Saturday, May 4, 2024
Trang chủThâm cung bí sửNhững xung đột về pháp lý của Việt Nam và Trung Quốc...

Những xung đột về pháp lý của Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông (Kỳ 8)

Trung Quốc đã dứt khoát khẳng định rằng quần đảo Trường Sa nằm trong số “đảo thuộc lãnh thổ Trung Quốc mà biển cả tách ra khỏi lục địa và các đảo ven bờ lục địa”. Cải cách nói quả quyết như thế tất nhiên là hoàn toàn không nhất quán với bất cứ yêu sách nào đối với quần đảo Trường Sa rằng nó gắn liền với lục địa Trung Quốc bởi “Vùng nước lịch sử” chứ không phải bờ “biển cả”.

Vị trí giàn khoan HD-981 đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam

Trong tuyên bố này, như Giáo sư luật xuất chúng người Trung Quốc Wang Tie-ye đã có lần gọi nó là “văn kiện pháp lý tối quan trọng về biển mà Trung Quốc từng ban bố, Trung Quốc đã không yêu sách vùng biển rộng lớn nằm trong “biên giới” chín đoạn đứt quãng mà chỉ đòi vùng biển kế cận với lục địa và các đảo cụ thể mà họ yêu sách chủ quyền. Hơn nữa, Trung Quốc đã dứt khoát khẳng định rằng quần đảo Trường Sa nằm trong số “đảo thuộc lãnh thổ Trung Quốc mà biển cả tách ra khỏi lục địa và các đảo ven bờ lục địa”. Cải cách nói quả quyết như thế tất nhiên là hoàn toàn không nhất quán với bất cứ yêu sách nào đối với quần đảo Trường Sa rằng nó gắn liền với lục địa Trung Quốc bởi “Vùng nước lịch sử” chứ không phải bờ “biển cả”.

Sự thất bại của Trung Quốc trong việc khẳng định yêu sách về “vùng nước lịch sử” năm 1958 – và chắc chắn đó là sự từ bỏ dứt khoát của Trung Quốc về bất kỳ yêu sách nào như vậy – còn được đánh dấu bằng việc họ đã không thể nói rõ bất kỳ quan điểm nào về vấn đề thềm lục địa trước năm 1970. Năm đó, Trung Quốc khẳng định yêu sách đầu tiên của mình về thềm lục địa để đáp lại đề nghị của Triều Tiên và Nhật Bản về phát triển đáy biển của họ. Tuyên bố dự thảo đầu tiên này của Trung Quốc về thềm lục địa không được đưa ra, tuy nhiên đến tháng 7-1973, nó được thể hiện trong “Văn bản làm việc về vùng biển bên trong ranh giới quyền tài phán quốc gia” của họ đề nghị trình lên một tiểu ban của Ủy ban về Đáy biển của Hội nghị luật của Liên Hợp Quốc lần thứ III. Mặc dù đề nghị này của Trung Quốc giới hạn vùng đặc quyền về kinh tế vào bề rộng tối đa 200 hải lý, họ đề xuất là không thể đưa ra giới hạn tương tự nào đối với thềm lục địa, thay vào đó tốt hơn hết là để các ranh giới đó cho một quốc gia “xác định một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện địa lý của nước đó” và còn để tham khảo giữa các nước.

Trong tuyên bố với Việt Nam tại cuộc đàm phán năm 1979, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Niệm Long, đã đề nghị trong điểm bốn của bản đề nghị tám điểm:

Mỗi bên tôn trọng chủ quyền của bên kia đối với vũng lãnh hải 12 hải lý về hai bên sẽ phân định các vùng kinh tế và các thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ [vịnh Đông Kinh] và trên các vùng biển khác một cách công bằng và hợp lý, phù hợp với những nguyên tắc thích hợp của luật pháp quốc tế hiện hành.

Theo báo chí chính thức của Trung Quốc dẫn lại, tuyên bố này trở thành một tuyên bố chính thức của Chính phủ Trung Quốc rằng Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận những nguyên tắc luật biển đã được quốc tế công nhận để làm cơ sở cho việc đàm phán của họ với Việt Nam về thềm lục địa ở Biển Đông. Mặc dù điểm 4 này không hàm ý mở rộng sự thừa nhận của Trung Quốc về luật biển ngoài bối cảnh trực tiếp của việc “giải quyết quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam”, nó vẫn không nhất quán với yêu sách về “vùng nước lịch sử” rộng lớn ở Biển Đông.

Trong năm sau, khi Trung Quốc dính vào cuộc luận chiến với Việt Nam về các quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc cũng không có ý lấy quyền sở hữu “vùng nước lịch sử” của họ làm chỗ dựa cho yêu sách của mình.

Một lần nữa, Pháp lệnh năm 1952 về lãnh hải và vùng tiếp giáp của Trung Quốc lại đánh bật yêu sách về “vùng nước lịch sử”. Giống như Tuyên bố năm 1958, Pháp lệnh năm 1992 chỉ đòi lãnh hải 12 hải lý xung quanh những vùng tiếp giáp 12 hải lý dành cho thuế quan và các mục đích tương tự. Pháp lệnh này cũng không xác định “vùng nước lịch sử” hoặc bất kỳ cơ sở nào cho quyền tài phán trên biển ngoài những căn cứ cho các quyền tài phán thông thường trên các dải biển bao quanh vùng đất đó.

Yêu sách về “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc, nếu quả có vùng nước lịch sử ấy, cũng bị đánh bật không chỉ do Trung Quốc không khẳng định được yêu sách này, mà còn do luật pháp quốc tế nữa. Giáo sư, tiến sĩ O’Connell, một chuyên gia nổi tiếng về luật biển, lập luận rằng, khái niệm về “quyền lịch sử” về cơ bản là không nhất quán với sự phát triển hiện nay của luật biển:

Về lý thuyết, thực tế việc một nước từ lâu đã hưởng một số lợi ích đặc biệt hay riêng biệt trên một khu vực nào đó có thể coi là một cách xác lập quyền đối với khu vực đó, nhưng trái với các quy tắc chuẩn mực, do đó, đây là một “hoàn cảnh đặc biệt”. Cái khó ở đây là học thuyết của thềm lục địa về “sự vốn có” là cố tình nhằm chống lại việc sử dụng quy tắc thông thường liên quan đến các quyền lịch sử, sao cho cái gì đã bị loại bỏ đi với tư cách là một vấn đề học thuyết thì không thể cho phép trở lại với tư cách là một ngoại lệ.

Từ lâu, đã có những tình huống ngoại lệ, trước khi có sự phát triển học thuyết thềm lục địa, trong đó các đặc quyền lịch sử đối với các tài nguyên cụ thể của đáy biển – các loài cá định cư hay các mỏ khoáng sản – đã được thừa nhận trong các khu vực hạn chế được xác định rõ ràng nằm ngoài ranh giới lãnh hải 3 hải lý trước đây. Có một số dẫn chứng cổ điển như việc khai thác ngọc trai bên ngoài bờ biển Ceylon và Barain, và các mỏ than bên ngoài bờ biển nước Anh, mà ơ đó, than được khai thác từ các hầm lò trên bờ biển kéo dài và đi ngầm dưới mặt đất tới hơn 3 hải lý ra ngoài biển. Những tình huống ngoại lệ này đều có chung 3 đặc điểm: (1) sự hiện diện của một loại tài nguyên trên đáy biển đã được biết rõ, có khả năng khai thác được trên thực tế và được định rõ tại một khu vực hạn định nằm tiếp giáp với bờ biển: (2) quốc gia ven biển hữu quan đã chiếm hữu và thực thi quyền cai quản liên tục và riêng biệt đối với tài nguyên và khu vực đáy biển đó trong một thời gian dài; (3) có sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với đặc quyền yêu sách đó. Trong luật quốc tế hiện đại, không có một trường hợp nào có một quốc gia đưa ra yêu sách – lại càng không có một quốc gia nào có yêu sách tương tự, mà lại được các quốc gia khác hay cộng đồng quốc tế cho phép hay thừa nhận – để mở rộng vùng biển (và/hoặc đáy biển của họ) trên cơ sở cái được cho là danh nghĩa “lịch sử”. Cho dù Trung Quốc có thể cho thấy rằng, từ thời xa xưa công dân của họ đã độc quyền đi lại và đánh cá trên toàn bộ vùng Biển Đông, thì việc chứng minh đó cũng không mở đầu cho việc thiết lập một danh nghĩa “lịch sử” đối với một vùng biển và/hoặc đáy biển nào.

Thực tế, bất kỳ một yêu sách nào của Trung Quốc về danh nghĩa “lịch sử” đối với Biển Đông sẽ là một sai lầm lịch sử: một sự kéo lùi trở lại nhiều thế kỷ đã qua khi mà một số cường quốc biển, và nước Anh nói riêng, đã yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ các biển. Ngay cả trong những thời gian đó, những yêu sách như vậy luôn luôn bị các nước khác chống lại một cách mạnh mẽ và bất kỳ lúc nào cũng không được nói tới như là đã được sự thừa nhận của Luật quốc tế. Có lẽ, trường hợp gần nhất với yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là yêu sách khi có khi không của Anh đưa ra trong khoảng từ thể kỷ 14 đến thế kỷ 17 đối với toàn bộ eo biển “nước Anh” (Eo biển Măng xơ – ND) và biển Bắc kéo đến tận ngấn thủy triều thấp nhất trên bờ biển đối diện của Pháp và các lãnh thổ lục địa khác của châu Âu. Những yêu sách như vậy đã bị loai bỏ từ nhiều thế kỷ nay; chắc chắn là, luật biển quốc tế hiện đại với việc nhấn mạnh về quyền tự do hàng hải và việc hạn chế chặt chẽ các yêu sách chủ quyền ở các vùng biển xa bờ sẽ phát triển mạnh mẽ cùng với việc phản đối những yêu sách kiểu như thế. Yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền “lịch sử” và quyền đối với hầu hết Biển Đông và/hoặc đối với đáy biển và lòng đất của nó là trái với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc tế hiện đại và không thể được coi là một vấn đề luật pháp nghiêm chỉnh.

Tại một hội nghị ở Washington thủ đô của Hoa Kỳ hồi tháng 9-1994, Phan Thạch Anh, một học giả Trung Quốc đã phát biểu khẳng định yêu sách “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc. Thực chất, lập luận của Phan Thạch Anh quá đơn giản: từ năm 1947, Trung Quốc đã chính thức phát hành các bản đồ thể hiện chín đoạn đứt quãng; những bản đồ này đã đủ để trở thành sự khẳng định chính thức và hợp lý yêu sách của Trung Quốc rằng hầu hết toàn bộ Biển Đông là “thuộc về” Trung Quốc, và về mặt nào đó chưa được xác định thì đó là “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc; không có một quốc gia nào phản đối lại yêu sách này trong suốt thời gian “7 hay 8 năm sau khi 4 Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc được thông qua” (tức là các Công ước năm 1958), và hậu quả pháp lý của những sự kiện này là tất cả các nước khác đã mặc nhiên thừa nhận yêu sách của Trung Quốc, và ngày nay họ bị nguyên tắc không nhất quán khống chế việc phản đối yêu sách đó.

Cho đến thời điểm hiện nay, có thể là đúng rằng chưa có nước nào chính thức phản đối yêu sách về “vùng nước lịch sử” như thế của Trung Quốc, cho dù không còn nghi ngờ gì có một thực tế là có rất ít nước trên thế giới có thể thừa nhận yêu sách đó. Tuy nhiên, nếu không có một nước nào phản đối, thì yếu tố đó không thể được xem như đã hình thành việc mặc nhiên thừa nhận yêu sách của Trung Quốc, vì rằng, chưa bao giờ Trung Quốc khẳng định yêu sách đó. Việc thể hiện chín đoạn đứt quãng trên các bản đồ mà không kèm theo một lời giải thích nào về ý nghĩa của chúng (và thậm chí thiếu cả tọa độ của chúng) không hơn không kém cái kiểu khẳng định quá mập mờ về quyền yêu sách để có thể buộc các nước khác phải phản đối nhằm tránh việc mặc nhiên thừa nhận nó.

(Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới