Một báo cáo y tế mới đây của các chuyên gia y tế cho thấy có sự bất đồng giữa những hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc và phương Tây. Báo cáo cũng chỉ ra mối lo ngại rằng “nội tạng từ các tử tù vẫn đang được sử dụng cho việc cấy ghép ở Trung Quốc”, trong khi nhiều chuyên gia y tế lại tin rằng việc này đã chấm dứt.
Các bác sĩ Trung Quốc mang nội tạng đi ghép, tại tỉnh Hồ Nam năm 2012 (ảnh chụp/ sohu.com)
Đâu là sự thật?
Báo cáo cho thấy tính khách quan của các chuyên gia cấy ghép Phương Tây đã bị che lại bởi một “tia hy vọng chân thành” về việc Trung Quốc sẽ thay đổi.
Kể từ tháng 1 năm 2015, giới chức Trung Quốc đã chủ động công bố việc ngừng giết tù nhân để lấy nội tạng, và nhiều phương tiện truyền thông phương Tây cũng đăng tải thông tin tương tự. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc lại không cho phép điều tra độc lập hoặc truy cập đến dữ liệu cấy ghép tạng – đơn giản là Trung Quốc không cho phép điều đó. Và nguồn dữ liệu duy nhất chỉ là các công bố từ phía họ, những người đang ở trong hệ thống cộng sản Trung Quốc.
Trung Quốc báo cáo rằng nguồn nội tạng ‘hiến tự nguyện’ và số lượng cấy ghép đã ở mức cao kỷ lục trong năm 2015. Tuy nhiên, nguồn gốc của nguồn tạng thì lại không được tiết lộ. Chỉ riêng điều này đã là hồi chuông báo động.
Trên thực tế, việc sử dụng nội tạng tù nhân ở Trung Quốc là việc làm phi đạo đức. Bản báo cáo khẳng định rằng hệ thống ghép tạng của Trung Quốc vẫn tiếp tay cho một tội ác nghiêm trọng: đó là “thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các tù nhân lương tâm”.
Đáng chú ý nhất là các điều tra viên độc lập đã tìm thấy hàng chục ngàn học viên của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công bị giết để bán nội tạng đưa vào cấy ghép kể từ năm 2002.
Báo cáo cũng nêu rõ rằng làm cách nào Trung Quốc có thể thay đổi hệ thống khi mà nó đang qua mặt các nhà quan sát bằng việc phân loại tù nhân như những công dân bình thường. Nội tạng được lấy từ các tử tù, dù họ có tự nguyện cho tặng hay không, giờ đây đều được phân loại là “công dân tự nguyện hiến tạng”.
Với một số lượng tù nhân khủng lồ, chính quyền Trung Quốc lại không hề công khai phân biệt giữa các tù nhân hình sự hay tù nhân lương tâm. Thật không may là cộng đồng y học phương Tây cũng tương tự như vậy.
Hy vọng Trung Quốc thay đổi chỉ là “chuyện trong mơ”
Trong khi các tác giả ghi nhận phản ứng của cộng đồng cấy ghép đối với chương trình hiến tạng tự nguyện mới của Trung Quốc là sự “tiến bộ tích cực”, họ cũng đưa ra cảnh báo mạnh mẽ rằng hy vọng Trung Quốc thay đổi chỉ là “chuyện trong mơ trong khi các tù nhân vẫn nằm trong nguy hiểm do nhu cầu nội tạng và việc khai thác khi hành quyết”.
Bản báo cáo với tiêu đề mang tính hàn lâm “Lịch sử phát triển và hiện trạng của việc thu mua nội tạng từ các tử tù ở Trung Quốc” có thể không thu hút sự chú ý của báo giới quốc tế. Tuy nhiên, nó cho cộng đồng y tế thấy được sự minh bạch đạo đức, giúp họ không phá hoại các giá trị y đức bị che mờ bởi các tuyên bố chính thức mà không có các dữ liệu minh bạch từ phía Trung Quốc.
Không biết thật hay giả, Trung Quốc báo cáo rằng các cơ quan nội tạng được “hiến tự nguyện” và số lượng cấy ghép vẫn đạt mức kỷ lục trong năm 2015, mặc dù phần lớn các công dân Trung Quốc lại không sẵn sàng hiến tặng nội tạng của họ. Nguồn gốc của các cơ quan nội tạng phục vụ cho cấy ghép vẫn chưa được tiết lộ. Chỉ riêng điều này đã là hồi chuông báo động, chứ không phải khen ngợi cho sự thay đổi của hệ thống hiến tạng Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ tiến hành tổ chức hội nghị quốc tế dành cho các chuyên gia cấy ghép vào tháng 8/2016 tại Hồng Kông. Đây có phải là một cơ hội để yêu cầu Trung Quốc cung cấp dữ liệu và quyền truy cập vào hồ sơ cấy ghép của họ? Hay là Trung Quốc sẽ quét sạch hết sự thật về các hoạt động cấy ghép tội ác từ các tử tù dưới bức màn che giấu bằng một lời hứa “hy vọng chân thành”?
Hy vọng chân thành của tôi là việc phân tích y tế từ báo cáo này sẽ giúp các chuyên gia nhìn thấu bản chất các báo cáo chưa được kiểm chứng của Trung Quốc. Đây là cơ hội để tận dụng hội nghị quốc tế các chuyên gia cấy ghép nhằm yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức cần thiết đang được áp dụng ở các nước khác trên thế giới.
Có lẽ đây là một nhiệm vụ khó khăn khi yêu cầu một đất nước cộng sản. Tuy nhiên, sự cố ý xói mòn đạo đức và các giá trị cơ bản của cuộc sống trong việc cấy ghép nội tạng có lẽ là một mối nguy hiểm lớn hơn nhiều đối với tất cả chúng ta.
Kay Rubacek là một nhà sản xuất phim của công ty Swoop Films, bộ phim tài liệu “Hard To Believe” của ông nói về cách các bác sĩ đã trở thành kẻ giết người như thế nào và lý do tại sao chúng ta lại nhắm mắt làm ngơ.