Monday, November 18, 2024
Trang chủBiển nóngÔng Abe nhắc Thủ tướng Malaysia: Biển Đông phải được đưa vào...

Ông Abe nhắc Thủ tướng Malaysia: Biển Đông phải được đưa vào tuyên bố

“Tôi muốn thấy vấn đề Biển Đông được ghi rõ trong tuyên bố của nước Chủ tịch”. Câu nói bất ngờ của Thủ tướng Nhật đã khiến ông Najib Razak không nói lên lời.

Nikkei Asian Review ngày 14/12 cho hay, chính chiến lược của Thủ tướng Shinzo Abe đã khiến vấn đề Biển Đông được đưa vào tuyên bố Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa qua, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải. Đây là một chiến thắng ngoại giao của Nhật Bản bằng cách vận động hậu trường đối với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á.

Thủ tướng Shinzo Abe đã thực hiện một số động thái chiến thuật khá thông minh để đảm bảo rằng tuyên bố chung sẽ đề cập đến Biển Đông. Nhật Bản và Hoa Kỳ muốn nhìn thấy hội nghị thượng đỉnh Đông Á ra cảnh báo về hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông nhằm thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ, động thái gây ra phản ứng gay gắt từ các bên yêu sách, đặc biệt là Philippines và Việt Nam.

Một cách tự nhiên Trung Quốc muốn ngăn chặn những nỗ lực ngoại giao của Tokyo và Washington để làm nổi bật vấn đề này. Trước hội nghị thượng đỉnh Đông Á, chính phủ Nhật Bản đã quyết định đòi hỏi phải đưa vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông và thúc đẩy DOC vào tuyên bố chung của hội nghị.

Các quan chức Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đã làm việc sau hậu trường để thuyết phục Malaysia khi chủ trì hội nghị cũng như các nước ASEAN khác không nêu vấn đề liên quan đến Biển Đông trong tuyên bố chung.

Nhắc Thủ tướng Malaysia

Ngay sau khi đến Kuala Lumpur, Thủ tướng Shinzo Abe đã hội đàm với Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Đến cuối cuộc họp, ông Shinzo Abe đặt tay lên vai ông Najib Razak và nói: “Tôi muốn thấy vấn đề Biển Đông được ghi rõ trong tuyên bố của nước Chủ tịch”. Câu nói bất ngờ của Thủ tướng Nhật đã khiến ông Najib Razak không nói lên lời.

Sau đó Thủ tướng Nhật có các cuộc tiếp xúc song phương với các nước khác, trong đó có Philippines và Ấn Độ. Trong suốt các cuộc trao đổi, ông Shinzo Abe liên tục thúc giục mạnh mẽ các nhà lãnh đạo hỗ trợ việc đưa Biển Đông vào trong tuyên bố chung của hội nghị và tuyên bố của nước Chủ tịch hội nghị.

Khi vừa nói chuyện với Tổng thống Philippines, quay người lại thì ông Shinzo Abe phát hiện Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiến về phía mình và đem theo một phiên dịch tiếng Nhật. Ông Lý Khắc Cường bắt đầu một cuộc trò chuyện với ông Shinzo Abe. Thủ tướng Nhật phát hiện ra những dấu hiệu tinh tế cho thấy Trung Quốc đang cố gắng hàn gắn quan hệ với Nhật Bản.

Vào đêm trước hội nghị thượng đỉnh Đông Á, ông Shinzo Abe và các thành viên khác của đoàn Nhật Bản đã ngồi lại vạch ra chiến lược đối phó với Trung Quốc trong cuộc chiến ngoại giao tại hội nghị này. Bộ Ngoại giao Nhật cho rằng Trung Quốc sẽ không dự kiến được Nhật Bản đưa Biển Đông ra hội nghị ASEAN + 3 (Trung – Nhật – Hàn).

Cơ quan này cũng tin rằng, Bắc Kinh lúc đó đang vận động hành lang để chỉ trích Nhật Bản xung quanh các vấn đề liên quan đến lịch sử. Không giống như hội nghị thượng đỉnh G-7, hội nghị thượng đỉnh Đông Á mỗi lãnh đạo thông thường chỉ có cơ hội phát biểu khoảng 5 phút. Do đó Tokyo muốn tránh kịch bản để ông Shinzo Abe phát biểu đầu tiên, nếu ông Lý Khắc Cường chỉ trích thì lại không có cơ hội đáp trả.

Các kế hoạch trò chơi

Để đảm bảo rằng tuyên bố của nước Chủ tịch hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ đề cập đến tình hình Biển Đông, cần phải có nhiều nước đồng thời lên tiếng cùng Hoa Kỳ và Nhật Bản. Do đó ông Shinzo Abe phải tính toán làm sao để thời gian phát biểu của mình có thể phối hợp nhịp nhàng với các nước ASEAN.

Ngay trước khi cuộc họp bắt đầu, ông Shinzo Abe quyết định chờ đợi và xem cuộc thảo luận diễn ra như thế nào. Nếu không có lãnh đạo nước nào đề cập đến câu chuyện Biển Đông trong giai đoạn đầu của thảo luận, ông Shinzo Abe sẽ nêu vấn đề để các nhà lãnh đạo khác thảo luận.

Thủ tướng Nhật Bản và Thủ tướng Malaysia, ảnh: The India Times.

Nhưng chiến thuật này của Thủ tướng Nhật Bản có thể khiến ông Lý Khắc Cường chỉ trích những vấn đề về lịch sử đối với Nhật Bản. Khi hội nghị bắt đầu, Thủ tướng Nhật chờ đợi đến thời cơ tốt nhất để phát biểu trong khi theo dõi liên tục các cử chỉ phản ứng của ông Lý Khắc Cường.

Thủ tướng Lào phát biểu đầu tiên và không nhắc gì đến Biển Đông khiến các quan chức Nhật Bản cảm thấy thất vọng. Tiếp theo là Brunei và thật bất ngờ, Biển Đông được nhắc đến. Nét mặt ông Lý Khắc Cường lúc đó dường như không vui.

Người thứ ba phát biểu là Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng với những lập luận mạnh mẽ kêu gọi bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, nhưng không lên án đích danh Trung Quốc. Sau lãnh đạo một số nước nữa là đến Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên án gay gắt các hành động của Trung Quốc và nhắc lại lời hứa của ông Tập Cận Bình không quân sự hóa Biển Đông.

Thậm chí Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vốn đã nỗ lực rất nhiều để phát triển quan hệ với Trung Quốc cũng đã phải lên tiếng phản đối xu thế quân sự hóa Biển Đông. Xu hướng này tiếp tục, ngoại trừ Lào, Campuchia và Myanmar.

Khi lãnh đạo các nước ngoài Trung Quốc và Nhật Bản đã phát biểu, ông Lý Khắc Cường giơ tay xin có ý kiến. Khoảng thời gian đó, ông Najib Zarak đã gửi một mảnh giấy bí mật yêu cầu Nhật Bản có vài lời nhận xét, thư ký giao mảnh giấy cho Thủ tướng Shinzo Abe. Tuy nhiên ông chỉ lặng lẽ đọc nó, sau đó ông ngồi im. Chủ tọa đành để Thủ tướng Trung Quốc phát biểu.

Ông Lý Khắc Cường ở đầu bằng việc nhắc lại rằng Trung Quốc không có ý định quân sự hóa khu vực tranh chấp ở Biển Đông (?) và nói về tầm quan trọng của đảm bảo tự do hàng hải, hàng không khu vực này. Ông cũng cam kết Trung Quốc sẽ nỗ lực để sớm ký kết COC, và đặc biệt ông không nhắc gì đến vấn đề ân oán lịch sử với Nhật Bản.

Một quan chức Nhật Bản nói với Nikkei Asian Review, đó là chiến thắng hoàn toàn của Nhật Bản. Tuy nhiên, với xu hướng Trung Quốc đang tìm cách hòa hoãn với Nhật Bản vì bị cô lập ở Biển Đông và những gì diễn ra trên thực địa, lời hứa của họ rằng sẽ không quân sự hóa Biển Đông và không leo thang căng thẳng chỉ là những lời nói chót lưỡi đầu môi – PV.

RELATED ARTICLES

Tin mới