Saturday, April 20, 2024
Trang chủQuân sựNước nhỏ như Việt Nam có thể sở hữu vũ khí răn...

Nước nhỏ như Việt Nam có thể sở hữu vũ khí răn đe phi đối xứng?

Một đòn tấn công hay đáp trả bất ngờ vào sâu trong hậu cứ kẻ địch luôn có tác dụng răn đe rất lớn. Liệu các nước nhỏ như Việt Nam có năng lực làm việc đó?

Vũ khí răn đe sẽ khiến những cái đầu nóng “hạ nhiệt”

Thế giới bước vào thế kỷ 21 với nhiều biến động đã đặt các quốc gia, kể cả các cường quốc, trước nhu cầu về một loại vũ khí quy ước hiện đại có thể dùng tấn công bất ngờ vào cơ cấu chỉ huy, kho tàng, căn cứ, tàu bè của đối phương.

Không chỉ với nước lớn, có tiềm lực quân sự mạnh, mà cả với những nước nhỏ nếu sở hữu một vũ khí như thế sẽ có tính chất răn đe cao, sẵn sàng gây thiệt hại lớn cho kẻ địch tiềm năng và khiến những cái đầu nóng phải “hạ nhiệt”.


Máy bay Su-30 phóng thử nghiệm tên lửa Kh-59MK. Ảnh: Ausairpower.net.

Máy bay Su-30 phóng thử nghiệm tên lửa Kh-59MK. Ảnh: Ausairpower.net.

Một đòn tấn công hay đáp trả bất ngờ vào sâu trong hậu cứ kẻ địch luôn có tác dụng răn đe rất lớn. Để tấn công được như vậy, loại vũ khí cần thiết chỉ có thể là vũ khí tấn công đường không hiện đại thoả mãn các yêu cầu sau đây:

Có tầm bắn đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn kilomet để tấn công phi tiếp xúc. Có khả năng ẩn mình để vượt qua các hệ thống cảnh báo, đánh chặn của kẻ địch. Có khả năng tự hoạt hoàn toàn. Chuẩn bị phần tử bắn không phụ thuộc vào bệ mang phóng.

Để thoả mãn các yêu cầu trên, đó chỉ có thể là một loại đạn tên lửa hành trình có thân làm bằng vật liệu composite; có hệ thống dẫn đường tự hoạt đa phương thức.

Đồng thời, việc tấn công mục tiêu được trù định và thông tin tình báo để chuẩn bị phần tử bắn được nạp từ thiết bị mặt đất để các bệ mang phóng có khác hệ, lạc hậu vẫn mang được loại đạn này.

Thực ra, khái niệm tên lửa tấn công mặt đất phi tiếp xúc (SLAM – Stand-off Land Attack Missile) đã có từ thập niên 80 của thế kỷ 20.

Nhưng với sự phát triển của các hệ thống phòng không, cảnh báo ngày càng hiện đại đã buộc các quốc gia phải xây dựng lại khái niệm này.

Theo đó là nở rộ phong trào nghiên cứu chế tạo hay mua sắm loại vũ khí thời thượng đó. Gần như bất cứ quốc gia nào khi hoàn thiện hệ thống phòng thủ của mình cũng tìm cách sở hữu SLAM.

Vừa để có tính răn đe phi đối xứng, hoặc để hoàn thiện miếng đánh bất ngờ. Việc không phụ thuộc bệ mang làm cho nó phù hợp với mọi quốc gia và hệ thống vũ khí. Việc tích hợp chỉ là giá phóng.

Loại vũ khí này sử dụng hệ dẫn đường TERCOM kết hợp INS và GPS/GLONASS/Galiléo/COMPASS. Nó dùng một đầu dò camera ảnh nhiệt đa phổ hiện đại để so khớp ảnh không thám của mục tiêu và có thể kết hợp với cả radar khẩu độ tổng hợp.

Loại đạn hành trình này dùng một động cơ đẩy hiện đại ít tiêu tốn nhiên liệu và có quỹ đạo bay rất thấp để tránh các hệ thống cảnh báo/đánh chặn.

Chính vì cấu tạo hiện đại hàm chứa những công nghệ hàng đầu thế giới, đây là loại đạn đắt tiền bậc nhất. Nhưng đó là loại đạn mà hầu hết các quốc gia đều muốn có trong trang bị vì tính chất răn đe và phù hợp với chiến tranh phi đối xứng.


Mô phỏng cấu tạo của tên lửa SCALP/Storm Shadow của MBDA.

Mô phỏng cấu tạo của tên lửa SCALP/Storm Shadow của MBDA.


Mô phỏng cấu tạo của tên lửa KEPD 350 Taurus của liên doanh Đức-Thuỵ Điển.

Mô phỏng cấu tạo của tên lửa KEPD 350 Taurus của liên doanh Đức-Thuỵ Điển.

Đầu đạn nó mang theo có rất nhiều loại. Từ đạn mẹ con để tiêu diệt sinh lực địch và đường băng sân bay đến đạn xuyên phá hầm ngầm là các trung tâm chỉ huy…và cả đầu đạn hạt nhân chiến thuật khi cần vẫn có thể lắp vào.

Những loại SLAM tiên tiến trên thế giới

AGM-158 JASSM

 

Đây là vũ khí tấn công đường không rất hiện đại được sản xuất bỡi Lockhed Martin. Nó có hai phiên bản là JASSM-ER với tầm bắn trên 1000km chỉ dùng cho quân đội Mỹ và bản JASSM có tầm bắn 370km dùng cho cả quân đội Mỹ và xuất khẩu.

Hiện đã có 2 quốc gia ngoài Mỹ có hợp đồng mua sắm loại vũ khí này là Ba Lan và Phần Lan sau các lo ngại về một cuộc tấn công từ Nga.

KEPD 350 TAURUS

 

Đây là loại tên lửa do Taurus System GmbH, một liên doanh của chi nhánh Đức của tập đoàn MBDA và tập đoàn Saab của Thuỵ Điển, phát triển và sản xuất. Cũng như JASSM, nó được làm toàn thân bằng composite và có cơ cấu dẫn đường hiện đại tương tự.

Với tầm bắn đạt trên 500km, đây là vũ khí tấn công đường không răn đe chính của Đức vì lo ngại một cuộc tấn công cục bộ bất ngờ từ Nga. Hiện các quốc gia đã đưa vào biên chế loại đạn này bao gồm Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc.

Ngoài ra còn có Ấn Độ đã ký hợp đồng mua và đang chờ giao hàng cùng với Nam Phi.

SCALP EG/STORM SHADOW

 

Đây là sản phẩm của tập đoàn MBDA sản xuất để trang bị cho quân đội Pháp, Ý, Anh và xuất khẩu. Đây là vũ khí tấn công đường không chính được trang bị cho hầu hết các loại bệ mang trên không của không quân Pháp, Ý và Anh.

Ngoài ra, nó còn được phóng từ tàu chiến FREMM cũng như Type 45. Hiện nó đã được xuất khẩu đến các quốc gia khác như Hy Lạp, Arab Saudi, UAE, Qatar và Ai Cập.

SOM

 

Đây là kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu và phát triển kỹ nghệ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, TÜBİTAK SAGE. Nó được sản xuất bỡi công ty Roketsan dưới sự trợ giúp tích hợp từ tập đoàn Lockhed Martin.

Loại đạn này bao gồm 3 phiên bản SOM-A, SOM-B và SOM-J với các phương thức dò mục tiêu khác nhau. Đây là loại đạn nhỏ hơn 50% các sản phẩm của các nước NATO khác với tầm bắn chỉ đạt 250km.

Đây có thể xem là một sản phẩm tương tự của Na Uy là NSM.

RA’AD

 

Đây là đạn hành trình tự chủ đầy tham vọng của Pakistan được đưa vào trang bị khá sớm, năm 2007. Chính nó đã buộc Ấn Độ phải mua tên lửa KEPD 350 Taurus để cân bằng răn đe.

Nó có tầm bắn đến 350km với phương dẫn đường đa phương thức như các loại SLAM khác.

NSM

 

Đây vốn là một tên lửa chống tàu và mục tiêu ven bờ của công ty Kongsberg Defence & Aerospace, Na Uy nhưng nó lại có các tính năng của một SLAM.

Trong gia đình SLAM của thế giới thì đây có lẻ là thành viên thấp bé nhẹ cân nhất với trọng lượng vẻn vẹn 410kg, nhỏ hơn cả SOM của Thổ Nhĩ Kỳ.

Không như các tên lửa chống tàu ta thường biết là được trang bị một đầu dò radar chủ động, NSM lại trang bị đầu dò camera đa phổ với dữ liệu mục tiêu nạp sẵn để so khớp ảnh.

Chính vì thế, nó có năng lực tấn công các căn cứ hải quân, khẩu đội tên lửa ven bờ. Phiên bản JSM của nó có tầm bắn đến 290km và có đầy đủ tính năng của một SLAM. Hiện nó đã được tích hợp trên bệ mang hàng không F-35 và các tàu chiến Na Uy.

Ngoài ra, nó còn là ứng cử viên trang bị cho các tàu tấn công ven bờ LCS của Hải Quân Hoa Kỳ khi họ hoàn thành các thử nghiệm khai thác.

TL-500/GB-6

 

Đây là 1 sản phẩm của Tập đoàn Công nghiệp Phương Bắc (NORINCO), Trung Quốc. Nó được giới thiệu tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2014.

Tên lửa này gồm có phiên bản nội địa là TL-500 và phiên bản xuất khẩu GB-6 tầm bắn 300km mang đầu đạn mẹ con hay xuyên phá hầm.

 

Đây có thể xem là bản Storm Shadow của Trung Quốc vì kiểu dáng rất giống nhau.

Hiện bản nội địa TL-500 vẫn còn bí mật về tầm bắn. Nó có thể lắp trên các máy bay cũ như JH-7 hay H-6 cũng như các máy bay thế hệ mới.

Vạn Kiếm

 

Không chịu thua kém Trung Quốc, năm 2014 Đài Loan cũng trình làng loại SLAM của riêng mình mang tên Vạn Kiếm.

Đây là loại tên lửa hành trình có tầm bắn đến 350km dẫn đường đa phương thức tích hợp trên máy bay nội địa Ching-Koo do Đài Loan tự sản xuất.

Kh-59MK2

 

Tính đến nay, Nga là nước đến muộn nhất với SLAM hiện đại. Đến MAKS 2015, Nga mới lần đầu giới thiệu loại SLAM hiện đại của riêng mình là Kh-59MK2. Đây là sản phẩm của công ty cổ phần tên lửa chiến thuật Nga.

Đây là một sản phẩm ít tham vọng của Nga với trọng lượng phóng chỉ 770kg và sai số mục tiêu 3m. Nó cũng dùng các phương thức dẫn đường và dò mục tiêu như các loại SLAM khác.

Hiện chưa có thông tin về tầm bắn của loại đạn này cũng như các kết quả thử nghiệm và kế hoạch trang bị.

Tuy nhiên, đây là một sản phẩm hướng xuất khẩu của Nga dáp ứng nhu cầu vũ khí răn đe hiện đại chi chiến tranh quy ước phi đối xứng trên thế giới.

Đó đang là xu thế trang bị của các quốc gia có tiềm lực quân sự nhỏ bé đang đứng trước các đe doạ an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, trong đó có Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới