Friday, April 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMáy bay ''made in VN'' cất cánh: Bay êm, nhẹ nhàng lắm!

Máy bay ”made in VN” cất cánh: Bay êm, nhẹ nhàng lắm!

Sau khi hoàn thành bài bay treo, ông Hiển tiếp tục thực hiện các bài bay tới lui, tăng giảm độ cao, hướng tới việc bay thuần thục.

Bay rất nhẹ nhàng

Trao đổi với Đất Việt, ngày 01/2, kỹ sư Bùi Hiển (62 tuổi, ngụ Bình Dương) cho biết: “Cơ quan chức năng địa phương vừa mới xuống nhà tôi để nhắc nhở không được phép mang máy bay made in Việt Nam ra ngoài trời bay nếu chưa được phép, chứ không có lập biên bản.

Về bản thân các cán bộ địa phương cũng rất mừng khi chiếc máy bay của tôi hiện nay đã bay rất nhẹ nhàng. Chỉ là do tay lái của tôi còn quá non nên chưa thể bay cao được. Tôi định sẽ bay cao hơn khi đủ 30 giờ bay, nhưng bây giờ mới được 15 giờ bay”.

Ông Hiển cho biết thêm: “Tôi đang bay bài đầu tiên cũng là bài bay khó nhất đó là bay treo, trong thời gian 1 phút, nhưng tôi chưa dám bay lên cao, nhưng trong tương lai gần tôi sẽ cố gắng thực hiện.

Dự kiến cũng chỉ khoảng nửa tháng nữa thì tôi có thể bay thành thạo, giấc mơ bay trên bầu trời sẽ sớm thành hiện thực, vì hiện nay máy bay đã bay rất ổn định”.

Theo ông Hiển thì sau khi bay được, ông sẽ xin giấy phép bay từ phía cơ quan chức năng. Đầu tiên, ông sẽ xin làm một đề tài thông qua Hội hàng không vũ trụ Việt Nam, rồi xin Cục phát kiến để bay thử, như một máy bay mô hình.

Bây giờ cũng mới bay được 50% ước muốn của bản thân ông Hiển, vì cái khó nhất của trực thăng là phải bay khỏi mặt đất, quyết định được hay không, lên khỏi mặt đất thì mới dám xin phép bay. Tuy ông đã thực hiện được, nhưng máy bay chưa lên cao.

“Hệ thống lái hiện nay rất hiệu lực, giờ chỉ còn người điều khiển, vì phi công học 5 năm, còn bản thân tôi mới bay được vài tuần.

Đối với tôi thời gian bây giờ rất quan trọng, tôi không còn trẻ nữa. Cả đời tôi đau đáu với mơ ước làm sao mình có thể chế tạo được máy bay, đến giờ máy bay đã thành hình và đã bay thành công”, ông Hiển tâm sự.

Theo dự kiến của ông Hiển, từ nay đến Tết Nguyên đán Bính Thân, ông có thể lái thuần thục, thành thạo chiếc Bùi Hiển 2, và độ cao sẽ được nâng từ 25cm lên đến hơn 1m so với mặt đất.

Vì nói chung đã làm đạt tiêu chuẩn, chỉ có những chi tiết chế tạo ra thì chưa đạt, nên tham gia giao thông thì chưa được.

May bay ''made in VN'' cat canh: Bay em, nhe nhang lam!

Chiếc máy bay Bùi Hiển 2 khi đang ở xưởng.

Đặc biệt, có chi tiết như cánh máy bay rất cần phải thay đổi, vì hiện nay, cánh mình làm vẫn bay được nhưng vô cùng nặng, mất công suất lớn, bay không chuẩn bằng máy có công nghệ cao, nên cần thiết phải nhập. Cánh máy bay tự chế hạn chế lớn nhất là cái mặt phẳng không chuẩn, nặng hơn cánh bình thường.

“Vẫn còn cần rất nhiều đầu tư về thời gian, cũng như chất xám thì Việt Nam mới làm được những máy bay như quốc tế. Đặc biệt, ngành công nghiệp sản xuất hàng không vẫn còn đang bối rối khi nghĩ đến hai từ chế tạo các thiết bị, sản phẩm”, ông Hiển nhận định.

Sẽ hoàn thành bài bay 15 phút hoàn hảo

Mặt khác, theo đánh giá của kỹ sư “hai lúa” Bùi Hiển, chiếc “Bùi Hiển 2” bay bốc hơn “Bùi Hiển 1” rất nhiều, bởi động cơ mạnh gấp nhiều lần, cánh quạt cải tiến, két nước làm mát lớn… đáp ứng được vòng quay cao, lực ép, đẩy mạnh.

Động cơ được trang bị hệ thống giải nhiệt của ô tô 2.0. Trọng lượng cất cánh có tải tối đa 500 kg. Kinh phí dành cho chiếc máy bay này là hơn 500 triệu đồng.

Ông cho biết: “Sau khi bay treo, thời gian tới, tôi sẽ bay tới lui, bay tăng giảm độ cao, bay trong vùng đệm ống khí của cánh quạt, tất cả phải thực hiện trong vòng 15 phút, như vậy là toại nguyện”.

Theo ông Hiển, máy bay này tiêu tốn khoảng 15 lít xăng A92 trong 1 giờ bay. Trong giai đoạn tập bay, ông sử dụng bình xăng 15 lít, nhưng nếu bay cao thì sẽ thay thế bằng bình xăng 45 lít.

Thiết kế ban đầu máy bay nặng 340kg, sau nhi

RELATED ARTICLES

Tin mới