Friday, May 3, 2024
Trang chủBiển nóngNhững luận điểm vô lý và âm mưu độc chiếm Biển Đông...

Những luận điểm vô lý và âm mưu độc chiếm Biển Đông của TQ (Kỳ 7)

Mặc dù thực tế Trung Quốc chỉ có khoảng 20% đường bờ biển trong khu vực biển Đông, nhưng với những “tuyên bố chủ quyền” đơn phương của mình, Trung Quốc đã “lấn” tới 90% diện tích vùng biển này.

Tàu Hải giám của Trung Quốc ở Biển Đông

Những “tiểu xảo” của Trung Quốc để khẳng định thứ chủ quyền phi pháp trên Biển Đông

Trước đây Trung Quốc cũng từng nhiều lần áp dụng những “chiêu trò” để tạo dư luận về vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Năm 2012, nước này đã ban hành một mẫu hộ chiếu mới cho công dân Trung Quốc, trong đó in bản đồ Trung Quốc và vẽ thêm “đường lưỡi bò”, đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông cùng đảo Đài Loan và hai vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ. Thời điểm đó, Việt Nam đã từ chối đóng dấu chứng thực cho các hộ chiếu này và thay bằng thị thực rời. Tiếp sau đó, Philippines cũng trở thành nước thứ hai từ chối đóng dấu vào hộ chiếu mới của Trung Quốc.

Dịp Tết Quý Tỵ 2013, lợi dụng việc cung cấp mặt hàng đèn lồng cho thị trường các nước, Trung Quốc đã tuồn qua biên giới những chiếc đèn lồng có in nhiều dòng chữ tiếng Hán, trong đó có nội dung “Tam Sa là của Trung Quốc”, “Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc”…

Trên mặt biển, lâu nay Trung Quốc luôn đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông với lý do bảo vệ nguồn hải sản trong mùa sinh sản. Tuy nhiên, thời gian cấm đánh bắt của Trung Quốc khá “tùy tiện”. Riêng năm 2014, Trung Quốc đã ban hành lệnh này hai lần. Một lần vào tháng 1, lần thứ hai sẽ áp dụng từ 16-5 đến 1-8. Ngang ngược hơn cả là yêu cầu tàu cá các nước trong thời gian này phải xin phép chính quyền đảo Hải Nam khi muốn đánh bắt cá trong khu vực mà Trung Quốc tự cho mình có chủ quyền. Nếu đánh bắt mà không xin phép, tàu cá các nước sẽ bị trục xuất và tịch thu tài sản.

Mặc dù thực tế Trung Quốc chỉ có khoảng 20% đường bờ biển trong khu vực biển Đông, nhưng với những “tuyên bố chủ quyền” đơn phương của mình, Trung Quốc đã “lấn” tới 90% diện tích vùng biển này.

(Còn nữa)

RELATED ARTICLES

Tin mới