Friday, January 24, 2025
Trang chủBiển nóngÝ kiến chuyên gia: Mỹ cần lập liên minh Châu Á để...

Ý kiến chuyên gia: Mỹ cần lập liên minh Châu Á để ngăn chặn TQ bá quyền ở Biển Đông

Gần đây, Hải quân Mỹ đã điều một nhóm tàu sân bay tác chiến đến Biển Đông. Đây được xem như là một chương trình mới của lực lượng Hải quân nhằm chống lại những nỗ lực gần đây nhất của Trung Quốc khi triển khai vũ khí quân sự trên những hòn đảo của Biển Đông với nhiều tên lửa đất đối không, máy bay phản lực và các hệ thống khác.

Nhiều viên tướng diều hâu của quân đội Trung Quốc đang kêu gọi cần có nhiều hành động quyết liệt hơn nhằm chống lại việc Mỹ tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Thậm chí, họ còn thúc giục phải đâm vào hoặc bắn cảnh cáo những con tàu của Mỹ. Trong khi đó, Lầu Năm Góc đang cố gắng để thúc giục các nước khác như Ấn Độ và Úc cũng nên gửi tàu chiến tới Biển Đông để thách thức lại những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Ông Steven Mosher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Dân số đồng thời là cựu quan chức Hải quân Mỹ nhận định rằng, không thể phủ nhận sự nghiêm trọng của những gì đang diễn ra trên Biển Đông. Và rằng, nước Mỹ đang đi đúng hướng nhưng cần tăng cường các hoạt động trong khu vực nhằm ngăn chặn chính quyền Trung Quốc đạt được mục tiêu cuối cùng của nó.

Ông Mosher nói rằng Hải quân Mỹ cần thành lập một liên minh. Và thay vì chỉ điều tàu chiến tới khu vực và thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, thì họ nên quy tụ các đồng minh của mình để tạo ra một đội tàu đa quốc gia.

Mỹ cần phải quy tụ các đồng minh của mình để tạo ra đội tàu đa quốc gia.

“Tôi cho rằng bằng cách này sẽ giúp ngăn chặn được bất kỳ hành động gây hấn nào từ phía Trung Quốc”, ông Mosher cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Đồng thời, nhấn mạnh rằng liên minh này cũng có thể hoạt động như “tổ chức hiệp ước Châu Á” tương tự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ông phát biểu rằng, nếu chiến lược này sớm được thực hiện, thì nó “có thể đưa Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán”.

Ông Mosher đề xuất chiến lược trong sự kiện tại trụ sở của Hệ thống Hải lực Hải quân (NAVSEA) ở Washington vào cuối tháng 2 năm 2016, và kế hoạch của ông thì hoàn toàn mang tính khả thi.

Thực tế là chính quyền Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát Biển Đông trên nhiều mặt trận. Họ sử dụng quân đội để chiếm đoạt lãnh thổ, xây dựng cơ sở phòng thủ. Tuy nhiên, cách thức chủ yếu mà quốc gia này sử dụng để đối phó với các quốc gia khác đó là làm thao túng hệ thống luật pháp, cũng như cách thức vận dụng công tác tuyên truyền của nó.

Và các công cụ chính cho công tác tuyên truyền chính là những lời chỉ trích nhằm tố ngược Mỹ là kẻ gây hấn và bá quyền.

Theo ông Mosher, Hải quân Mỹ cần tránh việc đưa những nỗ lực của Trung Quốc trong việc kiểm soát Biển Đông biến thành cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông cho rằng, chính quyền Trung Quốc đơn giản chỉ sử dụng biện pháp tuyên truyền của mình nhằm đối phó với lợi ích của Mỹ.

“Trung Quốc thích bắt nạt các nước khác khi cảm thấy nó là một quốc gia mạnh hơn, nhưng lại nhún nhường khi cảm thấy mình đang là kẻ yếu thế”

Khi đối mặt với các quốc gia khác, chẳng hạn như Việt Nam và Philippines, chiến lược của Trung Quốc luôn dựa trên sự đe dọa.

“Chúng ta đã nhìn thấy nhiều cuộc đụng độ gây đổ máu ở Biển Đông. Nếu như có sự hiện diện của Mỹ thì những cuộc đụng độ này sẽ khó mà xảy ra”, ông nói.

Ông cho rằng, nếu Mỹ huy động được tất cả nỗ lực của các nước khác để có cùng một chí hướng là chống lại Trung Quốc, thì việc này có thể hạ gục chiến lược của chính quyền Trung Quốc tại 2 mức độ quan trọng: những nỗ lực của Trung Quốc sẽ tan thành mây khói khi tố ngược Mỹ là một kẻ xâm lược, và những nỗ lực nhằm đe dọa các quốc gia khác sẽ không còn nhiều tác dụng.

Ông Mosher nói: “Trung Quốc thích bắt nạt các nước khác khi cảm thấy nó là một quốc gia mạnh hơn, nhưng lại nhún nhường khi cảm thấy mình đang là kẻ yếu thế”.

Xây dựng các kế hoạch để thống trị

Ông Mosher cũng cảnh báo rằng, những tham vọng của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở Biển Đông. Ông cho rằng, mục tiêu cuối cùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là muốn thay thế Mỹ nắm giữ vị trí lãnh đạo thế giới.

Trong những năm gần đây, mục tiêu này của ĐCSTQ ngày càng trở nên công khai hơn. Michael Pillsbury – Cố vấn hàng đầu của Lầu Năm Góc đồng thời là Giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc tại Viện Hudson – đã nêu rõ chi tiết về chiến lược và những tham vọng của ĐCSTQ trong cuốn sách phát hành năm 2005 với tựa đề “Cuộc chạy đường dài 100 năm: Chiến lược bí mật của Trung Quốc để thay thế Mỹ như một siêu cường toàn cầu” (The Hundred-Year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower).

Một thế giới mới dưới sự cai trị của ĐCSTQ sẽ đặt giá trị của “mệnh lệnh cao hơn tự do, nội quy cao hơn luật pháp và giới lãnh đạo đặt sự cai trị của mình cao hơn dân chủ và nhân quyền”.

Michael Pillsbury giải thích giá trị này đã là mục tiêu của ĐCSTQ kể từ khi nó được thành lập dưới thời Mao Trạch Đông. Họ vẫn âm thầm sử dụng và che giấu mục tiêu này trong một lớp màn bí mật, nhưng gần đây, nó đã và đang ngày càng lộ hẳn ra.

Cuốn sách với tựa đề “Giấc mơ Trung Quốc” xuất bản năm 2009 của một đại tá thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chính là một trong nhiều ví dụ mà ông Pillsbury đã viện dẫn. Ông lưu ý rằng viên đại tá này “đã ám chỉ đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu những điểm yếu của Mỹ, và chuẩn bị để đánh Mỹ ngay khi các nước phương Tây trở nên khôn ngoan hơn đối với những mưu mô thực sự của Trung Quốc”.

Pillsbury cũng nhấn mạnh rằng cuốn sách xuất bản vào năm 2005 của ông khi miêu tả về chính quyền Trung Quốc đã dự báo rằng, một thế giới mới dưới sự cai trị của ĐCSTQ sẽ đặt giá trị của “mệnh lệnh cao hơn tự do, nội quy cao hơn luật pháp và giới lãnh đạo đặt sự cai trị của mình cao hơn dân chủ và nhân quyền”.

Riêng Steven Mosher, cũng đã đưa ra kết luận tương tự về mục tiêu cuối cùng của ĐCSTQ. Ông là một trong những học giả đầu tiên cảnh báo về trường hợp này trong cuốn sách phát hành vào năm 2000 với nhan đề: “Bá Chủ: Kế hoạch của Trung Quốc để thống Trị Á Châu và Thế Giới” (Hegemon: China’s Plan to Dominate Asia and the World).

“Tất cả những gì mà đã được chúng ta xây dựng qua hàng thế kỷ, rồi sẽ có thể bị ĐCSTQ hủy hoại hết”

– Steven Mosher.

Ông nhắc lại lời khẳng định của Mao Trạch Đông vào năm 1958 rằng, ngay sau khi ĐCSTQ trở nên đủ mạnh, nó sẽ “thành lập một ủy ban nhằm kiểm soát cả trái đất”.

“Câu này có nghĩa là gì? Nó chính xác là những gì mà họ đang đề cập”, ông Mosher nói. “Trung Quốc, ngay khi mà lực lượng chính trị và quân sự của nó đã trở nên hùng hậu, thì chắc chắn là Mao sẽ vươn vòi bạch tuột của mình ra ngoài Trung Quốc nhằm kiểm soát toàn bộ phần còn lại của thế giới”.

Biển Đông là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy những kế hoạch này. Nhiều chuyên gia quốc phòng đã cảnh báo rằng Trung Quốc đang cố gắng thiết lập một chiến lược “chống truy cập, và từ chối khu vực” nhằm áp đặt một số khu vực phòng không nhỏ ở những vùng trời xung quanh Trung Quốc, và buộc những quốc gia khác – đặc biệt là Mỹ – phải giữ một khoảng cách an toàn về mặt quân sự.

ĐCSTQ đã triển khai khá tốt chiến lược này, và các tướng lĩnh quân đội có tư tưởng “diều hâu” của Trung Quốc thì rất hào hứng khi nói về nó.

Vào ngày 28 tháng 2 năm 2016, tờ South China Morning Post đưa tin rằng “quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị ‘để bảo vệ chủ quyền’ ở Biển Đông”.

Thậm chí, điều này đã được thể hiện rất rõ ràng trong bài xã luận của Thiếu tướng không quân Kiều Lương. Ông  là Giáo sư giảng dạy tại trường Đại học Quốc phòng Quốc gia thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân. Gần đây, bài xã luận này được đăng trên trang quân sự China Military Online ở Trung Quốc – cơ quan ngôn luận chính thức của Quân đội Giải phóng Nhân dân.

“Để bóp nghẹt được Mỹ một cách thành công, các quốc gia khác phải suy nghĩ nhiều hơn để làm thế nào cắt đứt luồng vốn đầu tư vào Mỹ trong lúc đang định hình nên những chiến thuật của họ”. Ông Kiều Lương đã viết như vậy, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của việc kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng như Biển Đông.

Kiều Lương đã viết: “Đây là cách để kiểm soát huyết mạch của Mỹ”.

Còn ông Mosher thì nhận định rằng, chỉ cần nghĩ đến hình ảnh một thế giới đang được ĐCSTQ dẫn dắt thôi, là mọi người đã thấy kinh sợ rồi.

“Cũng cùng là cái đảng đã giam cầm các thành viên của Pháp Luân Công, người theo Thiên Chúa giáo, đàn áp người Tây Tạng…Cũng cùng là cái chính phủ đó, cái chính phủ mà sẽ cư xử với bên ngoài theo cùng cách mà nó làm với người dân trong nước của nó”, ông nói.

Ông Mosher cho rằng: “Tôi đã luôn luôn ủng hộ những mối quan hệ đúng mực với Trung Quốc”. Nhưng ông lưu ý rắng, điều này không có nghĩa là phục vụ cho lợi ích của riêng Trung Quốc, mà thay vào đó, chúng ta phải duy trì được tính toàn vẹn đạo đức của chúng ta khi đối phó với nó.

“Chúng ta cần phải có mối quan hệ thích hợp với Trung Quốc, quốc gia nơi mà chúng ta biết được chính xác ĐCSTQ là gì, và  biết rõ những gì mà nó đang triển khai đối với người dân Trung Quốc”, ông nói.

Ông lưu ý rằng Tưởng Giới Thạch – lãnh đạo của Quốc Dân Đảng và là Tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1928 đến năm 1975, đã phát biểu trong thời gian Chiến tranh thế giới II rằng Nhật Bản cuối cùng cũng phải rời khỏi Trung Quốc, nhưng khẳng định rằng ĐCSTQ là mầm mống gây ra tai ương.

Ông Mosher hoàn toàn đồng ý với cảm tưởng này của Tưởng Giới Thạch khi miêu tả về ĐCSTQ. Và ông đã xác nhận rằng, từ lợi ích riêng của mình, ĐCSTQ sẽ áp đặt một kiểu cai trị của riêng nó với thế giới bên ngoài – đó là một thứ mà sẽ kéo trật tự thế giới ra xa khỏi dân chủ và nhân quyền.

Steven Mosher đi đến một kết luận: “Tất cả những gì mà đã được chúng ta xây dựng qua hàng thế kỷ, rồi sẽ có thể bị ĐCSTQ hủy hoại hết”.

RELATED ARTICLES

Tin mới