Tuesday, January 7, 2025
Trang chủThâm cung bí sửNhận diện chiến lược ngoại giao “lấn tới” của Trung Quốc (Phần...

Nhận diện chiến lược ngoại giao “lấn tới” của Trung Quốc (Phần 1)

Kể từ năm 2009, ngày càng nhiều các nhà quan sát nước ngoài (và cả Trung Quốc) bắt đầu ghi nhận thấy sự chuyển hướng rõ nét trong cách ứng xử của Bắc Kinh theo hướng quyết liệt, “hung hăng” hơn. 

Các dấu hiệu của xu hướng này có thể kể đến bao gồm:

Ngộ nhận vị thế

–  Tranh luận nội bộ trong giới tinh hoa Trung Quốc, với một số ý kiến ủng hộ từ bỏ chiến lược “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình và thay thế bằng một thứ gì đó táo bạo hơn và tự tin hơn;

– Giọng điệu mạnh mẽ hơn, cao ngạo hơn trong tuyên bố chính sách đối ngoài, trong đó công khai thừa nhận, và thậm chí phô trương, sức mạnh và ảnh hưởng ngày một lớn mạnh của Trung Quốc

– Phản ứng mạnh mẽ hơn, bao gồm cả việc sử dụng đe doạ trừng phạt và đòn bẩy tài chính, đối với những hành vi mang tính khiêu khích trong quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc như việc bán vũ khí cho Đài Loan và các cuộc gặp gỡ của Tổng thống Hoa Kỳ với Đức Đạt Lai Lạt Ma;

– Thể hiện công khai và thường xuyên hơn tiềm lực quân sự đang được củng cố của Trung Quốc, thông qua các cuộc tập trận hải quân và không quân lớn, tầm xa hơn, và việc phô diễn hoặc triển khai các hệ thống vũ khí mới;

– Sẵn sàng sử dụng đe doạ và phô trương lực lượng hơn trong các vấn đề liên quan đến kiểm soát các vùng biển, vùng trời, đảo nổi và tài nguyên ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Các vấn đề này bao gồm tranh chấp đang diễn ra với Philippines và Việt Nam (và một số nước khác) ở biển Đông, với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, và với Hoa Kỳ liên quan đến hoạt động giám sát và tập trận quân sự trong khu vực Hoàng Hải đến vùng lân cận của đảo Hải Nam.

Tuy nhiên, dù có ngày càng nhiều các bằng chứng như vậy, một số nhà phân tích vẫn cố gắng phản biện những gì nhà khoa học chính trị Iain Johnston đề cập đến là “hành động quyết đoán mới”. Theo Johnston, hành động của Trung Quốc trong những năm gần đây không có gì là quá mới hay quá quyết đoán. Nếu có thời điểm Trung Quốc hành động một cách mạnh mẽ hơn hay quyết đoán hơn, họ làm như vậy chủ yếu là để đáp trả lại hành động khiêu khích của nước khác.

Trong khi các sự kiện được bàn đến ở đây còn rất phức tạp và phụ thuộc vào cách giải thích khác nhau, nếu xem xét kỹ hơn thì cả hai luận điểm này đều thiếu sức thuyết phục. Xin đưa ra một ví dụ nổi bật: Johnston tập trung chủ yếu vào các rắc rối sau vụ bắt giữ một ngư dần Trung Quốc bị cáo buộc đâm vào tàu tuần tra ven biển của Nhật Bản hồi năm 2010. Cuộc khủng hoảng diễn ra sau đó, mà kết quả là căng thẳng gia tăng chưa từng thấy trong quan hệ Trung-Nhật, dường như hoàn toàn do Bắc Kinh đẩy lên.

Johnston khẳng định, “sự thật là Trung Quốc leo thang giọng điệu ngoại giao của mình”, trước tiên đòi thả ngay thuyền trưởng và sau đó, khi đã được đáp ứng , thì tiếp tục yêu cầu Tokyo xin lỗi vì hành động của mình. Ông cho rằng các quyết định cố tình leo thang căng thẳng ban đầu có thể liên quan đến lễ kỷ niệm cuộc xâm chím Mãn Châu sắp diễn ra của Nhật Bản. Ông cũng nhận định, yêu cầu xin lỗi đó khó có thể coi là “hời hợt và rõ ràng hướng đến đối tượng là người dân Trung Quốc”. Nhưng dù diễn biến chính trị trong nước có thể đóng một vai trò nào đấy thì nó cũng không làm thay đổi được thực tế rằng lập trường của Bắc Kinh mang tính đối đầu hơn nhiều so với bình thương; chắc chắn rồi đây Tokyo cũng cẩm nhận thấy như vậy.

Về cáo buộc cho rằng Trung Quốc tìm cách trừng phạt Nhật Bản bằng cách từ chối bán khoáng sản đất hiếm cần thiết trong sản xuất thiết bị điện tử và các sản phẩm cao cấp khác, Johnston cũng thừa nhận, nếu điều đó thực sự xảy ra, việc áp dụng một lệnh cấm vận như vậy “sẽ cấu thành một hành vi quyết đoán mới, vì nó đe doạ gây ra những thiệt hại lớn hơn nhiều đối với lợi ích kinh tế quan trọng của Nhật Bản”. Mặc dù ghi nhận “có những báo cáo mâu thuẫn về… lượng đất hiếm xuất khẩu đã bị trì hoãn, trong bao lâu, và do ai”, Johnston cũng đưa ra các tài liệu cho thấy xuất khẩu trên thực tế có bị hạn chế hơn, ít nhất là trong một khoảng thời gian nhất định.

Các số liệu từ Trung Quốc về sáu loại khoáng sản đất hiếm tại bố cảng lớn của Nhật Bản cho thấy khối lượng nhập khẩu đều giảm, và trong một số trường hợp giảm rất mạnh, sau khi một lệnh cấm vận được cho là được áp đặt vào tháng 9/2010. Có một số ít trường hợp ngoại lệ, và nhập khẩu nói chung đã tăng trở lại trong những tháng tiếp theo. Nhưng những con số này phù hợp với giả thuyết cho rằng Bắc Kinh có ý định gửi đi một tín hiệu khi cố tình tạm thời, dù không công khai, hạn chế xuất khẩu. Theo các tiêu chuẩn riêng của Johnston như thế đủ trở thành một ví dụ điển hình về sự “quyết đoán mới” của Trung Quốc.

Biển Đông là khu vực nơi mà ngày cả một người hoài nghi như Johnston cũng tin rằng “phát ngôn và hành động ngoại giao của Trung Quốc” đã thay đổi “khá mạnh theo hướng cứng rắn”. Tuy vậy, như ông và những người khác đã lập luận, những điều chỉnh này có thể nhằm đáp trả lại hành động của nước khác. Trên thực tế, trong giai đoạn 2009-2011, chính phủ Trung Quốc đã công bố một loạt các bản đồ và tài liệu có thể được giải thích nhằm mở rộng và tăng cường tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Nhưng nó có thể chỉ là một phần của trò chơi ngoại giao và pháp lý lớn hơn, trong đó các quốc gia khác có thể đã đưa ra những động khơi mào trước.

Các vòng leo thang căng thẳng gần đây nhất ở Biển Đông và Hoa Đông cũng có thể có nguyên nhân từ Tokyo và Manila chứ không chỉ do Bắc Kinh. Sau khi chính phủ Nhật Bản mua lại 3 trong số 5 đảo tranh chấp thuộc quần đảo Senkaku từ một chủ sở hữu tư nhân vào tháng 9/2012, Trung Quốc đã tăng cường hoạt động hải quân và không quân, và đơn phương tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên hầu hết khu vực Hoa Đông vào tháng 9/2013.

Tháng 4/2012, khi Philippines cử một tàu khu trục hải quân đến điều tra hoạt động của một toán tàu thuyền đánh các Trung Quốc, Bắc Kinh lập tức cáo buộc Manila “quân sự hoá” tranh chấp tại đảo đá và san hô được gọi là bãi cạn Scarborough. Trung Quốc triển khai một số tàu tuần tra trên biển đến khu vực này, dẫn đến cuộc đối đầu kéo dài và chỉ kết thúc khi Philippines nhượng bộ và rút tàu về, mà như Ely Ratner, trung tâm An ninh mới của Hoa Kỳ, giải thích, “lấy cớ giữ thể diện là để tránh bão”.

Tuy nhiên, có thể thấy hai điểm cần làm rõ khi khẳng định rằng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông chỉ đơn thuần là phản ứng chứ không phải khiêu khích. Thứ nhất, về trách nhiệm chính của bên nào, việc chỉ nhìn vào một lát cắt tranh chấp diễn ra tại một thời điểm cụ thể có thể sẽ mang đến một góc nhìn rất khác. Như thế, Bắc Kinh đã biện minh các hành động gần đây của mình chỉ là phản ứng trước việc mua mấy đảo nhỏ thuộc quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Nhưng quyết định của Tokyo khi thực hiện bước đi này được thúc đẩy bởi chính sự leo thang tranh chấp của Trung Quốc đối với quần đảo, ít nhất là từ sự cố tàu cá năm 2010.

Tương tự, tháng 4/2012, việc Philippines điều tàu khu trục hải quân khiến Bắc Kinh phẫn nộ là một phản ứng đối với trước sự xâm nhập có chủ ý của các tàu cá Trung Quốc trước đó vài ngày vào vùng biển tranh chấp với Manila, trầm trọng hơn khi phát hiện các tàu này vi phạm pháp luật của Philippines đánh bắt các loại nghêu, cá mập, và san hô có nguy cơ tuyệt chủng.

Thứ hai, ngay cả khi Trung Quốc bị kích động trong những trường hợp này khác, họ không nhất thiết phải phản ứng mạnh như vậy. Những năm gần đây, Bắc Kinh đã nhiều lần lựa chọn leo thang hơn là hạ nhiệt các tranh chấp đang diễn ra. Kiểu ứng xử này thể hiện rõ ràng đến mức các nhà phân tích đã đặt cho nó hẳn một cái tên, giống như cách gọi của Stephanie Kleine – Ahlbrandt là “Phản ứng quyết đoán”. Theo một báo cáo của International Crisis Group giải thích, với các tiếp cận này, “Bắc Kinh sử dụng một hành động của bên kia làm lý do biện minh và làm thay đổi thực tế tại hiện trường theo hướng có lợi cho mình”.

Như vậy, giả sử hành vi của Trung Quốc trong giai đoạn 2009-2014 đúng là quyết đoán hơn thực tế, vậy thì đâu là nguyên nhân giải thích cho sự thay đổi đó?

“Chứng vị kỷ cường quốc”

Trong tác phẩm “sự trỗi dậy của Trung Quốc và logic chiến lược” (The Rise of China vs. The logic of Strategy), Edward Luttwak cung cấp một ghi chép thu vị về các sự kiện gần đây. Sự hung hăng của Bắc Kinh, và việc dường như không thể không sẵn lòng từ bỏ những gì ông gọi là “vị kỷ cường quốc” một tình trạng với triệu chứng chính là “sự vô cảm rõ rệt với các vấn đề nhạy cảm của nước ngoài”. Hội chứng này bắt nguồn từ thực tế họ chỉ quan tâm đến mình và những hạn chế về năng lực của chính phủ trong việc xử lý thông tin đồi thời về cả các sự kiện bên trong và bên ngoài.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đặc biệt dễ đi vào xu hướng này bởi vì họ là một nước lớn và lắm rắc rối. Tại bất kỳ thời điểm nào, một nơi nào đó của Trung Quốc sẽ trải qua khủng hoảng kinh tế, thảm họa tự nhiên, hay “một mối đe dọa chính trị nội bộ thực tế hoặc tưởng tượng”. “Việc thiếu an toàn mang tính cấu trúc của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ” – tính chính danh xuất phát từ các cuộc bầu cử dân chủ hoặc một tư tưởng được chấp nhận rộng rãi – làm cho họ đặc biệt nhạy cảm với kiểu nguy cơ này.

Ngoài vấn đề quy mô, quá khứ độc đáo của Trung Quốc khiến họ đặc biệt dễ bị vị kỷ chiến lược. “Lịch sử với tâm thế của kẻ độc tôn” đã làm họ tự nhận về mình “vai trò trung tâm và vị trí của kẻ bề trên”. Thêm vào đó, giới lãnh đạo Trung Quốc giữ “một niềm tin khó bỏ và mưu lược hơn người được tìm thấy trong các tài liệu cổ”. Trong các điểm đặc biệt khác, các nghiên cứu chiến lược của Trung Quốc đều cổ vũ cho tư tưởng nguy hiểm cho rằng “tranh chấp kéo dài chưa được giải quyết với nước ngoài có thể được giải quyết bằng cách kích động khủng hoảng, để buộc dẫn tới đàm phán giải quyết tranh chấp”.

Nguyên nhân gốc rễ dẫn tới sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc do đó có thể được tìm thấy trong tư tưởng và nhận thức của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Khi đất nước phát triển mạnh mẽ hơn, họ cảm thấy được trao quyền để đưa đất nước trở về vị trí của trung tâm và ảnh hưởng mà họ tin rằng mình đáng được hưởng như trong lịch sử. Thật không may, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc phần lớn thờ ơ về tình thế hiểm nguy gây nên bởi những hành động và thái độ của họ. Mặc dù có bằng chứng cho rằng hành vi của họ đều tỏ ra phản tác dụng. Luttwak tiên đoán rằng Trung Quốc sẽ tiếp tụ đi theo hướng đó, dẫn tới hình thành một liên minh mà cuối cùng sẽ kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Câu hỏi duy nhất là liệu quá trình này sẽ diễn ra một cách hòa bình hoặc như đã xảy ra trong trường hợp lịch sử khác, hay sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh thảm khốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới