Friday, January 24, 2025
Trang chủBiển nóngBản tin Biển Đông tuần thứ 9

Bản tin Biển Đông tuần thứ 9

Tuần trước, Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố sẽ bắt đầu các chuyến bay dân sự đến và đi từ đảo tranh chấp trên Biển Đông trong vòng một năm tới, và cũng không hề ngần ngại nói rõ đó là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa. Việc Trung Quốc hành động một cách đơn phương, đi ngược lại mọi cam kết, bất chấp nguy cơ gây phức tạp tình hình và làm gia tăng căng thẳng, thể hiện rõ quyết tâm quân sự hóa và kiểm soát Biển Đông đã khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại, có những phản ứng và hành động công khai phản đối mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Tuy nhiên, sẽ là không tưởng nếu một Trung Quốc tham vọng và quyết đoán có thể thể hiện cho người ta thấy được bất kì dấu hiệu nào của việc nước này trong tương lai gần sẽ “xuống nước”. Ngược lại, với tình trạng Trung Quốc đang ráo riết tiến hành và mở rộng hoạt động trong các khu vực tranh chấp như hiện nay, biển Đông sẽ trở nên nóng hơn nữa và sẽ tiếp tục chạm tới những ngưỡng báo động lớn hơn. 

Hai máy bay cất cánh trong một cuộc tập trận của Hải quân trên không thuộc Hạm đội Biển Đông tại một căn cứ quân sự trên một địa điểm không được tiết lộ ngày 10/3. Ảnh: CFP

1. Trung Quốc tỏ ra quá nhạy cảm về vấn đề “phòng vệ” để tự tung tự tác trên Biển Đông

Động thái gần đây của Bắc Kinh dưới cái mác không mấy xa lạ – “bảo vệ quyền lợi biển”- được giới chuyên gia đánh giá là vẫn không nằm ngoài ý đồ củng cố các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, cũng như Biển Hoa Đông. Hãng REUTERS ngày 13/3 đã đăng tải phát biểu động trời của Chánh ánTòa án tối cao Trung Quốc Chu Cường cho biết nước này sẽ lập một “Trung tâm Tư pháp Hàng hải Quốc tế”. Cụ thể hơn, Chánh án Chu Cường tuyên bố quyết liệt “…phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia của Trung Quốc, các quyền hàng hải và các lợi ích cốt lõi khác […] phải nâng cao hoạt động của các tòa án hàng hải và xây dựng một trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế”. Không chỉ vậy, trong báo cáo tại Quốc hội Trung Quốc, ông Chu Cường cho biết các tòa án trên toàn quốc đang thực hiện chiến lược quốc gia nhằm biến Trung Quốc thành một “cường quốc biển” thông qua Sáng kiến “Một Vành đai, một Con đường”, theo tờ South China Morning Post đăng tải. Và để biện hộ cho động thái mới này sao cho có vẻ thật hợp lý hợp tình, ông này viện dẫn vụ kiện liên quan đến vụ va chạm giữa một tàu cá Trung Quốc và một tàu chở hàng mang cờ Pamana ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tháng 9/2014 đã được xét xử tại một tòa án hàng hải của Trung Quốc và kết thúc thông qua thương lượng, để tuyên bố rằng rõ ràng năng lực pháp lý của Trung Quốc đối với khu vực. Ông Chu còn hết sức tự tin khi đề cao vai trò toàn cầu của Trung Quốc trong lĩnh vực luật hàng hải, khẳng định khoảng 16.000 vụ kiện hàng hải đã kết thúc tại các tòa Trung Quốc năm ngoái – “nhiều nhất trên thế giới” – và không quên huyễn hoặc rằng Trung Quốc cũng là nước chủ nhà của phần lớn các tòa án hàng hải của thế giới. Tuy nhiên, những tuyên bố này dường như không đáng tin lắm bởi ông này đã không cung cấp thông tin rõ ràng về việc khi nào trung tâm này sẽ bắt đầu hoạt động, trụ sở sẽ được đặt tại đâu hoặc những vụ việc như thế nào sẽ được trung tâm này thụ lý.

Có nhiều ý kiến khác nhau về mục đích của việc thành lập Trung tâm này vào thời điểm căng thẳng trong tranh chấp liên quan đến biển Hoa Đông và Biển Đông đang leo thang và lo ngại rằng Trung Quốc đối phó với phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye (Hà Lan) về vụ Philippines kiện “đường chín đoạn” của Trung Quốc có thể sẽ được công bố trong vài tháng tới. Chuyên gia Ian Storey nhận định Trung Quốc muốn thành lập trung tâm Tư pháp Hàng hải quốc tế vì cho rằng các định chế tư pháp hiện nay là thân phương Tây và có thành kiến với Trung Quốc. Liên quan đến nhận định này, ông Euan Graham, Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney cho rằng Trung Quốc dù muốn đề cao mình là một lựa chọn thay thế cho các thể chế như ICJ hay ITLOS, động cơ mang tính định kiến này của Trung Quốc sẽ khó có khả năng làm các nước coi cơ chế này mang tính trung gian so với các cơ chế kể trên, bởi Trung Quốc chính là một bên tranh chấp trong nhiều vụ tranh chấp hàng hải trong khu vực, vì vậy không thể “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Hơn nữa, các chuyên gia cũng nhận thấy trung tâm này chủ yếu sẽ giải quyết các vụ kiện kinh tế thay vì giải quyết các vụ kiện công pháp quốc tế, trọng tâm nội dung của vụ kiện Philippines đưa ra Tòa Trọng tài La Haye. Theo ông Richard Javad Heydarian, Phó Giáo sư Đại học De La Salle ở Manila, việc thúc đẩy thành lập tòa hàng hải quốc tế chẳng qua chỉ là một biện pháp phản tuyên truyền trong nước của Trung Quốc, bao biện cho việc Trung Quốc lấn lướt trên biển và đứng ngoài phiên tòa trọng tài đang diễn ra tại La Haye, đồng thời cũng không có tác động gì tới quan điểm pháp lý về tính hợp lệ của các hành vi do Trung Quốc thực hiện ở các vùng biển lân cận. Tuy nhiên, giáo sư Sebastian Maslow của Đại học Tohoku (Nhật Bản) bày tỏ lo ngại cho rằng mặc dù chỉ có tác động trong nước, việc làm trên của Trung Quốc một phần nào đó có thể vẫn có tác dụng củng cố các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.

Một động thái khác mới được Trung Quốc tuyên bố nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, theo Reuters ngày 16/3, Trung Quốc đang xây một trung tâm cảnh báo sóng thần ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc gần đây tăng cường bành trướng ở Biển Đông, trong đó có việc mở rộng bồi lấp, cải tạo ở Hoàng Sa và Trường Sa, đưa máy bay chiến đấu và tên lửa đến Hoàng Sa, lắp radar cao tần ở Trường Sa. Trả lời phỏng vấn báo giới bên lề cuộc họp Quốc hội hôm 16/3, người đứng đầu Cơ quan Hải dương Quốc gia Trung Quốc Vương Hồng vẫn cố biện bạchrằng đó là các biện pháp “phòng vệ có giới hạn” và chỉ là các cơ sở phục vụ mục đích dân sự; mặc dù vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng trung tâm cảnh báo sóng thần mà nước này lập ra ở Biển Đông đã bắt đầu đi vào hoạt động, Theo phía Trung Quốc biện minh, trung tâm cảnh báo sóng thần được xây dựng lànhằm phục vụ hợp tác ở Biển Đông vốnđược nước này xem là một trong những mối quan tâm lớn và hy vọngđiều đó sẽ tạo lập một vùng biển hòa bình và yên ả. Trong khi đó, Mỹ và nhiều quốc gia khác cho rằng, đây chỉ là một biểu hiện khác của ý đồ quân sự hóa nhằm độc chiếm Biển Đông.

Mặc dù Trung Quốc luôn lớn tiếng cho rằng phần lớn các cơ sở hạ tầng họ đang xây dựng chủ yếu mang bản chất dân sự và sẽ có lợi cho các nước khác song như thông tin đã xuất hiện từ tuần trước, với sự tập trung quân sự như hiện nay, sắp tới đâyTrung Quốc có thể sẽ vượt quá giới hạn mục đích đã tuyên bố, hiện thực hóa khả năng hạ cánh các máy bay chiến đấu hạng nặng trên một đường băng được mở rộng ở đảo Phú Lâm tháng 11 và các hầm đặt máy bay được tăng cường đã được lắp đặt xong. Không chỉ vậy, trang China Post của Đài Loan ngày 14/03 còn tiết lộ Bắc Kinh đã bắt đầu một dự án xây dựng bao gồm cải tạo đảo ở phía Bắc cũng như phía Nam Hoàng Sa và xây cầu nối giữa vùng đất mới xây với đảo Phú Lâm. Trong một diễn biến mới nhất, Mỹ đã phát hiện hoạt động mới của Trung Quốc xung quanh một rạn san hô mà Bắc Kinh chiếm từ Philippines gần bốn năm trước, bãi Scarborough, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể tiếp tục có thêm hoạt động cải tạo đảo ở Biển Đông. Trước đó, phát biểu tại Canberra ngày 16/3,Đô đốc Scott Swift của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ dù không chỉ đích danh Trung Quốc nhưng ám chỉ “một vài nước” đang “trở thành tiền lệ chưa từng có cho hành động ráo riết xây dựng và quân sự hóa” trong khu vực tranh chấp, cảnh báo xu hướng sai lệch “Sức mạnh làm nên chân lý” (might makes right) đang trỗi dậy và ngự trị trên khắp các vùng biển tranh chấp của Biển Đông

2. Các nước ngoài khu vực như Nhật Bản, Australia nêu cao tinh thần hỗ trợ các quốc gia ASEAN cương quyết hơn trong phản ứng đối với vấn đề Biển Đông và hành động quân sự hóa của Trung Quốc. Đông Timor lần đầu tiên lên tiếng trong vấn đề Biển Đông

Trong tuần trước, Tạp chí Nikkei Asian Review ngày 11/3 khẳng định Nhật Bản đang dần đề cao tầm quan trọng của việc hỗ trợ ASEAN, biểu hiện qua Sách Trắng mới nhất về Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản do Bộ Ngoại giao nước này công bố, nêu rõ viện trợ của Nhật Bản cho ASEAN sẽ tập trung vào các lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố luật pháp và an toàn hàng hải. Theo hãng tin Kyodo, Sách Trắng trên nhận định các nước ASEAN là khu vực đặc biệt quan trọng ở cả khía cạnh chính trị lẫn kinh tế và có các mối quan hệ kinh tế vững mạnh: “Ổn định và phát triển khu vực này sẽ ảnh hưởng lớn tới an ninh và thịnh vượng của Nhật Bản”. Các chuyên gia nhận định Sách trắng về viện trợ ODA của Nhật Bản năm nay khác với năm trước vì đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh hàng hải, gián tiếp đề cập đến vấn đề Biển Đông, đồng thời cũng tin rằng việc Nhật Bản quyết định tăng cường viện trợ cho ASEAN là nhằm củng cố các đồng minh trong khu vực và đối phó với những hành động đơn phương của Trung Quốc với ý đồ thay đổi hiện trạng trên Biển Đông. Đặc biệt, Nhật Bản, quốc gia đang tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên đảo Senkake/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông sẽ đẩy mạnh quan hệ hợp tác quân sự với Philippines và Việt Nam.

Đoạn video có tựa đề “Rule of Law at Sea” (“Luật pháp trên biển”) được công bố trên website và Facebook của Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 15/3 khẳng định mối quan hệ về hàng hải ngày càng tăng của Nhật Bản với một số nước Đông Nam Á, trong đó có Philippines, Malaysia và Indonesia, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế; theo đó sẽ tăng cường các chương trình viện trợ cho các quốc gia Đông Nam Á này với việc nới lỏng quy định trước đây như lệnh cấm chuyển giao các thiết bị quân sự. Với Philippines, đoạn video nêu việc hợp tác của Nhật Bản về đào tạo và tham vấn nhằm giúp Philippines đạt được một “giải pháp hòa bình cho những hành động trái pháp luật mà không sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế”; đầu tháng 3 vừa qua, Nhật Bản và Philippines đã đạt được thỏa thuận về việc Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để phục vụ tuần tra ở Biển Đông. Với Indonesia, video nêu việc Nhật Bản cung cấp 3 tàu để tuần tra tại Eo biển Malacca. Đoạn video nêu các cuộc tập trận huấn luyện chung gần đây và thỏa thuận về an ninh hàng hải với Việt Nam – thỏa thuận đầu tiên của Nhật với một nước Đông Nam Á. Theo kế hoạch, một tàu ngầm và hai tàu chiến của Nhật sẽ thăm Philippines lần đầu tiên sau 15 năm, trước khi đến Việt Nam. Thêm vào đó, Nhật Bản cũng sẽ tiến hành đối thoại ba bên với Ấn Độ và Úc để tăng cường an ninh hàng hải và tự do hàng hải.

Nhận được những cam kết giúp đỡ đầy thiện chí của Thủ tướng Shinzo Abe, Đông Timor đã cùng Nhật Bản gián tiếp lên án hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 15/3,trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản lần đầu tiên,Tổng thống Đông Timor Taur Matan Ruakđã có cuộc hội đàm vớiThủ tướng Shinzo Abe, trong đó hai bên bày tỏ chia sẻ“mối quan ngại nghiêm trọng về tình hình gần đây ở Biển Đông”.Tiếp đó, hai bên bày tỏ “phản đối bất kỳ hành động đơn phương mà có thể thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng”, ám chỉ rõ ràng tới việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa và kế hoạch triển khai tên lửa đất-đối-không ở quần đảo Hoàng Sa.Phát biểu tại họp báo chung sau Hội đàm, ông Abe nhấn mạnh“Việc Nhật Bản khẳng định hợp tác với Đông Timor, một quốc gia chia sẻ các nguyên tắc thượng tôn luật pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho tự do và ổn định trên biển”. Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã cam kết dành 5 tỷ Yên Nhật (44 triệu USD) ODA cho Đông Timor để tăng cường năng lực an ninh hàng hải và chia sẻ quan điểm rằng hai nước sẽ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hàng hải bao gồm cả an toàn hàng hải và an ninh như là một trụ cột quan trọng của sự hợp tác song phương; tiếp tục hỗ trợ Đông Timor tăng cường năng lực của duy trì an ninh hàng hải và ủng hộ Đông Timor gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Ngay lập tức, Thủ tướng Lý Khắc Cường trong một cuộc họp báo ngày 16/3 dù không đề cập trực tiếp nhưng đã bày tỏ thái độ không hài lòng và nhắc khéo Nhật Bản “đừng để quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản đi lùi khi quan hệ song phương giữa hai nước đang dần có những dấu hiệu khởi sắc”, cho thấy rõ sự lo ngại rõ ràng của Trung Quốc trước việc Nhật Bản đang có những bước đi cứng rắn hơn và sâu hơn trong vấn đề Biển Đông, có thể thấy rất rõ qua sự phản ứng gay gắt của nước này đối với việc bị Nhật Bản và Đông Timor gián tiếp chỉ trích. Những phát biểu này làm người ta nhớ lại những lời răn đe của Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa, yêu cầu Tokyo không “thêm dầu vào lửa cho căng thẳng ở Biển Đông” hay “cố tìm cách ngăn chặn Trung Quốc bằng cách cấu kết với những nước liên quan trong tranh chấp”. Thời báo Hoàn cầu cũng có bài viết cùng quan điểm cho rằng Nhật Bản đã hành động “không thỏa đáng” trong tranh chấp Biển Đông, cố tình cô lập Trung Quốc và một mực kêu gọi Nhật Bản đi đúng hướng, hợp tác với Trung Quốc để cải thiện mối quan hệ giữa hai nước.Trung Quốc luôn muốn tập trung vai trò chủ chốt để giải quyết các vấn đề của chính khu vực phải là các nước xung quanh Biển Đông mà theo Trung Quốc, lịch sử đã chứng minh các quốc gia ven biển mới có khả năng duy trì hòa bình khu vực và giải quyết bất đồng, và Trung Quốc sẵn sàng bất kỳ lúc nào lên án mọi sự can thiệp từ bên ngoài là mối đe dọa cho hòa bình và ổn định của khu vực, mà theobài báo “Biển Đông sẽ không thể bị các nước bên ngoài kiểm soát” được Tân Hoa xã đăng tải, Trung Quốc muốn gợi lại việc quân đội Nhật Bản xâm lược trước kia nhằm vẽ ra những hậu quả có thể xảy đến chẳng hạn như chạy đua vũ trang trên quy mô lớn trong khu vực gây bất ổn định, gián tiếp cảnh cáo các nước có liên quan phải cân nhắc, để ý trước sau nếu muốn cùng Trung Quốc giải quyết vấn đề, đồng thời dằn mặt bất kỳ quốc gia ngoài khu vực nào có ý định “kiểm soát vấn đề Biển Đông”. Không chỉ dừng lại ở đó, theo tin tức tạp chí South China Morning PostJapan Times đăng tải hôm 20/3 vừa qua, Trung Quốc còn tỏ ý “hăm dọa” Nhật Bản, gây sức ép yêu cầu nước này đưa tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng lân cận ra khỏi chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại Tokyo vào tháng 5 tới nếu như không muốn làm kỳ đà cản mũi đối với những nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ song phương của hai nước. Tuy nhiên Nhật Bản vẫn bày tỏ thái độ kiên quyết với đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc, khẳng định cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên biển và hành động quân sự hóa của nước này.

 Không chỉ Nhật Bản, Australia cũng đóng vai trò khích lệ lớn cho các quốc gia trong khối ASEAN hành động mạnh mẽ hơntrước những lo ngại ngày một lớn đối với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng quân sự tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Việc các quốc gia ASEAN ủng hộ sự hỗ trợ từ Australia có thể được xem là đã chịu ảnh hưởng từ lời cảnh báo của Mỹ rằng phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện do Philippines khởi xướng trong thời gian tới có thể thúc đẩy Bắc Kinh tuyên bố một vùng “nội bất xuất ngoại bất nhập” tại các vùng biển mà 30% trao đổi thương mại của thế giới đi qua. Trước đây, Malaysia luôn tìm cách tránh đối đầu với Trung Quốc về các vùng biển tranh chấp, cân bằng chính sách đối ngoại với Bắc Kinh nhưng hiện Malaysia đang có những động thái quyết liệt, trong đó có đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trong giải quyết vấn đề Biển Đông. Theo tin tức từHãng thông tấn Reuters, phát biểu trước báo giới tại thủ đô Kuala Lumpur ngày 14/3,Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết ông sẽ gặp người đồng cấp Australia để thảo luận về việc Trung Quốc tăng cường quân sự ở Biển Đông, để đảm bảo rằng các nỗ lực đang được thực hiện nhằm “buộc Trung Quốc giữ lời hứa không triển khai thiết bị quân sự trong khu vực” và sẽ “đáp trả Trung Quốc” nếu các báo cáo nhận được từ các nguồn khác nhau liên quan tới việc tăng cường quân sự và triển khai thiết bị quân sự tại quần đảo Trường Sa là thật. Đồng thời, ông này cũng sẽ có các cuộc hội đàm với giới chức Philippines và Việt Nam vì Malaysia “không thể hành động một mình trong việc ngăn chặn các hành động khiêu khích”, điều quan trọng khi duy trì thế cân bằng và ngăn chặn các hành động của các cường quốc, dù là Trung Quốc hay Mỹ”. Tuy nhiên, trong một phân tích trên tờ The Diplomat, nhà báo Prashanth Parameswaran lưu ý rằng động thái này của Malaysia không nên bị hiểu rộng ratrong bối cảnh Malaysia chỉ mới có những điều chỉnh không đáng kể chính sách của mình ở Biển Đông. Trong khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đang lên kế hoạch thăm Australia vào tháng 5 để thảo luận về việc thúc đẩy một loạt các văn kiện mới, bao gồm thỏa thuận hợp tác quốc phòng. Ngoài ra, Ngoại trưởng Julia Bishop và người đồng cấp Vivian Balakrishnan đã đưa ra tuyên bố sau cuộc họp tại Sydney ngày 18/3 rằng hai nước nhất trí về việc bảo đảm thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới