Thursday, April 18, 2024
Trang chủBiển nóngCQ-1988: Không quân Việt Nam xuất kích giành lại đảo Len Đao

CQ-1988: Không quân Việt Nam xuất kích giành lại đảo Len Đao

Sau khi Trung Quốc nổ súng vào tàu và chiến sĩ Việt Nam ở đá Gạc Ma, Việt Nam đã tỏ rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá.

Hải quân Việt Nam: Tên lửa đã sẵn sàng phóng

Sau chiến tranh xâm lược của quân đội Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đất nước, chúng ta bắt đầu nhận thấy âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền Bắc Kinh muốn cướp đoạt quần đảo Trường Sa và độc chiếm Biển Đông, thể hiện qua việc Trung Quốc ra điều kiện cho Việt Nam phải từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa trong các vòng đàm phán về biên giới và hải đảo năm 1979 và 1980.

Để tăng cường lực lượng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ, giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, ngày 7-6-1979, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Tiểu đoàn tên lửa bờ đối hải đầu tiên của quân chủng hải quân mang phiên hiệu là Tiểu đoàn 679, trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân.

Vũ khí khí tài của đơn vị được các chuyên gia, sĩ quan cố vấn quân sự của Liên Xô (cũ) giúp đỡ cung cấp và đào tạo vận hành, trong đó có các hệ thống tên lửa có tầm phóng xa, uy lực đạn mạnh là 4K44B Redut-M, có tầm phóng vào khoảng 460km.

Trước khi xảy ra trận đánh kiên cường bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao của các chiến sĩ công binh trên tàu HQ-604, HQ-605 và HQ-505, tiểu đoàn tên lửa bờ đối hải 679 đã nhận được lệnh “Sẵn sàng cơ động chi viện Trường Sa”, trong khuôn khổ chiến dịch CQ-88 (chủ quyền 88).

Thời điểm này toàn Tiểu đoàn được lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ tăng cường lên cao. 100% quân số có mặt ở đơn vị, có kíp chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo đảm 24/24 giờ thường trực. Các trận địa chính và trận địa dự bị đều sẵn sàng tiếp nhận đưa vũ khí khí tài và vị trí chiến đấu.

Tiểu đoàn được lệnh chuẩn bị 4 cơ số đạn chiến đấu và cơ động đánh địch khi có lệnh. Công tác chuẩn bị đạn chiến đấu cho các cự ly khác nhau được tiến hành nhanh và chính xác, các phương án chiến đấu hiệp đồng với Không quân và các Lữ đoàn tàu chiến được triển khai theo các phương án đã luyện tập.

Tuy nhiên, trước đó chúng ta xác định cố gắng tránh mắc mưu khiêu khích của Trung Quốc, hạn chế thấp nhất khả năng đụng độ quân sự nên tác phương tiện tác chiến biển như tàu chiến, tên lửa bờ đối hạm và cả máy bay chiến đấu đều chỉ thường trực sẵn sàng chiến đấu, còn lực lượng chủ chốt thực hiện chiến dịch CQ-88 là các tàu kéo, tàu vận tải…

CQ-1988: Khong quan Viet Nam xuat kich gianh lai dao Len Dao

Các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, có vị trí chiến lược quan trọng, thuộc cụm đảo Sinh Tồn.

Ngày 14-3-1988, các tàu chiến của hải quân Trung Quốc đã nổ súng tấn công các tàu vận tải và chiến sõ công binh Việt Nam đang làm nhiệm vụ thực thi chủ quyền ở các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, có vị trí chiến lược quan trọng, nằm gần cụm đảo Sinh Tồn.

Tàu chiến Trung Quốc đã nổ súng từ xa tấn công các tàu vận tải không trang bị pháo hạm và các chiến sĩ công binh Việt Nam chỉ có súng AK và B-40, B-41, khiến 3 tàu vận tải của ta bị bắn chìm và bắn hỏng, 64 chiến sĩ hy sinh, 11 người khác bị thương.

Quyết chặn bàn tay đẫm máu của quân xâm lược, Việt Nam một mặt công bố với quốc tế về hành động xâm lược dã man, tàn bạo của nhà cầm quyền Bắc Kinh, một mặt huy động tất cả lực lượng ngăn chặn hành động chiếm thêm các đảo ở Trường Sa của Trung Quốc.

Tư lệnh Hải quân Việt Nam lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, các hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải Phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường.

Bộ tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1,3,5, Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam (nay là Học viện Hải quân Việt Nam), nhà máy Ba Son… đến phối thuộc khi cần thiết.

Tuy nhiên, những tàu thuyền trên hầu hết đều đã cũ, hỏa lực yếu khả năng tác chiến xa bờ kém. Trong số này chỉ có 8 tàu tên lửa lớp Osa II là được trang bị tên lửa chống hạm P-15 Termit, còn lại chủ yếu là tàu pháo, tàu phóng lôi, tàu quét mìn…

Lực lượng hải quân Việt Nam xác định, các hệ thống tên lửa bờ đối hạm 4K44B REDUT-M là loại phương tiện nòng cốt trong thế trận bảo vệ biển đảo. Do đó, các hệ thống tên lửa bờ đối hạm rất mạnh lúc đó là Redut-M đã được đặt vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

 

Hệ thống tên lửa bờ đối hạm 4K44B REDUT-M có tầm phóng khoảng 460km

Sau sự kiện Gạc Ma ngày 14-3-1988, tình hình trở nên căng thẳng và khẩn trương, các lực lượng của Việt Nam nhận lệnh sẵn sàng nổ súng đánh trả nếu quân địch tiếp tục gây hấn quân sự. Toàn Tiểu đoàn 679 bước vào nhiệm vụ thường trực chiến đấu cao và sẵn sàng cơ động chi viện đánh địch.

Từ Sở chỉ huy cơ bản đến sở chỉ huy dã chiến của Tiểu đoàn, từ sĩ quan cấp cao đến chiến sĩ ở các vị trí chiến đấu đều sẵn sàng tập trung theo dõi từng hành động của đối phương, phân tích, nhận định, đánh giá tình hình để sẵn sàng điều khiển “Phóng” các tổ hợp tên lửa đối hải khi có lệnh.

Tất cả các động thái đó biểu thị sự tin tưởng và uy lực của khí tài trang bị, thể hiện trình độ tổ chức chỉ huy và tinh thần quyết tâm chiến đấu của toàn Tiểu đoàn. Trong chiến dịch CQ 88, Tiểu đoàn 679 luôn bảo đảm hệ số sẵn sàng chiến đấu đạt 100%. Hệ thống thông tin hữu tuyến, xe ô tô…bảo đảm thường trực 24/24h.

Cùng với uy lực răn đe của tên lửa đất đối hải, Việt Nam cũng quyết định tăng cường thêm máy bay chiến đấu Su-22M, sẵn sàng chi viện đánh định trên biển. Việc chúng ta liên tục tăng cường lực lượng và sẵn sàng đánh trả đã khiến Trung Quốc phải chùn bước.

Sau khi chiếm thêm được đảo Subi vào ngày 23-3, từ đó trở đi, Trung Quốc đã đã không thể đánh chiếm được đảo nào khác. Sau sự kiện 7 máy bay Su-24M của ta bay ra bảo vệ các tàu ở Len Đao, Bắc Kinh đã phải từ bỏ âm mưu đánh chiếm trọn vẹn quần đảo Trường Sa của ta.

Nhằm tăng cường hơn nữa khả năng bảo vệ biển đảo, tới ngày 3-4-1993, Bộ Quốc phòng nâng cấp Tiểu đoàn 679 thành Đoàn 679 Hải quân, với vũ khí, trang bị nòng cốt là các tổ hợp tên lửa đất đối hải 4K44B REDUT-M (chuyên gia phương Tây đặt mã hiệu là SS-C-1B Sepal).

Không quân xuất kích truy đuổi tàu Trung Quốc ở Len Đao

Trong chiến dịch CQ-88 bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988, Không quân Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, hỗ trợ đắc lực cho Hải quân xây dựng công trình chủ quyền và bảo vệ thành công Len Đao.

Trong năm 1987, đứng trước tình hình hết sức căng thẳng, Trung Quốc và một số nước sẽ dùng lực lượng hải quân chiếm đóng thêm một số đảo khác. Để bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngoài quân chúng hải quân, Quân chủng Không quân cũng được giao nhiệm vụ tham gia bảo vệ Trường Sa.

 

Máy bay tiêm kích bom Su-22M của không quân Việt Nam đã lần đầu tiên bay ra Trường Sa

Lúc đó, lực lượng không quân đảm nhận nhiệm vụ Trinh sát chụp ảnh, quan sát bằng mắt trên các đảo và vùng biển xung quanh Trường Sa; Bay thả hàng không dù trên các đảo có diện tích rộng; Tổ chức huấn luyện phi công làm nhiệm vụ bay biển xa, trinh sát chụp ảnh, chi viện cho các đảo; Sử dụng không quân tiêm kích – bom (cường kích) hoạt động ở tầm bay tối đa, sẵn sàng đánh địch, chi viện cho lực lượng hải quân.

Ngày 7-11-1987, Tư lệnh Quân chủng Không quân lệnh cho Sư đoàn 372 cơ động một phi đội Su-22M thuộc Trung đoàn 923 vào sân bay Phan Rang để huấn luyện làm quen với khu vực chiến đấu. Su-22M loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Việt Nam thời bấy giờ.

Ngày 14-11-1987, phi đội Su-22M đã bay từ Thọ Xuân vào Phan Rang. Từ ngày 21-11, sư đoàn 372 tổ chức trực ban chiến đấu và huấn luyện bay biển cho phi công lái Su-22 tại sân bay Phan Rang.

Ngoài đơn vị Su-22, một bộ phận máy bay vận tải chiến thuật An-26 cũng được cơ động vào Nam để trinh sát chụp ảnh, chở quân tiếp viện, thả dù hàng…

Những phi công có nhiều giờ bay, trình độ bay cao được lựa chọn để huấn luyện bay biển xa. Những chuyến bay biển đầu tiên được tổ chức tới các đảo gần bờ. Cự ly cách bờ được tăng dần ở các chuyến bay, lúc đầu là 100 km, 200 km và nâng dần lên 500 km…

Sáng ngày 10-2-1988, phi công Vũ Xuân Cương đã thực hiện chuyến bay đầu tiên trên cường kích Su-22M từ Phan Rang ra tuần tiễu Trường Sa.

Chiếc Su-22M được lệnh cất cánh lúc 8h sáng 10-2-1988. Các phi công đã phát hiện ra đảo đầu tiên của quần đảo Trường Sa ở khoảng cách hơn 30 km. Hạ thấp độ cao, phi công cho chiếc Su-22M bay qua đảo và trở về căn cứ an toàn.

Su-22M không phải là máy bay có tầm bay xa vì vậy nếu sai một chút nhỏ về phương hướng thì không còn đủ nhiên liệu để về đến đất liền.

Để thực hiện chuyến bay đường dài này, máy bay đã phải lắp thêm 4 thùng dầu phụ cho máy bay. Và đến khi bay về hạ cánh an toàn, lượng dầu mỗi máy bay chỉ còn lại khoảng 700 kg, chỉ đủ bay thêm được khoảng hơn 10 phút nữa.

Sau chuyến bay đầu tiên, hình ảnh máy bay của không quân ta bay qua Trường Sa đã củng cố thêm quyết tâm bảo vệ chủ quyền của các chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ trên quần đảo. Các chuyến bay sau đó, các phi công đều cố gắng đưa máy bay xuống rất thấp, bộ đội ngoài quần đảo nghe tiếng máy bay đã ùa ra đón.

Trong chiến dịch CQ-88, ngay từ đầu chủ trương của ta là chỉ sử dụng các lực lượng vận tải và công binh để thực hiện đóng quân bảo vệ chủ quyền, không để đối phương tạo cớ đánh chiếm toàn bộ quần đảo khi lực lượng của ta còn mỏng do phải căng sức trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc và Tây Nam.

Vì vậy, trong giai đoạn ban đầu, không quân tiêm kích ít khi hiện diện trên quần đảo Trường Sa. Thực hiện nhiệm vụ lúc này là các máy bay vận tải AN-26 của Trung đoàn 918.

Lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận đánh bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao

Ngay sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma diễn ra vào ngày 14-3, trong các ngày tiếp theo, máy bay An-26 của Không quân Việt Nam đã bay ra Cô Lin, Len Đao trinh sát trận địa.

Ngày 30-3-1988, tư lệnh Quân chủng Không quân ra chỉ thị về việc tăng cường bay huấn luyện trên biển xa cho Su-22M nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Đồng thời những máy bay chiến đấu cũng được lệnh sẵn sàng yểm trợ lực lượng hải quân bảo vệ chủ quyền.

Một tháng sau trận đánh bảo vệ Gạc Ma, Hải quân đi trên tàu chiến hải quân, chở theo 35 lính công binh và 7 lính hải quân do Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chỉ huy được trang bị súng 12ly7, DKZ… quay lại quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.

Trước khi đi, phía ta đã xác định có thể xảy ra chiến sự, lực lượng của ta mỏng, trong khi Trung Quốc tàu lớn, quân đông và họ cũng quyết liệt xâm chiếm đảo của ta nên lực lượng máy bay chiến đấu cũng đã được lệnh sẵn sàng yểm trợ hải quân chiến đấu.

Từ 2h sáng, Hải quân Việt Nam bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi cho người tiếp cận Len Đao và Gạc Ma. Tuy nhiên ta chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao. Tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo nên các chiến sĩ không tiếp cận được.

Buổi sáng, phát hiện ra ta cắm cờ ở Len Đao, Trung Quốc cho 7 tàu chiến và vô số xuồng nhỏ bao vây, uy hiếp. Hải quân Việt Nam vẫn kiên quyết bám đảo dù lực lượng của ta ít hơn rất nhiều. Không khí hết sức căng thẳng, quân ta xác định sẵn sàng cho trận chiến bảo vệ đảo.

Khi đó, trên bầu trời xuất hiện 7 máy bay chiến đấu của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo, tàu Trung Quốc – đúng như truyền thống ngàn đời “cậy mạnh hiếp yếu” – ngay lập tức chạy tản ra. Bộ đội ta tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ xây dựng công sự và bảo vệ vững chắc đảo Len Đao cho đến ngày hôm nay.

RELATED ARTICLES

Tin mới