Sunday, November 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mới6 chuyên gia kinh tế cảnh báo nguy cơ của nền kinh...

6 chuyên gia kinh tế cảnh báo nguy cơ của nền kinh tế TQ

Chiều ngày 19/2, Diễn đàn Kinh tế Trung Quốc 2016 đã được tổ chức ở Bắc Kinh. Các chuyên gia kinh tế như ông Ngô Kính Liễn, Vương Tiểu Lỗ, Vương Nhất Minh… cảnh báo nguy cơ có tính hệ thống của nền kinh tế Trung Quốc, rất nhiều vấn đề khó giải quyết, như tồn kho bất động sản, tài chính, chính sách tiền tệ…

Ngô Kính Liễn: Nguy cơ mang tính hệ thống

Tại Diễn đàn, nhà kinh tế Ngô Kính Liễn đã có bài diễn thuyết “Nhanh chóng thay đổi phương thức phát triển kinh tế.” Theo đó, ông Ngô Kính Liễn cho rằng, hiện nay nền kinh tế Trung Quốc có hai hiện tượng, một là tỷ suất đầu tư giảm dần; hai là tỷ suất đòn bẩy liên tục tăng cao, hiện vẫn đang tăng lên và ẩn chứa nguy cơ mang tính hệ thống. Dùng thuyết Keynes, nhìn trong dài hạn xem ra không hiệu quả, ngược lại rất tai hại.

Ông Ngô Kính Liễn phân tích, nguyên nhân suy thoái kinh tế Trung Quốc nằm ở mặt cung cấp, do sự sụt giảm nguồn lợi thế từ tỷ lệ người trong độ tuổi lao động, hiệu quả đầu tư ngày càng thấp, năng lực sản xuất sụt giảm. Phát triển kinh tế Trung Quốc không ở mặt cầu mà ở mặt cung. Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong thị trường, tình trạng này cần thay đổi.

Vương Nhất Minh: Khó giải quyết hàng tồn kho bất động sản

Ông Vương Nhất Minh, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, vào cuối tháng 12 năm ngoái, diện tích bất động sản chờ bán khoảng 718 triệu m2, hiện Trung Quốc cần khoảng 6 ~ 7 tháng để giải quyết lượng bất động sản tồn kho này; nếu tính thêm thêm diện tích 7,35 tỷ m2 chung cư hạng trung thì cần khoảng gần 6 năm mới giải quyết được lượng tồn kho; tính thêm diện tích chung cư hạng cao cấp thì cần khoảng 6,5 năm mới xử lý được.

Ông Vương Nhất Minh cho rằng, có hai vấn đề khó khăn trong trong giải quyết bất động sản tại các tòa nhà ở đô thị. Khó nhất là hàng tồn ở các đô thị cấp 3 và 4, hiện chưa tìm được phương pháp nào hiệu quả. Cái khó thứ hai là do tốc độ phát triển mua bán qua mạng, nên càng khó khăn trong xử lý bất động sản ở hệ thống tòa nhà thương mại và cao ốc văn phòng, ít nhất cũng phải mất 11 năm mới mong có thể xử lý được lượng tồn đọng.

Cao Bồi Dũng: Trung Quốc bước vào thời khó khăn về tài chính

Ông Cao Bồi Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Tài chính, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng, việc cải cách tài chính và thuế vụ không xảy ra trong lúc tài chính dồi dào mà chỉ xảy ra trong thời khó khăn. Vì thế mà có cải cách tài chính và thuế vụ năm 1994. Gần đây, Trung Quốc đã vào thời kỳ khó khăn về tài chính.

Vương Tiểu Lỗ: Không bỏ đòn bẩy tài chính thì rất nguy hiểm

Ông Vương Tiểu Lỗ, Phó Trưởng ban Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc cho rằng, chính sách đồng Nhân dân tệ hiện không chắc chắn, chỉ có thể nói là thoáng hơn, tốc độ tăng M2 (phát triển tổng phương tiện thanh toán) cao hơn gần 7 điểm phần trăm so với GDP. Vào tháng Một năm nay, các khoản cho vay đã tăng 2,5 nghìn tỷ, tăng hơn 1 nghìn tỷ, theo tốc độ này, tăng trưởng đồng Nhân dân tệ đang tiếp tục leo thang, không những không bỏ được đòn bẩy tài chính mà còn nâng cao thêm, trong tình hình này nguy cơ tài chính còn xa không?

Theo ông Vương Tiểu Lỗ, thực tiễn đã chứng minh chính sách tiền tệ thông thoáng không thể giải quyết được vấn đề yếu kém của nền kinh tế, nếu như không điều chỉnh kết cấu mà tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ thông thoáng thì sẽ phải gánh chịu nhiều nguy cơ lớn.

Trương Thự Quang: 52 lĩnh vực tăng trưởng âm

Ông Trương Thự Quang, Chuyên viên Viện Nghiên cứu Kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, không thể chỉ nhìn tích cực mà bỏ qua mặt tiêu cực. Mặt tích cực là có những thay đổi trong điều chính cơ cấu, tiêu cực là có vấn đề ở tăng trưởng công nghiệp 6,2%, đó là 52 lĩnh vực tăng trưởng âm. Phải cảnh giác với khủng hoảng nợ và rủi ro tỷ giá.

Thái Phường: Dân số hoạt động kinh tế năm 2017 sẽ tăng trưởng âm

Ông Thái Phường, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội cho biết, từ giai đoạn 2011 – 2012, tăng trưởng tỷ lệ người lao động ở Trung Quốc Đại Lục giảm dần hàng năm. Dân số hoạt động kinh tế năm 2017 sẽ tăng trưởng âm, kể từ năm ngoái tăng trưởng lực lượng lao động ở nông thôn bằng không. Vì thế phải cố gắng nâng cao năng suất lao động.

RELATED ARTICLES

Tin mới