướn, cúp, huy chương, băng rôn, trang phục cho đội bóng,…)
- Quyền lợi cho các nhà tài trợ: 322,500,000 đồng (quảng cáo, quay phim, sang băng đĩa,…
- Chi phí văn phòng của giải đấu: 211,103,555 đồng (vé máy bay, tổ chức lễ khai mạc, bế mạc, tiêu vặt, giặt ủi, quà tặng,… cho cầu thủ quốc tế (các tuyển thủ U21 quốc gia không có khoản này))
- Chi giải thưởng cho giải đấu: 1,301,990,000 đồng (U21 quốc gia: 624 triệu, U21 quốc tế 677.99 triệu)
- Thù lao giám sát trọng tài: 528,150,000 đồng
- Thù lao ban chỉ đạo, ban điều hành giải: 335,280,000 đồng
- Chi phí phóng viên: 702,100,000 đồng
- Chi phí khác: 405,000,000 đồng (tiếp khách, xin giấy phép, tiêu vặt cho ban chỉ đạo / điều hành,…)
- Chi phí cổ động viên: 569,394,300 đồng (tiếp khách cổ động, banh đạp, áo thun, cờ, phướn, nước uống,…)
Dù có bị “ép” hay không thì các nhà “tài trợ kim cương”, “tài trợ vàng” khi bỏ ra các khoản ngân sách lớn để tài trợ cho giải đấu này, ngoài việc được đánh bóng thương hiệu thì cũng mong muốn được góp phần phát triển bóng đá nước nhà, nhưng có lẽ họ cũng không ngờ đến, nguồn ngân sách của họ chỉ có phần rất ít để thưởng cho cầu thủ, phần lớn còn lại chỉ nhằm “vỗ béo” cho TNCorp và Nguyễn Công Khế. Hãy xem định chế tài chính về giải thưởng cho các giải U21 Quốc gia / Quốc tế 2015 mà VEF thiết lập:
Quy định chế độ tài chính cho giải U21 Quốc gia 2015 của VEF (trang 1) |
Quy định chế độ tài chính cho giải U21 Quốc gia 2015 của VEF (trang 2) |
Quy định chế độ tài chính cho giải U21 Quốc tế 2015 của VEF (trang 1) |
Quy định chế độ tài chính cho giải U21 Quốc tế 2015 của VEF (trang 2) |
Gần 11 tỷ thặng dư từ nguồn ngân sách tài trợ đi đâu, về đâu?
Khấu trừ toàn bộ chi phí, qua giải đấu U21 vừa rồi, TNCorp nhiễm nhiên là chủ sở hữu của phần thặng dư từ nguồn ngân sách tài trợ lên đến gần 11 tỷ đồng. Ngoài khoản chung chi cho vài lãnh đạo VEF (chuyện bình thường ở huyện, xin miễn đề cập), một phần Khế phải dùng để “khóa mõm” đàn em, phần lớn còn lại thì được tính vào “doanh thu” của TNCorp, nói cách khác là vào túi riêng của Nguyễn Công Khế. Xem qua cuốn sổ bìa đen mang tên “hoa hồng” chúng tôi bỗng giật mình, thì ra có một luật bất thành văn mà Nguyễn Công Khế thiết lập tại TNCorp từ năm 2009 đến nay, đội ngũ săn “tài trợ” dùng mọi thủ đoạn, kể cả hăm dọa “đăng báo” để o ép doanh nghiệp phải “cúng hiến”, mỗi nhân sự đem tiền tài trợ về sẽ được hưởng 20%-30% “hoa hồng” từ nguồn tài trợ ấy (tính theo số thực thu).
Trích sổ bộ “hoa hồng” U21 của Nguyễn Công Khế |
Văn hóa “hoa hồng” mà Nguyễn Công Khế thiếp lập khiến túi riêng ngày một đầy, tuy nhiên cũng dẫn đến cảnh “nhồi da xáo thịt” khiến TNCorp lâm vào cơn khủng hoảng… |
Có thể nói, Nguyễn Công Khế đã rất thành công khi sáng tạo ra giải “U21 Quốc gia / Quốc tế báo Thanh Niên” hoạt động suốt từ 2007 đến nay, mỗi năm một kỳ theo đúng vòng đời của TNCorp đã đem lại những nguồn thu đáng kể. Bên cạnh đó, hàng loạt các thương hiệu truyền thông khác như “Hoa hậu Hoàn vũ”, “Hoa hậu trái đất”, “Duyên dáng Việt Nam”, “Hoa khôi sinh viên”,… cũng là những con gà đẻ trứng vàng đều đặn, góp phần vào khối tài sản khổng lồ của gia đình Nguyễn Công Khế, chúng tôi sẽ đề cập đến vào một dịp khác.
Ngoài tiền, Nguyễn Công Khế còn được hưởng nhiều “thứ khác” trên thân xác các người đẹp |
Đến đây, độc giả đã thấy khuôn mặt con linh cẩu dần dần xuất hiện, mời đón đọc kỳ tiếp: Nguyễn Công Khế và cú lừa 300 tỷ ngoạn mục!