Friday, April 19, 2024
Trang chủThâm cung bí sửNhận diện chiến lược ngoại giao 'lấn tới' của Trung Quốc (Kỳ...

Nhận diện chiến lược ngoại giao ‘lấn tới’ của Trung Quốc (Kỳ 4)

Sự gia tăng quyết đoán gần đây của Trung Quốc không phản ánh những thay đổi trong mục tiêu tổng thể, cũng không phải là từ bỏ hoàn toàn chiến lược tồn tại trước đó. Thay vào đó, nó là kết quả của việc lãnh đạo đánh giá điều kiện ngày càng thuận lợi về sức mạnh tương đối của quốc gia và các mối đe doạ và cơ hội mà Trung Quốc phải đối mặt.

 

Cái roi và quả táo

Nhìn lại, có vẻ như những dịch chuyển đã bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước đây. Như vậy, việc tuyên bố “thời cơ chiến lược” 20 năm mới có vào năm 2002 dường như xuất phát từ niềm tin rằng sau vụ tấn công 9/11, Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh trọng tâm ra khỏi Trung Quốc và Đông Á và hướng tới Trung Đông. Những khó khăn ngày càng sâu sắc của Hoa Kỳ tại Iraq cũng đã góp phần vào nhận thức rằng Hoa Kỳ đang thấy thế, nếu không nói là xuống dốc. Đến giữa những năm 2000, một số nhà phân tích đã bắt đầu đặt câu hỏi liệu theo xu hướng phân phối quyền lực, thì Trung Quốc có cần phải tiếp tục tuân theo phương châm thận trọng của Đặng Tiều Bình.

Trong khi đó, cùng trong khoảng thời gian ấy, các nhà lãnh đạo cấp cao đã đặt ra “nhiệm vụ lịch sử mới” cho PLA. Đáng chú ý trong số này là yêu cầu quân đội cung cấp “hỗ trợ chiến lược để bảo vệ hiệu quả lợi ích quốc gia”. Cụm từ này được coi là lời kêu gọi phát triển các lực lượng có khả năng triển khai sức mạnh không quân và hải quân ngoài bờ biển của Trung Quốc để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiết yếu và bảo vệ các tuyến liên lạc đường biển ngày một dài và quan trọng.

Sự kết hợp giữa hai yếu tố nhu cầu và thời cơ lớn được phản ánh trong tài liệu hướng dẫn chính thức hay “Báo cáo Công tác” lưu hành sau Đại hội Đảng lần thứ 17 năm 2007. Theo Timothy Heath, “Bản định hướng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc”, Yêu cầu quân đội “bảo vệ lợi ích cốt lõi của quốc gia, nhiều trong số đó nằm ngoài biên giới Trung Quốc” . Heath cho rằng bản định hướng mới giúp chuẩn bị cho sự thay đổi trong cách hành xử đang dần lộ mặt của Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 do đó càng đẩy nhanh những thay đổi trong đánh giá sức mạnh tương đối đang diễn ra. Những thay đổi, đến lượt nó, lại khiêu khích (ngay cả khi không gây ra) sự gia tăng quyết đoán của Trung Quốc sau đó. Các nhà chiến lược duy lý, có tính toàn của Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội để tiến tới mục tiêu vươn lên vị trí số một trong khu vực và họ đã chộp lấy nó trên một loạt các mặt trận. Bắc Kinh có thể cơ hội ở một số khía cạnh, nhưng những hành động của họ là nhất quán trong chiến thuật và chỉ đạo chung.

Dù họ có đưa ra động thái đầu tiên hay không, từ tình huống này đến tình huống khác, trong một vòng cung rộng lớn kéo dài từ vùng biển Hoàng Hải, Bắc Kinh đã cố gắng thuyết phục nước khác xuống nước trước những nguy hiểm nếu leo thang tranh chấp. Mục tiêu của Trung Quốc đa dạng: trong một số trường hợp, chẳng hạn như vụ Impeccable năm 2009, nhằm thẳng vào Hoa Kỳ; trong một số khác, như sự cố tàu cá với Nhật Bản năm 2010 hay một loạt các vụ va chạm với tàu thuyền Việt Nam năm 2011, Trung Quốc dường như chủ yếu hướng tới các nước láng giếng; và trong trường hợp khác, vụ leo thang căng thẳng trên bãi cạn Scarborough và quần đảo Senkaku năm 2012, Trung Quốc chỉ đạo hành động đồng thời nhằm vào các nước láng giếng và quan hệ liên mình của họ với Hoa Kỳ. Khi gia tăng áp lực lên Tokyo và Manila, Bắc Kinh cũng nhằm thăm dò trong mối quan hệ của họ với Washington. Nếu Hoa Kỳ do dự trong việc ủng hộ bạn bè, Trung Quốc có thể nghiêm túc nhảy vào làm suy yếu liên minh đó.

Nước cờ này của Trung Quốc rõ ràng là rất nguy hiểm; nó có thể gây ra phản ứng leo thang hay kích động một phản ứng dữ dội và thúc đẩy các bên khác đến gần nhau hơn. Nhưng chắc chắn điều đó không phải là không hợp lý. Thứ gây khó hiểu cho nhiều nhà quan sát, khiến họ mô tả hành vi của Trung Quốc là vị kỷ hay theo định hướng giải quyết các vấn đề nội bộ, có lẽ là sự quyết tâm của Bắc Kinh trước những gì dường như là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy các chiến thuật của họ tỏ ra phản tác dụng. Tuy nhiên, chúng ta có thể giải quyết vấn đề này mà không cần bàn đến việc nước này có hành động duy lý hay không. Sau năm 2010, Trung Quốc đã không chỉ đơn giản thúc đẩy một chính sách quyết đoán đa hướng, mà thay vào đó, điều chỉnh hành vi của mình trong một vài phương diện để đối phó với phản ứng của các nước khác. Như chúng ta đã thấy, cuối năm đó, chính quyền ĐCSTQ đã bắt đầu có những động thái hoà giải với Hoa Kỳ, tiếp theo là những nỗ lực làm dịu quan hệ với hầu hết các nước thành viên ASEAN.

Tuy nhiên, ngay cả khi họ mềm mỏng với một số đối thủ, Trung Quốc vẫn tăng cường gây áp lực lên một số nước khác, đặc biệt là Nhật Bản và Philippines. Trong trường hợp Nhật Bản và Philippines, năm 2012, Bắc Kinh dường như đã dụ Manila vào một cuộc phục kích, cử tàu đánh cá vào vùng biển tranh chấp và sau đó, khi các lực lượng hải quân Philippines phản ứng, triển khai một đội tàu tuần tra nhỏ trên biển ẩn nấp gần đó. Mấy tháng sau, sau các cuộc do thám bằng máy bay và tàu của Trung Quốc, việc mua một nhóm đảo ở quần đảo Senkaku của Nhật Bản đã tạo cơ hội cho Bắc Kinh tiếp tục leo thang đối đầu đang diễn ra với Tokyo. Trong cả hải trường hợp, hành vi của các cơ quan liên quan, việc huy động tình cảm yêu nước và những phát ngôn cứng rắn từ các sĩ quan PLA tất cả dường như đã được thống nhất và đã tuân thủ hơn là gây ra quyết định hành động của giới lãnh đạo cấp cao.

Việc khẳng định hành vi của Trung Quốc là không duy lý xoanh quanh niềm tin rộng rãi cho rằng họ đang tự tạo ra một phải ứng đối kháng mạnh mẽ và do đó rõ ràng sẽ chuốc lấy thất bại. Tuy nhiên, về điều nay, có lẽ vẫn chưa thể kết luận gì. Từ năm 2012 nhiều những trong khu vực và trên thế giới, ngay cả Hoa Kỳ, đã bắt đầu nghi ngờ rằng chiến lược xoay trục sẽ có thể không tương xứng với tầm quan trọng của một “diễn viên chính”. Khó khăn về kinh phí cùng với nhu cầu tránh làm mất lòng Bắc Kinh đang hạn chế phạm vi và tốc độ phản ứng của Hoa Kỳ trước hoạt động tăng cường quân sự và sự ngày càng quyết đoán của Trung Quốc. Như quan sát của Bắc Kinh, cán cân quyền lực do đó có thể có vẻ sẽ tiếp tục nghiêng hơn nữa, nhanh hơn về phía mình so với cách đây 5 năm.

Mô hình “kẻ duy lý” có vẻ giải thích được quá khứ và đặc biệt là những thay đổi trong cách xử lý các đối tượng đối thoại khác nhau của Trung Quốc, cũng như những dao động trong cách hành động của họ trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điểm. Như thường xảy ra, các mô hình dựa trên các giả định lý trí có thể gặp phải vấn đề phép lặp thừa và dẫn tới sai lệch. Quyết định của Bắc Kinh nhằm tăng cường áp lực lên Tokyo trong khi nới lỏng với một số nước khác có thể phản ánh một kế hoạch của chủ nghĩa dân tộc phổ biến hoặc một tình trạng thù địch nội tại đối với Nhật Bản của riêng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc. Việc tin tưởng thái quá vào tính duy lý của Bắc Kinh có thể làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và bất ngờ. Cuối cùng, ngay cả khi Trung Quốc về cơ bản là một chủ thể duy lý, các nhà lãnh đạo nước này có thể tính toán được mất khác so với dự tính của người quan sát bên ngoài. Hoạt động tưởng chừng phản tác dụng bởi vì chúng kích thích sự phản kháng ban đầu vẫn có thể có lợi trong dài hạn nếu họ làm mất tinh thần và làm kiệt sức mục tiêu hoặc gây chia rẻ các đồng minh của mục tiêu đó.

Kết thúc sự quyết đoán?

Trong nửa sau năm 2014, Bắc Kinh đã thực hiện một số động thái mà một số người giải thích là đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn quyết đoán và có thể khởi đầu một kỷ nguyên của “hoà dịu”. Tháng 5, Tạp Cận Bình có một bài diễn văn quan trọng kêu gọi cách tiếp cận mới đối với các vấn đề an ninh khu vực, mà trong đó “người dân châu Á” sẽ “điều hành công việc của châu Á”. Tháng 10, Bắc Kinh tuyên bố thành lập một Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng mới ở Châu Á nhằm cung cấp vốn cho các dự án phát triển trong khu vực. Một tháng sau, tại Hội nghị cấp cáo Đông Á, Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra lời hứa rằng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh những nỗ lực của mình để đưa ra bộ quy tắc ứng xử để xử lý tranh chấp hàng hải, đề xuất một hiệp ước hữu nghĩ mới giữa Trung Quốc và các thành viên ASEAN, và ngoài ra còn cung cấp cho họ cho khoản vay 20 tỷ USD. Tại hội nghị thượng đỉnh hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/2014 ở Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản có cuộc gặp chính thức cấp cao đầu tiên trong vòng hai năm. Về phần mình, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký thoả thuận với một trong các nội dung là cam kết cắt giảm lượng khí thải carbon và kêu gọi xây dựng quy trình giúp tránh các tai nạn trên không hay trên biển.

Hầu hết các biện pháp này là sự kéo dài của các nỗ lực nhằm giảm bớt căng thăng với Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Đông Nam Á bắt đầu từ cuối năm 2010. Mong muốn của Bắc Kinh nhằm làm hạ nhiệt môi trường ngoại giao có thể phản ánh mói lo ngại rằng nguy cơ xảy ra xung đột không lường trước được đang lớn dần hoặc một đánh giá rằng, ít nhất là trong thời điểm này, cái hại của sự quyết đoán đang lớn hơn cái lợi mà họ mong muốn. Như vậy cũng có thể cái bắt tay vụng về giữa Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Abe sẽ dẫn đến việc Trung Quốc giảm dần áp lực lên quần đảo Senkaku, và lùi bước trong cuộc đối đầu đang diễn ra với Philippiné và Việt Nam. Nếu đúng như vậy, khoảng thời gian hành động quyết liệt bắt đầu từ năm 2009 có thể đã kết thúc, và một khoảng thời gian yên bình hơn trong quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giếng và với Hoa Kỳ, có thể ở trong tầm tay.

Tuy vậy, nhiều khả năng giới lãnh đạo Trung Quốc đã lựa chọn điều chỉnh kết hợp giữa đe doạ và dụ dỗ, thứ mà họ sử dụng để theo đuổi các mục tiêu chiến lược lâu dài, dụ thêm cà rốt nhử một số nước trong khi vẫn tiếp tục làm và vung cây gậy lớn hơn về phía những nước khác. Như thế, kỷ nguyên quyết đoán của Trung Quốc không những không kết thúc mà dường như đang bước vào một giai đoạn phức tạp hơn và tiềm ẩn nhiều thách thức hơn.

Aaron Louis Friedberg, sinh ngày: 16/04/1956, làm việc tại Văn phòng Phó Tổng thống Mỹ, phụ trách các vấn đề về an ninh quốc gia, đồng thời ông cũng là giám đốc hoạch định chính sách. Là một nhà nghiên cứu chiến lược ông đã đưa ra những lý giải về chiến lược ngoại giao “lấn tới” của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới