Saturday, July 27, 2024
Trang chủĐiểm tinToan tính TQ từ những dự án cực táo bạo

Toan tính TQ từ những dự án cực táo bạo

Dù chỉ úp mở về những dự án quốc phòng được thử nghiệm năm 2015 nhưng cũng đủ cho thấy toan tính của Trung Quốc và dự báo năm tiếp theo.

Tên lửa Wu-14.

Tên lửa siêu vượt âm

Dự án mang tham vọng lớn nhất của Trung Quốc là nước này tiếp tục thử nghiêm phương tiện tấn công siêu vượt âm Wu-14 có tốc độ Mach.10. Theo báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đã có được thành công trong lần thử nghiệm này.

Việc Bắc Kinh tăng cường thử nghiệm phương tiện bay siêu vượt âm cho thấy vũ khí này đã gần đến giai đoạn có thể triển khai, có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc.

Ngoài ra, theo quan chức Mỹ, trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 8/2015, Wu-14 khi bay ở tầng khí quyển cao đã cho thấy được khả năng mới: cơ động lẩn tránh. Tuy nhiên, ông này không nói rõ Wu-14 thực hiện động tác cơ động như thế nào.

Trước đó, trong cuộc thử nghiệm bay lần thứ 4 vào tháng 6/2015, báo chí Mỹ dẫn lời quan chức Lầu Năm Góc cho biết, Wu-14 đã cho thấy “tính cơ động cực mạnh”.

Tờ The Washington Free Beacon (Mỹ) cho rằng, loại vũ khí có khả năng cơ động lẩn tránh mạnh này được thiết kế để phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay được thiết kế để theo dõi quỹ đạo có thể đoán trước của tên lửa và không thể đối phó với đầu đạn có khả năng cơ động cao.

Liên quan đến vụ thử nghiệm lần này của Trung Quốc, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban cho biết: “Mỹ không bình luận về các vụ thử vũ khí của Trung Quốc nhưng đang giám sát chặt chẽ các động thái hiện đại hóa quân sự của Bắc Kinh”.

Tờ Free Beacon dẫn lời một chuyên gia công nghệ siêu vượt âm nhận định, việc Trung Quốc tiến hành 2 vụ thử nghiệm phương tiện bay Wu-14 gần đây cho thấy đang có một cuộc chạy đua vũ khí giữa Trung Quốc và Mỹ.

Nhà bình luận quân sự trên mạng Guancha cho biết, theo báo cáo của truyền thông Mỹ, cho đến nay, 5 vụ thử nghiệm Wu-14 của Trung Quốc đều sử dụng tên lửa đẩy Trường Chinh 2 làm phương tiện phóng, khoảng cách bay thử chỉ khoảng 2.000km.

Do tên lửa đẩy Trường Chinh 2 giống với tên lửa xuyên lục địa DF-5 của nước này nên có suy đoán cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ gắn Wu-14 lên tên lửa DF-5 để trở thành vũ khí phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Tuy nhiên, muốn đạt được tầm bắn xuyên lục địa, yêu cầu về tốc độ của Wu-14 phải là Mach.20. Trong khi đó hiện nay, tốc độ bay thử của Wu-14 dù rất ấn tượng nhưng mới gấp 10 lần âm thanh.

Toan tinh Trung Quoc tu nhung du an cuc tao bao
Tên lửa Wu-14.

Tên lửa diệt vệ tinh

Trung Quốc đã âm thầm thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh DN-3 có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở quỹ đạo địa tĩnh. Vụ phóng diễn ra vào cuối tháng 10 tại trường bắn Korla nằm ở khu tự trị Tân Cương.

Tên lửa được phóng đi có thể là loại DN-3 mà Bắc Kinh bí mật phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây không thể xác định vụ thử có thành công hay không.

Báo Ming Pao, Hong Kong cho biết, giai đoạn cuối của quá trình thử nghiệm đánh chặn diễn ra trong bầu khí quyển. Tuy nhiên, Washington Free Beacon cho rằng, trong quá khứ, Trung Quốc đã nhiều lần che giấu các thử vũ khí chống vệ tinh mà tuyên bố thử nghiệm phòng thủ tên lửa.

Từ năm 2005 đến nay,Bắc Kinh tiến hành ít nhất 8 vụ thử vũ khí không gian. Các lần bắn diễn ra trong năm 2010, 2013 và 2014 đều được “dán nhãn” thử nghiệm đánh chặn tên lửa trên đất liền. Quá trình phát triển vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc bắt đầu thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi họ bắn hạ một vệ tinh hỏng ở quỹ đạo thấp vào năm 2007.

Sau đó, Bắc Kinh tiếp tục phát triển tên lửa mới có định danh DN-2. Tên lửa này được thử nghiệm vào năm 2013 và có thể đạt đến độ cao 30.000km gần quỹ đạo địa tĩnh.

Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với Washington Free Beacon rằng, DN-3 là một tên lửa được thiết kế để đâm vào vệ tinh và tiêu diệt chúng. Ngoài ra, vũ khí này còn có khả năng phòng thủ tên lửa.

Giới tình báo Mỹ vẫn chưa nắm nhiều chi tiết về tên lửa DN-3. Tên lửa này có thể là một phiên bản sửa đổi của DN-2 do công ty Khoa học Không gian vũ trụ Trung Quốc sản xuất. Thông tin về bệ phóng cho các tên lửa này cũng rất ít.

Phóng viên Bill Gertz của tờ WashingtonTimes, người chuyên nghiên cứu về các chương trình vũ khí Trung Quốc cho biết, gần đây, Bắc Kinh đã phát triển hai loại bệ phóng không gian KZ-1 và KZ-11.

Ông Gertz nhận định, tên lửa DN-3 có khả năng được triển khai trên bệ phóng KZ-11 có thể đánh trúng mục tiêu ở quỹ đạo địa tĩnh (quỹ đạo cách trái đất từ 35.000 đến 42.000km).

Trước đó,Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall từng cảnh báo về sự suy giảm ưu thế của Mỹ trong lĩnh vực không gian so với Nga và Trung Quốc, đặc biệt là khả năng chống vệ tinh.

Đánh giá về vũ khí chống vệ tinh, Jaganath Sankaran, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và An ninh, thuộc Đại học Maryland, Mỹ nhận định, vũ khí chống vệ tinh có nhiều hạn chế và không thể đem lại ưu thế quân sự quyết định trong một cuộc xung đột.

“Các vệ tinh bay ở quỹ đạo từ 1.000 đến 36.000 km là thách thức lớn đối với Trung Quốc trong việc tấn công chúng. Bắc Kinh không có phương tiện để theo dõi hầu hết vệ tinh của Mỹ và chúng chỉ được bố trí trên lãnh thổ nước này. Do đó, Bắc Kinh chỉ có thể tính toán và đánh chặn vệ tinh khi nó bay qua lãnh thổ Trung Quốc”, ông Sankaran kết luận.

Đoàn tàu tên lửa

Trang Washington Free Beacon dẫn nguồn từ cơ quan tình báo Mỹ ngày 5/12 đã phát hiện Trung Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo DF-41 từ hệ thống ray.

Cuộc thử nghiệm này là bước tiến quan trọng đối với Trung Quốc. Sự kiện này cho thấy Bắc Kinh đang tiến tới việc phát triển hệ thống tên lửa DF-41 trên ray bên cạnh hệ thống phóng cơ động trên bánh lốp.

Thiết kế cơ động kiểu mới này cho bệ phóng tên lửa DF-41 của Trung Quốc là nhằm ngụy trang tốt hơn cho các cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào lực lượng hạt nhân của nước này.

Theo tính toán của Washington Free Beacon, đoàn tàu tên lửa sẽ bao gồm các toa chở hệ thống phóng, một toa chỉ huy, và các toa chở hệ thống hỗ trợ – tất cả đều có bề ngoài như toa tàu chở khách thông thường.

Theo số liệu thống kê của báo Mỹ, tính đến thời điểm hiện tại Trung Quốc đã thử nghiệm thành công lần thứ 5 với tên lửa DF-41. Những lần trước đó được thực hiện vào các ngày 5/8/2015, tháng 7/2012, tháng 12/2013 và tháng 12/2014.

DF-41 là loại tên lửa ICBM thế hệ mới nhất của Trung Quốc có quỹ đạo bay rất phức tạp và đạt tầm bắn từ 12-14.000km khiến Mỹ chưa thể tìm gia phương pháp đối phó.

Khi trả lời phỏng vấn của Washington Free Beacon, Karl Josef, cố vấn trưởng về lĩnh vực phòng không của nhà sản xuất vũ khí châu Âu MBDA, cho rằng: Việc đánh chặn tên lửa DF-41 trên không giống như việc sử dụng đạn súng trường để bắn trúng một viên đạn khác.

Chuyên gia này cho hay muốn đánh chặn tên lửa liên lục địa, điều Mỹ bắt buộc phải làm được là phát hiện sớm bằng các hệ thống trinh sát và radar. “Tùy thuộc vào quỹ đạo bay, một tên lửa có thể chỉ mất khoảng 20 – 25 phút để phóng tấn công mục tiêu trên nước Mỹ khi được phóng đi từ châu Á”, Karl nói.

“Hiện nay Mỹ bị nhiều mối đe dọa hạt nhân rất đáng sợ thậm chí mang tính sinh tồn hơn, mối đe dọa này sẽ làm cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ vốn yếu ớt lại càng yếu hơn. Mỹ cần phải cải thiện khả năng phòng thủ, giống như Trung Quốc tiến hành nâng cấp hiện đại hóa để đối phó với lực lượng răn đe của Mỹ”, vị cố vấn này cho biết.

Ngoài ra, trong bản báo cáo hồi tháng 6/2014, Lầu Năm Góc đã đánh giá tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 sử dụng nhiên liệu đẩy rắn có thể tấn công tới các mục tiêu tại lục địa nước Mỹ.

Hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đã từ chối đưa ra ý kiến về vụ thử nghiệm DF-41 trên ray. “Mỹ yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn trong phương diện đầu tư và mục tiêu quốc phòng”, một đại diện của cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

Hệ thống tác chiế điện tử trên máy bay J-16EW.

Tham vọng với tiêm kích J-16EW

Theo Jane’s Defence Weekly, Trung Quốc vừa tiến hành chuyến bay thử đầu tiên với J-16 EW- loại máy bay chuyên dụng ngang với chiếc E/A-18G của Mỹ.

Theo nguồn tin này, chiếc J-16EW này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 18/12 tại sân bay của công ty máy bay Thẩm Dương. Hình ảnh về chiếc máy bay này sau đó đã xuất hiện trên một số trang mạng ở Trung Quốc.

Jane’s Defence Weekly nhận định, điểm nổi bật trên chiếc J-16EW mới là hai pod lắp ở đầu mút cánh tương tự thiết bị gây nhiễu chiến thuật AN/ALQ-218 do tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ sản xuất.

Tạp chí Jane’s Defence Weekly dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc nhận định, Bắc Kinh nỗ lực phát triển phiên bản máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng như E/A-18G Growler hiện có của Hải quân Mỹ.

Nguồn tin này nhận định, pháo 30 mm và hệ thống tìm kiếm chỉ thị mục tiêu hồng ngoại trên J-16 đã được Trung Quốc tháo bỏ. Tuy vậy, máy bay vẫn giữ 10 điểm treo vũ khí và pod gây nhiễu dưới cánh tương tự Su-30 do Nga sản xuất.

Jane’s Defence Weekly nhận định, để có được khả năng gây nhiễu thì máy bay Trung Quốc phải loại bỏ nhiều vũ khí tấn công, trong khi đó, chiếc E/A-18G của Mỹ đã chứng minh được khả năng đối kháng điện tử của mình nhưng vẫn khiến đổi thủ phải khiếp sợ với sức mạnh tấn công.

Với cách trang bị này của J-16EW, rõ ràng dù cố theo đuổi tính năng chiếc E/A-18G của Mỹ nhưng xem ra máy bay này của Trung Quốc còn lâu mới đạt được tính năng như máy bay Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới