Wednesday, May 1, 2024
Trang chủThâm cung bí sử18 dấu hiệu cho thấy Giang Trạch Dân rất có thể đã...

18 dấu hiệu cho thấy Giang Trạch Dân rất có thể đã “xảy ra chuyện” (Phần 3)

Ngày 13-8, tờ Pháp Quảng dẫn lời bình luận nói rằng, Thượng Hải vốn được mệnh danh là “đại bản doanh” của cha con nhà Giang Trạch Dân. Sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch nước, những tâm phúc thân cận của ông Giang như: Cựu phó chủ tịch quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, cho đến Cựu chủ tịch Tập đoàn Thực phẩm Quang Minh Thượng Hải Vương Tông Nam, và cả Chu Vĩnh Khang đã nườm nượp ngã ngựa.

Tỉ phú Quách Quảng Xương (Guo Guangchang), chủ tịch tập đoàn Phục Tinh, người thân tín của Giang Trạch Dân đã biến mất !

11. Các quản lý xí nghiệp quốc doanh tại Thượng Hải lần lượt bị xử lý

Ngày 12-8, truyền thông của chính phủ đưa tin, đã kết thúc điều tra đối với Nguyên phó chủ tịch Công ty Hoa Nghị (thuộc Tập đoàn Hoa Nghị) tại Thượng Hải Lý Quân, Nguyên tổng giám đốc công ty TNHH cổ phần hóa chất Chlor-Alkali Hà Cang, đồng thời quyết định khởi tố lên cơ quan Kiểm sát thành phố Thượng Hải. Trước đó, vào ngày 10-4 và ngày 17, hai người này đã lần lượt bị điều tra.

Ngày 11-8, Tổng giám đốc công ty (thuộc tập đoàn) Hữu nghị Thượng Hải, Chủ tịch công ty cổ phần TNHH Siêu thị Lien Hoa Vương Tông Nam bị kết án 18 năm tù. Ông Vương Tông Nam được xem là thân tín tâm phúc của cha con nhà Giang Trạch Dân.

Ngày 13-8, tờ Pháp Quảng dẫn lời bình luận nói rằng, Thượng Hải vốn được mệnh danh là “đại bản doanh” của cha con nhà Giang Trạch Dân. Sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch nước, những tâm phúc thân cận của ông Giang như: Cựu phó chủ tịch quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, cho đến Cựu chủ tịch Tập đoàn Thực phẩm Quang Minh Thượng Hải Vương Tông Nam, và cả Chu Vĩnh Khang đã nườm nượp ngã ngựa.

12. Truyền thông Chính phủ ám chỉ việc Giang Trạch Dân can thiệp chính trị

Trong thời gian hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra, vào ngày 10-8, tờ Nhân dân Nhật báo đã có đăng bài phát biểu mang tiêu đề “Nhìn nhận một cách biện chứng về ‘sự lạnh nhạt’. Bài viết đã ám chỉ việc cựu lãnh đạo ĐCSTR Giang Trạch Dân sau khi về hưu vẫn tiếp tục cài cắm “thân tín”, phát huy “dư quyền”, khiến cho người lãnh đạo mới “tứ bề nan giải”…

Trong tối hôm đó, một nickname mạng Weixin trên tờ Tân Kinh Báo mang tên “Chính sự” đã có một bài phát biểu “chải chuốt” cho những cao quan đã “về” mà không “hưu”, lại còn dài tay can chính. Bài viết cao giọng bình luận về những lãnh đạo ĐCSTQ tiền nhiệm đã không “dài tay can chính” như Đặng Tiểu Bình, Vạn Lý, Điền Kỷ Vân, Chu Dung Cơ cho đến Hồ Cẩm Đào, đồng thời xỉa xói Chu Vĩnh Khang thay cho những nhân vật đã ngã ngựa, nhưng lại né tránh cái tên Giang Trạch Dân.

Bình luận viên thời sự Ngô Thiếu Hoa nhận định, những điều tiếng xung quanh việc Giang Trạch Dân “về” mà không “hưu”, dài tay can chính, cài cắm thân tín để chèn ép chính phủ Hồ, Ôn mọi người đều đã biết. Như hiện nay tờ báo của trung ương Nhân dân Nhật báo cũng có bài bình luận điểm trúng cái tên Giang Trạch Dân cho thấy việc tạo uy thế dư luận trước lúc Giang Trạch Dân bị bắt đang có tín hiệu dâng cao.

13. Truyền thông Hồng Kông bình luận “hoạt động săn Giang” đã đến kỳ thu hoạch

Ông Phan Tiểu Đào, một bình luận viên khá có tiếng của tờ Minh Báo, Hồng Kông vào ngày 11-8 có phát biểu trong một bài viết: ông Tập Cận Bình không muốn đi theo vết xe đổ như ông Hồ Cẩm Đào, người đã từng bị Giang khống chế, nếu vậy ông Tập tất phải tranh giành quyền lực quân đội với hai họ Từ – Quách. Hai họ Từ – Quách đã bị xử lý lần lượt cho thấy ông Tập đã chiếm thế thượng phong, “hoạt động săn Giang” đã bước vào thời kỳ thu hoạch.

Bài viết còn phân tích rằng: sách lược vây bắt Giang Trạch Dân của ông Tập cũng giống như sách lược đối phó với Chu Vĩnh Khang, trước phải thanh trừ những tâm phúc hàng đầu. Do đó những “lão hổ” tiếp theo lọt vào tầm ngắm của ông Tập sẽ là Cổ Đình An, Tăng Khánh Hồng.

Ngày 8-8, mạng Minh Báo Gia Đông (trực thuộc tờ Minh Báo) và tờ Minh Thanh Báo – Canada đã chuyển đăng hầu như là toàn bộ bài bình luận của tác giả Hạ Tiểu Cường đã được đăng trên Đại Kỷ Nguyên vào tháng 1 năm nay với tiêu đề “Úy Kiến Hành lên tiếng về bản án Chu Vĩnh Khang, việc “bắt Giang” đã được giới lãnh đạo cấp cao tán đồng”. Bài viết dẫn lời phân tích của ông Hạ Tiểu Cường nói rằng, những lời phát ngôn của ông Úy Kiến Hành hướng về Giang Trạch Dân đã đối ứng với lời của ông Tập Cận Bình trước đó từng nói: công cuộc chống tham nhũng đã được nội bộ các cán bộ lão thành ủng hộ, điều này cho thấy việc bắt giữ Giang đã được giới lãnh đạo cấp cao tán đồng.

14. Truyền thông Trung Quốc ám chỉ hoàn cảnh ảm đạm của Giang Trạch Dân

Ngày 9-8, mạng Nhân dân và những mạng thông tin lớn khác tại Trung Quốc đại lục đều cao giọng đưa tin, ở Giang Tô có một nữ nghiên cứu sinh ăn thịt cóc ghẻ để trị mụn, kết quả là bị trúng độc nên phải nhập viện. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh độc tính của con cóc, lại còn nói: “Nghe nói sắp bị nấu lên thành món ăn, nội tâm của con cóc ghẻ đau đớn tan nát”.

Dân chúng luôn đặt cho Giang Trạch Dân cái biệt hiệu là “con cóc”, họ còn nói, bài viết này thật là thâm quá. Ngày 3-8, mạng tin tức The Paper của Trung Quốc lại tiếp tục phát biểu bài viết “N kiểu kết cục của đại ca cầm đầu”, bài viết còn sử dụng những từ ngữ của Giang Trạch Dân năm xưa khi chửi rủa các phóng viên Hồng Kông, hầu như ám chỉ thẳng vào Giang. Có cư dân mạng còn bình luận rằng, loại bài viết này mà cũng dám đăng, thật đáng để “tâm tư”, “hắn” (chỉ Giang Trạch Dân) còn nhảy nhót được mấy ngày?”

Đầu năm nay, những cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình không ngớt tạo uy thế dư luận về “đánh con hổ Thiết Mạo vương tử”, là để ám chỉ Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân.

15. Truyền thông Trung Quốc đăng danh sách các lãnh đạo, không có tên Giang Trạch Dân

Ngày 5-8, mạng The Paper trong mục “Tin đặc sắc” có cho đăng lại một bài viết cũ vào ngày 8-8-2014 với tiêu đề “Bắc Đới Hà, nơi từng được mệnh danh là ‘Hạ đô’: Cơ cấu lại bản đồ chính trị Trung Quốc”. Bài viết thuật lại những sự việc có liên quan đến các cuộc họp ở Bắc Đới Hà từ các đời lãnh đạo như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào cho đến Tập Cận Bình, nhưng bên trong bài viết không hề nhắc đến cái tên Giang Trạch Dân dù chỉ nửa chữ.

Ông Trần Phá Không, một bình luận viên thời sự khá có tiếng tại Bắc Mỹ bày tỏ: Giang Trạch Dân đã bị gạch tên ra khỏi danh sách hàng ngũ lãnh đạo của Trung Quốc, “theo quán lệ tuyên truyền của ĐCSTQ, điều này dường như là dấu hiệu của việc đã bị “đánh gục”.

(còn tiếp)

Tác giả: Đường Văn Tung, Đại Kỷ Nguyên Hoa ngữ/ Dịch giả: Daniel Nguyen, 31 tháng 8 năm 2015

RELATED ARTICLES

Tin mới