Wednesday, January 22, 2025
Trang chủBiển nóngNhững “kẻ thù” của Nga trong năm 2016

Những “kẻ thù” của Nga trong năm 2016

Montenegro có kế hoạch gia nhập NATO, vấn đề người tị nạn ở biên giới Nga-Phần Lan, tranh chấp kinh tế với Trung Quốc, quan hệ với Mông Cổ và Kyrgyzstan.

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 18/1 dẫn nguồn truyền thông Nga bình luận, năm 2016 có thể trở thành một năm Nga đối mặt với các thách thức nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế. Ngoài tình hình xung đột với láng giềng nổ ra trước đó, sẽ có thêm các xung đột mới, thậm chí có những xung đột bất ngờ nhất.

Các “kẻ thù” tiềm tàng của Nga bao gồm Phần Lan, Trung Quốc, Montenegro, Mông cổ và Kyrgyzstan.

Montenegro có kế hoạch gia nhập NATO

Theo báo Morning News Nga ngày 12/1, quan hệ ngoại giao giữa Nga và Montenegro sớm đã trở nên căng thẳng – người Balkan dự định gia nhập NATO, lời mời đã được NATO đưa ra.

Trước đây, quân nhân Balkan đã được sắp xếp trong lực lượng NATO đóng ở Afghanistan. Một khi nước này gia nhập NATO, thị trường bất động sản các thành phố như Budva sẽ bị ảnh hưởng.

Irina Rudneva – nhà nghiên cứu cao cấp Viện nghiên cứu Slavic, Viện Khoa học Nga, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu khủng hoảng Balkan đương đại cho rằng: “Nhà lãnh đạo Montenegro mạnh mẽ tuyên bố tham gia trừng phạt Nga. Sau đó, họ lại mạnh mẽ tuyên bố gia nhập NATO và triển khai vũ khí hạt nhân trong lãnh thổ.

Đương nhiên, trong bối cảnh tình hình ngoại giao Nga trở nên phức tạp, điều này đã gây ra căng thẳng cho quan hệ hai nước. Nhưng quan hệ hàng ngày giữa nhân dân hai bên thì không vấn đề gì – tình hữu nghị kéo dài vài thế kỷ hoàn toàn không giảm đi.

Nhìn ở góc độ ngoại giao, cần phải thừa nhận rằng chúng tôi đang thấy quan hệ song phương trở nên lạnh lẽo”.

Vấn đề dân tị nạn gây phiền phức ở biên giới Nga-Phần Lan

Về quan hệ giữa Nga và Phần Lan, lệnh cấm mới của nhà cầm quyền “quốc gia nghìn hồ” có thể có tác dụng tiêu cực. Vấn đề là cấm đi xe đạp qua biên giới Nga-Phần Lan. Đến nay, chỉ có thể đi ô tô qua biên giới.

Phó tiến sĩ sử học Alexey Komarov, Chủ nhiệm Trung tâm Lịch sử Bắc Âu và biển Baltic bình luận: “Khi một lái xe taxi đưa dân di cư vào châu Âu, anh ta sẽ bị tố cáo vượt biên trái phép. Biện pháp tốt hợp pháp duy nhất cách đây không lâu là đi xe đạp qua biên giới.

Trước đây có rất nhiều dân di cư đi qua biên giới Nga và Na Uy. Họ trước tiên đến Murmansk, sau đó tiếp tục tới gần biên giới, kiếm được xe đạp, đi vào Na Uy và trở thành dân tị nạn. Nhưng, do cuộc sống trở nên khó khăn, họ bắt đầu tìm cách vượt biên giới Na Uy và Phần Lan.

Biên giới này dài hơn nhiều biên giới giữa Na Uy và Nga – biên giới trên bộ khoảng 700 km, trong khi đó, biên giới giữa Na Uy và Nga chỉ có 100 km”.

Chuyên gia này cho rằng: “Trong dân di cư không chỉ có dân tị nạn điển hình. Thường thấy người Syria sinh sống vài năm ở Nga, vì có cuộc sống tốt hơn. Đương nhiên, họ thường nghe nói điều kiện kinh tế của Phần Lan thuận lợi hơn. Dân di cư đổ xô đến, số lượng ngày càng tăng, cuối cùng gây ra mâu thuẫn ở nước này. Nhưng hoàn toàn không phải do Nga cử họ đến, mà là chính sách của EU đang hỗ trợ cho điều này”.

Theo thông báo của Cảnh sát Phần Lan, số lượng dân dị nạn ở nước này đứng thứ tư châu Âu. Phần Lan cho rằng, Nga không thể ngăn chặn làn sóng người tị nạn ngày càng tăng, nhà cầm quyền Phần Lan buộc phải mua sắm lều bạt và container, bố trí cho họ ở biên giới.

Một vấn đề khác là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Phần Lan ở bờ biển vịnh Bothnia có sự tham gia của công ty năng lượng nguyên tử quốc gia Nga.

Đại diện các tổ chức bảo vệ môi trường Phần Lan và Thụy Điển phản đối thực hiện dự án này. Họ cho rằng, “sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân” sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới số lượng cá hồi.

Trước khi dự án đưa vào hoạt động năm 2024, vấn đề này sẽ luôn là điểm xung đột tiềm tàng.

Alexey Komarov cảnh báo: “Ở đây, chúng ta đã nhìn thấy vấn đề có liên quan đến năng lượng hạt nhân rất quan trọng. Trong lịch sử đã xảy ra nhiều sự cố khác nhau – ở Phần Lan, Mỹ, Nhật Bản… luôn có người phản đối xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Nhưng cho dù như vậy, đây là phương pháp rất phổ biển và kinh tế để có được điện năng. Nhìn ở góc độ sinh thái, nó cũng có một loạt lợi ích – không gây ô nhiễm môi trường như các nhà máy nhiệt điện và thủy điện, các nhà máy nhiệt điện và thủy điện có khi phải làm ngập một khu vực lớn”.

Tranh chấp kinh tế với Trung Quốc có thể gia tăng

Nói đến “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa kết nối Trung Quốc với thị trường châu Âu”, Nga hy vọng Trung Quốc đặt phần lớn con đường này ở lãnh thổ của họ. Nhưng Bắc Kinh có ý nghĩ khác: Trung Quốc đã thử bỏ qua Nga, mở ra con đường đi tới châu Âu, đó là đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Azerbaijan và Georgia.

Sức mạnh cốt lõi của Hải quân Nga là lực lượng tàu ngầm tấn công và tên lửa, chiến lược thời chiến tập trung vào răn đe hạt nhân chiến lược và phòng thủ.

Dự đoán về năm 2016, Phó viện trưởng Á-Phi, Đại học Moscow, Andrey Karneev cho rằng, thương mại Nga-Trung tụt dốc lớn. Đây sẽ là một trong những thách thức chủ yếu sẽ ảnh hưởng tới quan hệ hai nước.

Theo Andrey Karneev: “Hiện nay, chúng tôi đang ở trong khó khăn do đồng rúp mất giá. Đương nhiên, điều này đã làm suy yếu sức mua của các công ty Nga. Đồng thời, nhà quan sát nhìn thấy khó khăn hiện nay của Trung Quốc, sự thay đổi về thực lực của các công ty Trung Quốc cũng sẽ gây chú ý.

Tôi tin rằng, chính phủ sẽ có những nỗ lực nhất định để ổn định quy mô thương mại. Nhưng, còn có rất nhiều việc tùy thuộc vào chính trường quốc tế. Chúng tôi cũng thấy được, thái độ của Nga và Trung Quốc đối với Syria có nhiều khác biệt, nhưng cũng sẽ nhìn thấy quan điểm thống nhất của hai bên”.

Andrey Karrneev cũng đã đề cập tới quan hệ xấu đi giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng: “Nó sẽ không được khôi phục nhanh chóng. Đồng thời, Trung Quốc đang thực hiện các dự án ‘con đường tơ lụa’, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia quan trọng của con đường này. Đây sẽ là một vấn đề phức tạp, cần tìm cách thỏa hiệp”.

Mông Cổ xây nhà máy thủy điện có thể gây ra vấn đề sinh thái ở Nga

Khi nói tới quan hệ giữa Nga và các nước châu Á khác, Andrey Karneev đã đề cập tới Mông Cổ. Ông đã bàn tới vấn đề sinh thái có thể xuất hiện ở Nga khi xây đập và nhà máy thủy điện ở sông Selenga và nhánh sông của nó.

Sông Selenga là con sông lớn nhất chảy vào hồ Baikal, cung cấp gần một nửa lượng nước cho hồ này. Xây dựng đập trên sông Selenga có thể chặn nguồn nước của hồ Baikal, gây thiệt hại cho hệ sinh thái của Buryat, làm cho nhà máy thủy điện Angarsk hoạt động không ổn định.

Các thành viên tích cực của tổ chức sinh thái Dòng sông không biên giới và tổ chức Hòa bình xanh cho rằng, dự án của Mông Cổ cần phải dừng lại. Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết sẽ giải quyết vấn đề này.

Karneev cho rằng: “Rất nhiều quốc gia đang ở ngã tư đường. Một mặt họ có các công trình hạ tầng xây dựng không đạt như đường sắt, cầu, nhà máy thủy điện… Nhưng, hiện nay, không phải mọi quốc gia đều sẽ đưa ra yêu cầu liên quan (bảo vệ môi trường), bởi vì họ vẫn chưa đi hết con đường mà các nước khác đã đi trong thế kỷ 20 và nếm trải sự đau đớn do nó mang lại.

Đối với những người vạch ra dự án, từ chối những tiêu chuẩn này có nghĩa là làm tổn hại đến tốc độ phát triển. Nhưng, mặt khác, coi thường yêu cầu sinh thái của nước khác cũng đã không thể được. Vì vậy, cần tìm kiếm phương án điều hòa”.

Đối với Mông Cổ, hiện nay, xây dựng nhà máy thủy điện là nhân tố có liên quan đến sự sống còn của nền kinh tế, là dự án quan trọng nhất giải quyết vấn đề thiếu điện và cung cấp điện cho Trung Quốc. Ngân hàng thế giới, ngân hàng Trung Quốc và công ty Pháp đã tham gia cung cấp vốn cho dự án.

Quan hệ giữa Kyrgyzstan và Nga xấu đi

Một nước châu Á khác có thể tiếp tục xung đột với Nga là Kyrgyzstan. Nước cộng hòa Liên Xô cũ vừa gia nhập Liên minh Âu-Á đã xích mích với Nga. Nguyên nhân quan hệ xấu đi là thỏa thuận xây dựng nhà máy thủy điện Kambar-Ata và nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Naryn được ký kết từ 4 năm trước.

 “1 hệ thống triển khai ở đá Subi ở quần đảo Trường Sa, 1 hệ thống triển khai ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, 1 hệ thống triển khai ở đảo Hải Nam…”

Theo thỏa thuận, doanh nghiệp Nga phải bỏ vốn trên 700 triệu USD. Nhưng Tổng thống Kyrgyzstan Atambayev cho hay, phía Kyrgyzstan bắt đầu tìm kiếm nhà đầu tư khác, bởi vì nhà cầm quyền Nga không có nghĩa vụ thực hiện.

Lý do chính Nga từ khối tham gia dự án là, nếu Kyrgyzstan khởi công xây dựng nhà máy thủy điện ở sông giáp ranh, tình hình Trung Á có thể trở nên gay gắt, thậm chí dẫn tới các hành động quân sự.

Tổng thống Uzbekistan Islom Karimov nhiều lần đã đưa ra cảnh báo như vậy. Ông cho rằng, biển Aral sẽ hoàn toàn khô cạn nếu có nhà máy điện. Ông Karimov còn kêu gọi Liên Hợp Quốc can thiệp.

Ông Islom Karimov nói: “Sau cách mạng màu, tình hình Kyrgyzstan luôn bất ổn. Ít có người có thể bảo đảm tình hình sẽ không xấu đi. Khó khăn kinh tế xảy ra ở Nga và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập không thể không có ảnh hưởng tới khu vực.

Không nói cũng rõ, trong tình hình hiện nay, khả năng đầu tư của Nga giảm đi. Vì vậy, không thể cho phép tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nghèo đói tăng lên. Tranh chấp sử dụng nguồn nước đã tồn tại từ khi Liên Xô giải thể và các nước Trung Á thành lập.

Nếu có thể duy trì được ổn định chính trị thì sẽ có thể cho đạt được thống nhất về vấn đề kinh tế. Nhưng nếu nổ ra Cách mạng Màu, thì các nước liên quan sẽ bị tụt hậu rất nhiều năm – nó dài hơn bất cứ sự tụt hậu nào gây ra bởi khó khăn kinh tế”.

RELATED ARTICLES

Tin mới