Câu chuyện bé gái Nga 13 tuổi bị bắt cóc và cưỡng hiếp gây nên mối căng thẳng quan hệ ngoại giao Nga- Đức được tuyên bố là dàn dựng.
Telegraph cho hay, hôm 31/1, các công tố viên Đức đã tuyên bố một thông tin bất ngờ, đập tan mọi sự căng thẳng 2 bên Nga- Đức do có liên quan tới việc em Lisa, 13 tuổi được cho là bị bắt cóc và cưỡng hiếp tại Đức.
Theo đó, bé gái gốc Nga đã “lập tức thừa nhận dàn dựng câu chuyện bị bắt cóc và cưỡng hiếp” trong cuộc thẩm vấn 3 ngày sau vụ việc, phát ngôn viên của cơ quan công tố Martin Steltner khẳng định.
Ông cho biết, Lisa không dám trở về nhà sau khi nhà trường liên lạc với gia đình để thông báo về một số vấn đề của cô bé. Do đó, Lisa đã tới nhà của người quen, một thanh niên 19 tuổi để tá túc. Sau đó, cô bé tiếp tục bịa chuyện bị bắt cóc và cưỡng hiếp để giải thích với bố mẹ về sự biến mất của mình.
Theo phát ngôn viên của cơ quan công tố Đức, cảnh sát đã điều tra điện thoại di động của Lisa và phát hiện, không xảy ra quan hệ tình dục giữa cô bé với bất cứ người đàn ông nào. Người bạn 19 tuổi của Lisa cũng trong sạch.
“Con gái tôi đã làm một chuyện sai trái”, mẹ Lisa trả lời phỏng vấn báo Đức Spiegel. Bà cho biết thêm rằng, cô bé gần đây đã phải tới bệnh viên để điều trị tâm thần.
Trước đó, hôm 11/1, bố mẹ của Lisa đã báo cảnh sát về việc em bị mất tích, không đến trường học ở quận Marzahn, thủ đô Berlin (Đức).
Sau 30 tiếng đồng hồ, Lisa trở về nhà với thương tích khắp người và nói với bố mẹ rằng đã bị những người đàn ông có ngoại hình giống người Trung Đông hoặc Bắc Phi bắt cóc và cưỡng hiếp. Cuộc điều tra được tiến hành ngay sau đó song cảnh sát Đức sớm tuyên bố không có bằng chứng Lisa bị bắt cóc và cưỡng hiếp.
Vụ việc gây ra sự phẫn nộ lớn tại cộng đồng người Nga ở Berlin và sự phản đối với chính sách nhập cư của nước này đồng thời gây ra căng thẳng ngoại giao giữa hai nước.
Truyền thông Nga cáo buộc cảnh sát Đức cố tình che đậy sự thật. Trong khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, rõ ràng Lisa không biến mất một cách tự nguyện.
Đáp trả, Ngoại trưởng Đức cảnh báo Nga không được “chính trị hóa” vụ việc của Lisa và cáo buộc, Moscow đang xen vào công việc nội bộ của Berlin.
Ngoại trưởng Nga sau đó tuyên bố: “Chúng tôi không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Không ai lại đi cáo buộc rằng, những bình luận về một vụ việc liên quan đến nhân quyền là hành động can thiệp vào công việc nội bộ”.
Ngoại trưởng Lavrov mạnh mẽ đáp trả: “Những người bạn Đức của chúng tôi thường xuyên lên tiếng bình luận về nhiều vấn đề nội bộ của Liên bang Nga. Họ lên tiếng còn nhiều hơn và thường xuyên hơn chúng tôi. Họ cũng không chỉ nói về vấn đề nhân quyền mà còn nhiều vấn đề khác”.
Giờ đây khi sự việc cô bé Lisa đã được sáng rõ, một vấn đề vẫn còn nằm vẹn nguyên trong các cuộc biểu tình ở Berlin là vấn đề với người nhập cư.
Người dân Berlin phẫn nộ với cuộc di cư tới từ Trung Đông, Bắc Phi. |
Thủ tướng Đức Angela Merkel từng được phong danh hiệu là “người hùng của người nhập cư” nhờ chính sách mở cửa song một thực tế nhiều người đang dần cảm thấy rõ ràng sự bất ổn và muốn rời khỏi đây.
Trong khi đó, nhận biết sớm được các khủng hoảng tất yếu sẽ xảy đến nếu dang rộng vòng tay đón người nhập cư, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo và tiên đoán về cuộc khủng hoảng này.
Hồi tháng 9/2015, tại Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF), Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhắc tới việc Nga đã dự liệu sẵn cuộc khủng hoảng này xảy ra đối với phương Tây nếu chỉ nhăm nhăm thực hiện theo các ý đồ Mỹ.
Lúc đó, Tổng thống Nga muốn nhắc nhở phương Tây rằng những nỗ lực đối với người di cư trên đất Âu sẽ không giải quyết được vấn đề bằng việc để những người đó sống được ở đất nước của họ. Và Nga đang nỗ lực làm điều đó ở Syria.
Đây là vấn đề mà có lẽ Nga đã nhiều lắn nhắn nhủ tới Đức do các mối quan hệ thân tình giữa hai nước song Berlin có lẽ không hiểu được ý tình sâu này của Mosow.
Ngay cả trong câu chỉ trích của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng hàm ý nhắc nhở phía Đức hiểu bản chất của vấn đề mà Nga muốn nhắm tới là cuộc khủng hoảng di cư chứ không riêng vấn đề “nhân quyền”.
Sự căng thẳng gần đây liên quan đến người Nga sống tại Đức có thể gây phẫn nộ trong dân chúng nhưng nhưng mối thân tình Nga- Đức chắc chắn sẽ không vì đó mà đổ vỡ.