Thursday, May 2, 2024
Trang chủĐiểm tinNhững câu chuyện hài hước nhất trên Weibo: ‘Trung Quốc chỉ có...

Những câu chuyện hài hước nhất trên Weibo: ‘Trung Quốc chỉ có năng lượng tích cực thôi!’

Nếu lần tới có người muốn bôi nhọ và chỉ trích “Thiên Đường” của Nhân dân Trung Quốc, bạn hãy bảo họ ngừng ngay việc tuyên truyền “năng lượng tiêu cực” này đi. Cái Trung Quốc cần chỉ là “năng lượng tích cực” mà thôi, đây là yêu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhưng  giá mà cái năng lượng tích cực này đủ nhiều để biến thành gạch – giống như nghệ sĩ đường phố Nut Brother đã hút khói bụi ô nhiễm ở Bắc Kinh rồi nén thành gạch – thì tốt biết bao.

Trong hình bên trái, một cái ống chứa đầy “năng lượng tích cực” đang được bơm vào một cơ thể hình dạng như con lợn, ám chỉ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và chất dinh dưỡng đang nuôi dưỡng nó ám chỉ những chứng bệnh của xã hội Trung Quốc hiện đại, như bột sữa độc hại, thịt cừu giả… Hình minh họa bên phải châm biếm khẩu hiệu “năng lượng tích cực” của Đảng, nó được dùng để ngăn chặn mọi chỉ trích nhắm vào chính quyền (weibo.com)

Trung Quốc: Câu chuyện hay nhất trong tuần

Một ngôi sao truyền hình sau khi bị giam giữ đã hét vào mặt người cai ngục: “Tôi là người nổi tiếng! Tôi muốn gặp luật sư!” Sau đó anh ta nhìn thấy những người bạn tù quanh anh đều đứng dậy, mỉm cười và nói “Những luật sư lừng danh nhất ở Trung Quốc đều ở đây hết rồi!”

Đứa con trai hỏi bố “Bố ơi, con nghe cụm từ ‘năng lượng tích cực’ và ‘năng lượng tiêu cực’ trên truyền hình hàng ngày. Nhưng chúng nghĩa là gì vậy bố? Ông bố trả lời: ‘Ví dụ, truyền thông đưa tin về các vụ bắt giữ các quan chức tham nhũng. Đây là lan truyền ‘năng lượng tích cực’. Nhưng nếu con dại dột đặt câu hỏi ‘vì sao nước ta lại có quá nhiều quan chức tham nhũng như vậy?’ thì con vừa lan truyền ‘năng lượng tiêu cực’ đấy!”.

Giải thích: Trong những năm gần đây, ĐCSTQ thường dùng cụm từ “năng lượng tích cực” (“正能量“) trong các bài viết tuyên truyền và khi có các quan chức phát biểu. Như nhiều khẩu hiệu khác do Đảng tạo ra, ý nghĩa chính xác của nó không bao giờ được giải thích. Cụm này cùng với cụm trái nghĩa của nó “năng lượng tiêu cực” (“負能量”) trở nên cực kỳ phổ biến trên mạng Internet – được dùng để châm biếm hoặc hưởng ứng chính quyền. Nhiều cư dân mạng cho rằng từ này bị các quan chức trong Đảng lạm dụng quá mức, lạm dụng để đáp lại những chỉ trích hợp pháp rằng “chúng ta cần năng lượng tích cực chứ không phải năng lượng tiêu cực!”

Những câu chuyện hay nhất trên Weibo

Tứ đại phát minh của Trung Quốc là gì?

Một dân mạng có nickname “YE5MQ5Vtp2jlWX7” viết như sau: “Chúng ta đều biết về ‘Tứ đại phát minh’ cổ đại của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta phát minh ra giấy nhưng không có quyền được đọc. Chúng ta phát minh in ấn nhưng không có tự do báo chí. Chúng ta phát minh thuốc súng nhưng không được phép dùng súng. Chúng ta phát minh la bàn nhưng chúng ta không thể tránh bị kiểm duyệt trên mạng Internet”

Không có chữ tín

Cư dân mạng có nickname “mayue” viết rằng: “Trong một xã hội dựa trên chữ tín, điều người ta luôn lo lắng là mình sẽ bị mất hết uy tín dù chỉ thất hứa một lần. Trong xã hội Trung Quốc, mọi người nghĩ rằng chỉ cần lừa được một cú thật ngoạn mục, họ có thể lấy lại tất cả những gì đã mất”.

Ba học thuyết

Cư dân mạng có nickname “Xu Meitun” viết: “(Đảng Cộng sản) Trung Quốc có ba học thuyết đáng xấu hổ nhất. Một là, ‘Thuyết Điều kiện thực tế’, được sử dụng để giải thích cho bất cứ cái gì chúng ta kém hơn các quốc gia khác. Học thuyết này là tấm bùa vạn năng, thậm chí việc phá dỡ nhà và đánh một người phụ nữ đến chết vì bà cả gan phản đối việc không được trả lương cũng vì thuyết ‘điều kiện thực tế’ này của Trung Quốc. Hai là, ‘Thuyết Âm mưu’, thường xuyên được sử dụng để chống lại những chỉ trích của các quốc gia khác. Tấm bùa này để che dấu mọi tội ác vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc. Ba là, ‘Học thuyết Lịch sử không quan trọng’, nó được dùng để thuyết phục người dân rằng ‘tất cả lịch sử [tồi tệ] đã trở thành quá khứ”.  Nhưng nhiều người đôi lúc nhận ra rằng quá nhiều vấn đề đang diễn ra là di sản xấu xí mà quá khứ để lại!”

“Bức thư tình” có con dấu của Tòa

Theo một bài báo gần đây, Hoàng Thao, Chánh án Toà án nhân dân Quận Phong, tỉnh Giang Tô, đã viết 7 lá thư tình cho bồ nhí của mình trong hơn 5 năm. Điều cư dân mạng thấy thú vị nhất là một vài bức thư có con dấu của tòa cùng chữ ký của ông Hoàng.

Trong thư, ông Hoàng thường xuyên hứa hẹn như “Anh yêu em vô cùng và sẽ không bao giờ lừa dối em nữa”, “Những lời của em là chỉ lệnh tối thượng cho mọi hành động của anh”, và “Anh sẽ ly dị vợ ngay sau tháng 5/2015”. Các bức thư này hoặc được đóng dấu của tòa án hoặc có dấu vân tay của ông Hoàng.

Nhưng sau đó, cả hai đã có cãi vã. Sau khi cô Lưu, nhân tình của ông Hoàng, bị chẩn đoán ung thư gan, cô ta yêu cầu ông Hoàng trả lại 200.000 Nhân dân tệ ( 31.255 USD) mà ông ta đã mượn. Nhưng ông này từ chối và bị cô Lưu buộc tội lừa đảo. Và tất nhiên ông Hoàng phủ nhận điều này.

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc lấy câu chuyện này làm trò đùa trên Internet. Một bình luận viết rằng: “Thật sáng tạo khi hứa hẹn với người yêu bằng con dấu của tòa. Nhưng thật không may tòa án của Trung Quốc chẳng đáng tin chút nào”. Và một bình luận được bình chọn cao hàng đầu của Weibo viết: “Thẩm phán có tuân theo trát của tòa và ly dị sau tháng 5/2015 không? Trung Quốc có thực sự pháp trị không sẽ nhìn thấy ngay thôi”.

Biến khói thành gạch

Tờ Tencent đã đăng tải một loạt ảnh về Wang Renze, một nghệ sĩ- nhà hoạt động được biết đến với nghệ danh Nut Brother đang thu thập khói bụi độc hại ở Bắc Kinh bằng máy hút bụi để biến chúng thành gạch. Anh Wang gọi dự án này là “Kế hoạch khói bụi”, mục đích là để người dân nhận ra rằng không khí ở thủ đô của Trung Quốc đã tệ hại đến mức nào.

Anh Wang đã biểu diễn trong suốt 100 ngày qua.  Anh mang máy hút bụi công nghiệp và dạo quanh thành phố, hút lấy khói bụi và chất thải từ bầu không khí ở Bắc Kinh. Mỗi lần sạc đầy pin, máy hút bụi có thể thu được lượng khí tương đương 62 người hít thở một ngày. Lượng “khói” thu được sau đó sẽ nén thành một viên gạch.

hut khoi thanh gach bac kinh trung quoc

Trong những bình luận được bình chọn nhiều nhất có đoạn “Vậy là mỗi người dân Bắc Kinh có ít nhất một viên gạch trong phổi. Với người già, có lẽ họ có đến 5 viên gạch trong cơ thể”. Một bình luận khác viết “Wow – chúng ta có thể ăn gạch thay cơm mỗi ngày. Mẹ tôi sẽ không bao giờ phải lo lắng xem tôi có bị đói hay không”.

RELATED ARTICLES

Tin mới