Saturday, November 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ...

Mỹ-Trung chuẩn bị khai hỏa Đại chiến thế giới thứ III? (Kỳ 3)

Sự nổi lên và trỗi dậy của Trung Quốc đã và đang là vấn đề thu hút dư luận quốc tế. Các viện nghiên cứu, các chính trị gia, các tờ báo có uy tín đều đề cập tới vấn đề này.

Kỳ III: Trung Quốc sẽ thống trị thế giới?

Đầu năm 2010, tại Trung Quốc xuất hiện cuốn “Trung Quốc mộng” của Đại tá Lưu Minh Phúc, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội Trung Quốc. Và cuốn sách này đã gây tiếng vang trong và ngoài Trung Quốc. Bởi tác giả đã đưa ra những so sánh, phân tích về những bước đi để Trung Quốc thực hiện Giấc mộng Trung Hoa.

Cuốn sách có 8 chương, trong đó đặt câu hỏi lớn, Trung Quốc đã chuẩn bị như thế nào để trở thành “số một thế giới”. Và trong lịch sử thế giới cận đại 500 năm trở lại đây, trung bình cứ 100 năm lại thay đổi vị trí quốc gia đứng đầu. Sau khi Bồ Đào Nha chiếm lĩnh vị trí này trong thế kỷ 16), Hà Lan đã thay thế ở thế kỷ 17, và Anh nắm cương vị này trong 2 thế kỷ 18 và 19. Đến thế kỷ 20, Mỹ là siêu cường số 1 thế giới. Trung Quốc muốn trở thành quốc gia đứng đầu thế giới trong thế kỷ 21.

Và để làm việc này phải định vị lại quan hệ Trung-Mỹ, tạo ra mô hình cạnh tranh Trung-Mỹ mới. Bên cạnh đó phải có những bước đi để Trung Quốc thay thế Mỹ, trở thành siêu cường số một. Muốn vậy phải có tư duy chiến lược, không được ảo tưởng về chiến lược. Và khi tiến hành đương nhiên Mỹ sẽ kiềm chế Trung Quốc, lúc đó sẽ nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp…

Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, Phó Đô đốc Joseph Aucoin từng khuyến cáo Trung Quốc phải nói rõ ý đồ của việc xây đảo nhân tạo và triển khai tên lửa trái phép tại vùng có tranh chấp ở Biển Đông để giúp tình hình ổn định hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, Trung Quốc đang đi trước Mỹ một bước ở Biển Đông và Bắc Kinh có nhiều lợi thế hơn Washington trong cuộc đối đầu tại vùng biển này.

Theo kiến nghị của hãng RAND (tổ chức cố vấn cho Lầu Năm Góc), trong trường hợp xấu nhất, các cuộc tấn công với độ chính xác ngày càng cao, quy mô ngày càng lớn sẽ gây tổn thất lớn cho các căn cứ không quân của Mỹ. Và Mỹ sẽ tận dụng các căn cứ dự phòng ở Thái Bình Dương để đề phòng trường hợp các căn cứ chính trong khu vực trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công bằng tên lửa nếu xảy ra đối đầu với Trung Quốc. Bởi các căn cứ không quân của Mỹ ở Thái Bình Dương không còn an toàn trước nguy cơ một cuộc tấn công bằng tên lửa của Trung Quốc, nếu xảy ra xung đột. Từ tháng 9/2015, Trung Quốc đã ra mắt tên lửa đạn đạo DF-26 có thể tấn công căn cứ Andersen ở đảo Guam, cách Trung Quốc gần 4.800km. Do đó, Lầu Năm Góc đã đề xuất sử dụng căn cứ không quân Tinian mở rộng cho tình huống dự phòng.

Giới quân sự khuyến cáo, tàu sân bay Mỹ đang mất thế bất khả xâm phạm trước Trung Quốc. Trung tâm an ninh nước Mỹ mới (CNAS) cũng từng cho rằng, Các mối đe dọa tầm trung và tầm xa mà CNAS đề cập bao gồm máy bay ném bom và tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D và DF-26. Lầu Năm Góc từng hé lộ kế hoạch cải tạo các máy bay cỡ lớn cũ thành những “kho vũ khí bay”, song hành với các chiến đấu cơ tàng hình, nhằm giành thế áp đảo trong các cuộc đối đầu trên không trong khu vực.

Hiện kế hoạch này đang được Văn phòng Năng lực Chiến lược (SCO) của Lầu Năm Góc nghiên cứu. Tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, Tướng Lori Robinson từng thừa nhận, Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter từng tiết lộ, hải quân Mỹ đã yêu cầu được cấp 2 tỉ USD để mua 4.000 tên lửa hành trình Tomahawk trong năm tài chính 2017.

Tờ The Financial Times từng dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ phải đầu tư nhiều nguồn lực công nghệ hơn để đối phó với Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cũng tuyên bố, Mỹ phải chuẩn bị đối phó với những kẻ thù cao cấp, chuẩn bị cho một thời đại mới – thời đại “cạnh tranh nước lớn”. Năm 2015, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Walker tuyên bố, không còn nghi ngờ gì nữa, ưu thế công nghệ của quân đội Mỹ đã bắt đầu giảm đi.

Ngày 7/12/2015, Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm USS Zumwalt – tàu khu trục tàng hình lớn nhất từ trước tới nay do nước này chế tạo. USS Zumwalt có tổng kinh phí khoảng 4,3 tỷ USD và phải mất 4 năm mới đóng xong. Theo giới quân sự, Mỹ cần 720 máy bay chiến đấu để nắm quyền kiểm soát trên không ở Biển Đông.

Giới quân sự cho rằng, tàu ngầm Trung Quốc không có khả năng theo dõi tàu sân bay Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc đang phát triển loại vũ khí laser chưa từng thấy trong thực tế – chỉ trong loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star War).

RELATED ARTICLES

Tin mới