Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiCác trò lừa đảo của TQ và bài học đường sắt Việt...

Các trò lừa đảo của TQ và bài học đường sắt Việt Nam

Và đó cũng là nguyên nhân hàng loạt công trình nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện tại Việt Nam đội vốn, theo Financial Times.

Ngày 1/11/2015, Forbes Asia nêu lại câu hỏi mà Chính phủ Nhật Bản đã tư vấn họ: Tại sao chúng ta lại thất bại trước Trung Quốc trong việc đấu thầu dự án đường sắt cao tốc tại Indonesia?

Sau khi phân tích những nội dung mà Trung Quốc và Nhật Bản đưa ra với chủ đầu tư Indonesia, Forbes Asia đã nhận định: Bảy năm nỗ lực của Nhật Bản đã không mang lại kết quả gì.

Dự án thuộc về Trung Quốc không chỉ là một thành công từ góc độ thương mại thông thường, mà về mặt ngoại giao kinh tế, đó là một bước tiến có ý nghĩa sâu sắc đối với Trung Quốc. Còn đối với Nhật Bản, đây là một dịp để họ suy nghĩ lại về các chính sách và chiến lược của mình ở châu Á.

Điều đó cho thấy Trung Quốc đã sử dụng nhiều công cụ phục vụ cho ý đồ toàn cục của họ và họ đã có những thành công. Trong quá trình vận dụng, có những công cụ của Trung Quốc mà đối thủ, đối tác có thể nhận ra được và có thể có biện pháp đối phó.

Nhưng Bắc Kinh cũng có những công cụ người ta không thể tìm ra biện pháp hóa giải mà chỉ thể hiện thái độ bức xúc, thậm chí căm ghét, tẩy chay mà thôi.

Đặc biệt, Trung Quốc còn có những công cụ rất tinh vi, triệt hạ đối thủ, khống chế đối tác rất nhẹ nhàng và không phải ai cũng nhận ra được. Vì vậy những công cụ này thường làm cho đối thủ “ngã ngựa”, còn đối tác thì sẵn sàng tự nguyện “chui đầu vào rọ” mà vẫn vui mừng, vẫn tin là mình có lợi, mình thắng lợi.

Đã có rất nhiều nền kinh tế lao đao vì vấn nạn này, đã có hàng loạt thực thể kinh tế “chết đứng” vì những công cụ đặc biệt này của chính phủ Trung Quốc, của doanh nghiệp Trung Quốc và của thương nhân Trung Quốc.

Công cụ gì mà đặc biệt quá vậy? Công cụ gì mà có thể giúp Trung Quốc chiến thắng cả những chuyên gia kinh tế bậc thầy của Nhật Bản vậy?

Qua nghiên cứu hàng loạt những vấn đề kinh tế, những hoạt động thương mại, những quan hệ hợp tác…người viết cho rằng Trung Quốc đã áp dụng quy trình ngược trong hoạt động kinh tế. Hệ quả của nó thể hiện ra người Trung Quốc là những người làm ăn dễ dãi, thoải mái trong cả vai trò người bán – người cung ứng và trong cả vai trò người mua – người tiêu thụ.

Và đó là cách thức Trung Quốc ru ngủ đối phương và đưa họ vào bẫy.

Người bán dễ chịu

Trong quan hệ kinh tế, từ thăm dò đến chính thức đặt vấn đề, người Trung Quốc thường xúc tiến rất nhanh lẹ. Đó là một trong những yếu tố làm cho nhiều người rất thích và mong muốn hợp tác, trở thành đối tác với Trung Quốc và đương nhiên là gạt bỏ những đối tác tiềm năng khác để dành ưu ái cho Trung Quốc.

Trong hoạt động kinh doanh, cơ hội vụt đến rồi vụt đi nên việc nắm bắt và khai thác được cơ hội là một trong những yếu tố làm nên thành công cho doanh nghiệp, doanh nhân và cho cả nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong quan hệ làm ăn với Trung Quốc thì mọi việc không đơn giản như vậy. Việc nhanh và chậm với Trung Quốc đều có ý đồ mà một phần là tối đa hóa lợi ích, và một phần là đánh gục cả đối thủ lẫn đối tác.

Trong quan hệ hợp tác, khi kết nối thành công thì quá trình hợp tác bắt đầu bằng việc triển khai nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Người ta thấy phía Trung Quốc luôn rất sốt sắng trong việc cho ra những sản phẩm của sự hợp tác.

Đó là hồ sơ chào hàng với những nội dung mặc định như mẫu mã, chủng loại, số lượng, giá cả, thời gian giao nhận, cách thức thanh toán và yêu cầu kỹ thuật.

“Ông Teten Maskuki, Trưởng bộ phận hành chính của Tổng thống Indonesia cho rằng, Joko Widodo quyết định chọn Trung Quốc chủ yếu dựa vào cách tiếp cận chính thức của Trung Quốc rất thực tế và nhanh lẹ, kiểu “doanh nghiệp với doanh nghiệp”, trái ngược với kiểu tiếp cận “chính phủ với chính phủ” như của Nhật Bản”, theo Forbes Asia.

Ai cũng biết rằng, trong những nội dung của một thương vụ kinh tế – theo cả lý thuyết kinh tế và thực tế hoạt động kinh doanh – thì yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm là yếu tố quyết định những yếu tố còn lại.

Vì nếu “cần và có” đã kết nối thành công, thì vấn đề tiếp theo sẽ phải là “tiền nào của đó”. Nghĩa là chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố cốt lõi làm nên giá trị sử dụng, cấu tạo nên giá thành, hình thành nên giá trị và quyết định nên giá bán.

RELATED ARTICLES

Tin mới