Thursday, April 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiGần 10 nghìn tỷ xây 3 cảng hàng không ở Tây Bắc

Gần 10 nghìn tỷ xây 3 cảng hàng không ở Tây Bắc

Cục Hàng không Việt Nam có kế hoạch đầu tư xây Cảng Hàng không Nà Sản, sân bay Lai Châu và Cảng hàng không Lào Cai.

Báo VOV vừa dẫn một phần nội dung kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng các cảng hàng không khu vực Tây Bắc mới được Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ GTVT cho hay, Cục Hàng không Việt Nam có kế hoạch đầu tư xây dựng 3 cảng hàng không ở khu vực Tây Bắc là Cảng Hàng không Nà Sản (tỉnh Sơn La), sân bay Lai Châu và Cảng hàng không Lào Cai trong năm 2017 với tổng mức đầu tư hơn 9.813 tỷ đồng.

Theo kế hoạch của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng Hàng không Nà Sản (tỉnh Sơn La) sẽ được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu phục vụ 0,9 triệu hành khách/năm đến năm 2020.

Dự kiến, Dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước từ Bộ Quốc phòng sẽ khởi công năm 2017 và hoàn thành năm 2019, dự kiến đầu tư giai đoạn 1 hơn 1.984 tỷ đồng, chi phí xây lắp 1.284 tỷ đồng.

Đối với sân bay Lai Châu dự kiến sẽ khởi công năm 2017 và hoàn thành vào năm 2022. Sân bay Lai Châu sẽ được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu phục vụ 40.000 hành khách/năm. Dự kiến, tổng mức đầu giai đoạn 1 của dự án này sẽ là hơn 4.783 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây lắp là hơn 4.066 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước từ Bộ Quốc phòng và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

Cục Hàng không Việt Nam cũng lên kế hoạch xây dựng Cảng Hàng không Lào Cai trong năm 2017 và hoàn thành trong năm 2019, đáp ứng nhu cầu phục vụ 560.000 hành khách/năm. Dự kiến, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 3.046 tỷ đồng, chi phí xây lắp, thiết bị hơn 1.891 tỷ đồng. Tuy nhiên, Dự án này được dự kiến sẽ thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc hợp tác công – tư (hợp đồng BOT).

Tình trạng lạm phát sân bay ở Việt Nam khiến các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia kinh tế quan ngại rất nhiều.

Còn  nhớ, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, một số đại biểu Quốc hội thống kê, chỉ riêng 14 tỉnh, thành miền Trung, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, có đến 9 sân bay. Nhiều địa phương khác cũng đang xin làm sân bay hoặc nâng cấp sân bay. Mật độ sân bay quá dày đặc nhưng hiệu quả khai thác rất thấp trong khi Quốc hội lại đang kêu gọi siết chặt chi tiêu công, thực hiện chính sách “thắt lưng, buộc bụng”.

Riêng thống kê của Cục Hàng không Việt Nam năm 2015 cho thấy, Việt Nam có 22 cảng hàng không, sân bay. Trong đó có 7 cảng hàng không, sân bay quốc tế (Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Cần Thơ), còn lại là 14 cảng hàng không, sân bay nội địa.

Ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH-ĐT nhận định: “Chỗ nào cũng “mọc” ra sân bay, khoảng cách đường bộ chỉ vài ba trăm cây số cũng thấy có sân bay và lên kế hoạch xây dựng sân bay. Hàn Quốc là nước khá đồng bộ và hiện đại về giao thông cũng phải 300-400km mới có một sân bay, nhưng cũng chỉ nho nhỏ. Còn ở Việt Nam thì tỉnh nào cũng muốn có sân bay lớn, nhưng lại không tính toán khoa học về lưu lượng hành khách qua lại và khả năng hoàn vốn ra sao?”.

RELATED ARTICLES

Tin mới