Sunday, November 17, 2024
Trang chủĐiểm tinĐề phòng chính biến, ông Tập Cận Bình kiểm soát chặt Bộ...

Đề phòng chính biến, ông Tập Cận Bình kiểm soát chặt Bộ đội Cảnh sát Vũ trang

Ông Tôn Tư Kính, Chính ủy Bộ đội Cảnh sát Vũ trang Trung Quốc cho biết sắp tới sẽ đưa ra Dự thảo Nghị quyết, đưa nguyên tắc trách nhiệm Chủ tịch Quân ủy vào “Luật Cảnh sát Vũ trang”, đảm bảo mọi vấn đề quan trọng của Bộ đội Cảnh sát Vũ trang sẽ do ông Tập Cận Bình chỉ huy.

Ông Tôn Tư Kính, Chính ủy Bộ đội Cảnh sát Vũ trang Trung Quốc cho biết, sẽ đưa ra Dự thảo Nghị quyết sửa đổi “Luật Bộ đội Cảnh sát Vũ trang”, đảm bảo mọi vấn đề quan trọng của Bộ đội Cảnh sát Vũ trang sẽ do ông Tập Cận Bình chỉ huy (Ảnh: Getty Images)

Ngày 7/3 vừa qua, ông Tôn Tư Kính đã chia sẻ với phóng viên báo Quân đội Trung Quốc rằng, chế độ trách nhiệm của Chủ tịch Quân ủy là chế độ quan trọng được ghi trong Hiến pháp, mọi vấn đề quan trọng của Bộ đội Cảnh sát Vũ trang đều phải do ông Tập Cận Bình quyết định, có lẽ sẽ đưa vấn đề này vào “Luật Bộ đội Cảnh sát Vũ trang”, sửa lại luật liên quan “thống nhất lãnh đạo và phân cấp chỉ huy”.

Sau khi đưa ra Dự thảo Nghị quyết liên quan đến việc sửa đổi “Luật Bộ đội Cảnh sát Vũ trang” thì sẽ trình Quân ủy, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc xem xét.

Ông Tôn Tư Kính công tác nhiều năm làm việc trong hệ thống quân đội ĐCSTQ cùng ông Chính ủy Lưu Nguyên. Năm 2010 nhậm chức Chính ủy Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, đến năm 2014 được nhậm chức Chính ủy Bộ đội Cảnh sát vũ trang thay ông Hứa Diệu Nguyên.

Thống nhất vai trò lãnh đạo về Quân ủy

Hiện nay, chế độ lãnh đạo của Bộ đội Cảnh sát vũ trang do Chính phủ và Quân ủy Trung ương thống nhất lãnh đạo, các cơ quan công an phân cấp quản lý, chỉ huy, nhưng cả hai hệ thống đều làm chủ. Trong hoạt động thực tế, suốt một thời gian dài hệ thống này bị Ủy ban Chính trị và Pháp luật kiểm soát.

Vào ngày 2/1 năm nay, ông Tập Cận Bình đã đề xuất vấn đề “thống nhất lãnh đạo lực lượng Cảnh sát vũ trang để tăng cường sức mạnh Quân ủy”, theo đó muốn điều chỉnh chế độ quản lý chỉ huy hệ thống này.

Đêm trước lễ khai mạc “lưỡng hội”, vào ngày 1/3 truyền thông lề Đảng ở Trung Quốc đã đưa tin, một trong ba trọng điểm cải cách quân đội của ông Tập Cận Bình trong năm 2016 là Bộ đội Cảnh sát vũ trang. Truyền thông Hồng Kông nhận định, đây sẽ là đợt cải cách có sức ảnh hưởng nhất trong vấn đề điều chỉnh hệ thống quyền lực quân đội.

Điểm tựa chính biến của ông Chu Vĩnh Khang

Thời kỳ ông Chu Vĩnh Khang còn nắm quyền lực đã dùng hệ thống này để chống lại thế lực của ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo.

Tháng 2/2012, sau khi ông Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Mỹ đã khai ra kế hoạch chính biến của ông Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và Giang Trạch Dân, theo đó cho biết nội trong hai năm ông Bạc Hy Lai vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ lật đổ ông Tập Cận Bình giành quyền lực tối cao, và điểm tựa quan trọng chính là hệ thống Bộ đội Cảnh sát vũ trang.

Tháng 3/2012 ông Bạc Hy Lai ngã ngựa, ngày 19/3 đã có tiếng súng nổ ở Bắc Kinh, sau đó là thông tin về đợt chính biến vào tối ngày 19/3 lộ ra. Theo đó, ông Chu Vĩnh Khang muốn giành lại nhân vật quan trọng liên quan đến vụ án ông Bạc Hy Lai là thương nhân Từ Minh, đồng thời sẽ thừa cơ hội ám sát ông cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Ông Hồ Cầm Đào đã phải lập tức điều Quân đoàn 38 về để đối đầu với Bộ đội Cảnh sát vũ trang bên ngoài tòa nhà Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương. Sự kiện này được gọi là chính biến “3.19”.

Kể từ sau Đại hội 18 đến nay, ông Tập Cận Bình đã có nhiều điều chỉnh nhân sự trong hệ thống Bộ đội Cảnh sát vũ trang, ông Tư lệnh Vương Kiến Bình và Chính ủy Hứa Diệu Nguyên đều lần lượt bị điều chuyển công tác. Các “Thái tử Đảng” thuộc phe cánh của ông Tập Cận Bình là ông Vương Ninh và ông Tần Thiên lần lượt nhậm chức Tư lệnh và Tham mưu trưởng Bộ đội Cảnh sát vũ trang.

RELATED ARTICLES

Tin mới