Friday, March 29, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiChiếm xong Baltic, Nga sẽ tiếp tục đánh bại quân đội NATO

Chiếm xong Baltic, Nga sẽ tiếp tục đánh bại quân đội NATO

Nếu Nga đánh Baltic, khả năng động binh đáp trả Moscow của NATO là không cao, nếu có thì khối này cũng sẽ thất bại trước Nga.

Khả năng sẵn sàng chiến đấu của Nga cao hơn NATO

Các nhà phân tích của Mỹ cho rằng, lực lượng vũ trang Nga có khả năng “chỉ trong 10 ngày hoặc ngắn hơn như vậy” để triển khai tại vùng Baltic 27 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, bao gồm 30-50 nghìn quân trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn diện.

Trong thời gian qua, Nga đã liên tiếp mở các cuộc báo động kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu bất thường và các cuộc tập trận di chuyển lực lượng vô cùng lớn chỉ trong vài giờ. Trong khi đó, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội NATO vô cùng yếu kém.

Để triển khai một cuộc tập trận đa quốc gia, có di chuyển binh lực tầm xa, đội quân ô hợp của NATO phải mất đến hàng tuần chuẩn bị, trong điều kiện thiếu thốn phương tiện vận chuyển. Do đó, khối này không thể điều quân tăng viện kịp thời cho Baltic.

Thực trạng này đã được nhóm nhóm chuyên gia 6 người của NATO, trong đó có cựu tổng thư ký của NATO Jaap de Hoop Scheffer (người Hà Lan) và tướng Anh Richard Shirreff – cựu Phó Tư lệnh tối cao Các lực lượng vũ trang liên hợp của NATO ở châu Âu, chỉ ra vào cuối tháng 2 vừa qua.

Tài liệu này nói rằng quân đội nhiều nước thành viên chủ chốt của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang ở tình trạng “thiếu kinh phí kinh niên” và “thiếu hụt vũ khí trang bị trầm trọng”, thậm chí các trang bị sẵn có cũng không sẵn sàng ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Bản báo cáo đưa ra ví dụ cho biết, kết quả kiểm tra cho thấy, trong 31 trực thăng Tiger của Bundeswehr (Quân đội Đức) chỉ có mười chiếc sẵn sàng để sử dụng, còn khi khảo sát 406 xe thiết giáp Marder thì chỉ có 280 xe có khả năng hoạt động ngay lập tức.

Khả năng của lục quân Nga tốt hơn NATO

Cơ số quân không phải là vấn đề duy nhất quyết định phần thắng của Nga. Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng, các binh chủng trong quân đội Nga đều được trang bị xe bọc thép, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới nhất, nâng cao rất mạnh khả năng cơ động.

Hơn nữa, chính các chuyên gia NATO cũng phải thừa nhận một thực tế là các loại súng, pháo, tên lửa của Nga có khả năng tấn công vào mục tiêu ở khoảng cách xa hơn nhiều, so với những mẫu tương tự hiện có trong trang bị vũ khí của Mỹ-NATO.

Các xe tăng, thiết giáp hiện đại của Nga có vỏ thép bảo vệ thụ động tốt hơn, về vũ khí và các cảm biến, cùng với các hệ thống bảo vệ chủ động trước tên lửa có chống tăng điều khiển thì Nga cũng vượt mặt các trang bị tương tự của phương Tây.

Khả năng tác chiến cá nhân của bộ binh và sự phối hợp giữa các binh chủng khác nhau trong quân chủng lục quân Nga cũng được cho là vượt trội so với thực trạng yếu kém và khả năng không đồng đều của quân đội NATO (trừ Mỹ).

Tuy chỉ có kinh nghiệm thực chiến ít ỏi trong “Cuộc chiến tranh 5 ngày” với Gruzia năm 2008, nhưng trong vài năm gần đây, lục quân Nga đã có tiến bộ vượt bậc về cả vũ khí, trang bị và khả năng tác chiến, thông qua kế hoạch hiện đại hóa trang bị và hàng loạt cuộc tập trận.

Trong khi đó, quân đội NATO không đủ vũ khí tác chiến, trang bị huấn luyện thiếu thốn, tuy có tham gia nhiều chiến dịch quân sự nhưng chủ yếu là “đi theo” Mỹ và “bắt nạt” những đối thủ yếu hơn, lục quân NATO sẽ không thể đối phó được với lục quân Nga.

Chiem xong Baltic, Nga se tiep tuc danh bai quan doi NATO
Nếu chiến tranh ở Baltic, không quân NATO sẽ không đối phó nổi với Nga

Lực lượng phòng không – không quân Nga mạnh hơn

Ngoài ra, các chuyên gia quân sự chú ý đến điểm hạn chế về khả năng của Hoa Kỳ và các nước đồng minh châu Âu liên quan đến việc sử dụng “át chủ bài” không quân. Điều này gắn với thực tế Nga đang sở hữu kho vũ khí tên lửa phòng không có lẽ là mạnh nhất trên thế giới.

Trong khi đó, ngay cả Mỹ cũng không có những hệ thống phòng không mạnh mẽ, đủ khả năng bảo vệ tầm xa, thì các nước NATO còn tệ hơn, chủ yếu là dựa dẫm vào hệ thống Patriot-3 (PAC-3) của Mỹ và phần nào đó là SAMP/T Aster 30, có tầm phóng hạn chế (trên 100km), số lượng ít.

Do đó, nếu xảy ra chiến tranh, phòng không của khối này sẽ không cản nổi lực lượng không quân Nga đồn trú ở Kaliningrad, Baltic và được tăng viện thêm, thông qua con đường ngắn nhất là lãnh thổ Belarus và có thể là qua Ukraine.

Ngoài ra, lực lượng không quân chiến lược Nga cũng là một thế lực đáng gờm. Máy bay ném bom Nga chỉ cần bay trên không phận nước mình cũng có thể tấn công tên lửa hành trình tầm xa khắp châu Âu, nếu chúng bay hết phạm vi tác chiến thì khả năng tấn công sẽ bao trùm toàn cầu.

Nếu Nga chủ động đánh Baltics, Moscow chắc chắn đã vạch kế hoạch hủy diệt các sân bay ở các nước xung quanh trong vòng vài chục phút, trong điều kiện Mỹ không huy động kịp các phương tiện từ xa đến, trong vòng vài ngày, không quân NATO sẽ bị tê liệt.

Sau đó, Mỹ có thể điều động đến vài tàu sân bay với số lượng hàng trăm tiêm kích hạm nhưng lúc đó, Nga đã kịp triển khai thế trận phòng thủ không phận vùng Baltic, với các hệ thống phòng không tối tân và không quân tiêm kích hiện đại đón đợi sẵn.

Sự kết hợp của phòng không và không quân Nga sẽ khiến máy bay Mỹ-NATO khó có thể tiếp cận được Kaliningrad, cũng như Baltic và lãnh thổ nước Nga từ khoảng cách vài trăm km, không có cơ hội nào cho NATO lật ngược tình thế ở Baltic.

Hải quân Nga có khả năng tấn công tầm xa đáng nể

Qua các cuộc chiến của Mỹ ở khắp nơi trên thế giới, nhận thức được sự yếu kém của lực lượng tấn công mặt đất tầm xa từ trên biển, Hải quân Nga đã nỗ lực trang bị khả năng này cho các tàu mặt nước và đã thể hiện khả năng xuất sắc trong cuộc chiến ở Syria.

Nga đã đưa ra đường lối phát triển hợp lý khi thiết kế hàng loạt lớp tàu “bé hạt tiêu” nhưng có khả năng tấn công ghê gớm. Chiến lược này đã khiến Nga nhanh chóng gia tăng số lượng tàu, mà còn khiến đối thủ không thể đánh chặn bởi “sự chết chóc” có thể đến từ bất cứ nơi nào.

Các tàu mặt nước và tàu ngầm diessel-điện lớp Varshavyanka (Kilo) Nga trong vùng biển Caspian có thể sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14/3M-14T (Kalibr-NK/PL) tấn công tới các địa điểm ở châu Âu, còn trong biển Đen thì bao trùm lục địa già.

  

Chiến hạm bé xíu của Nga có khả năng tấn công tầm xa đáng nể

Ngoài ra, loại tên lửa hành trình chống hạm 3M-54/3M-54T sẽ ngăn chặn các chiến hạm NATO áp sát các chiến hạm Nga trong phạm vi 660km, gấp 5 lần phạm vi tấn công của tên lửa chống hạm xa nhất trên chiến hạm Mỹ-NATO.

Các chiến hạm Nga ở Hạm đội Biển Đen và Baltic, cùng với các máy bay ném bom chiến lược Tu-22 mang tên lửa chống hàng không mẫu hạm Raduga Kh-22 có đủ khả năng ngăn chặn các tàu chiến và máy bay của NATO tiếp cận vùng biển Baltic và bờ biển nước Nga.

Trong khi đó, các chiến hạm Mỹ-NATO nằm rải rác, tàu ngầm có khả năng tấn công mặt đất bằng tên lửa của các nước trong khối rất ít và khó có thể nhanh chóng cơ động đến phạm vi đủ tầm phóng đến Baltic.

Khả năng trinh sát vô tuyến điện, trinh sát và tác chiến điện tử

Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu, Trung tướng Ben Hodges đã nêu lên ba yếu tố khiến NATO yếu thế trước quân đội Nga và làm cho họ trở nên dễ bị tổn thương, trong trường hợp khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có xung đột quân sự với Moscow.

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phòng thủ của khối là các đồng minh của Mỹ thiếu các phương tiện liên lạc vô tuyến điện được bảo mật trước các phương tiện trinh sát điện tử của Nga, khiến liên lạc giữa quân đội Mỹ và đồng minh có thể bị nghe trộm thông tin.

Điểm yếu chết người thứ 2 của các nước thuộc khối NATO là thiếu một chuẩn thông tin chung và mạng lưới chia sẻ thông tin thống nhất, có thể cho phép Hoa Kỳ và các đồng minh chia sẻ các thông tin chiến trường và theo dõi quá trình tác chiến của nhau theo thời gian thực.

  

Quân đội Nga hiện áp dụng những thành tựu công nghệ quân sự rất cao

Điều này khiến quân đội các nước NATO chỉ có khả năng trao đổi yêu cầu nhiệm vụ trước khi tiến hành hoạt động quân sự, còn sau đó, khả năng phối hợp hiệp đồng trong thực tế chiến trường gần như bằng con số 0, làm giảm khả năng tác chiến tổng thể.

Yếu tố thứ ba khiến quân đội NATO có thể thất bại trước Nga là thiếu một hệ thống chỉ huy-kiểm soát đáng tin cậy, vốn có thể liên kết các radar, vũ khí pháo binh và các quân nhân tại chiến trường vào thời điểm hạ lệnh nổ súng.

Sự thiếu đồng bộ này không chỉ gây khó khăn trong nội bộ lực lượng quân sự hỗn hợp đa quốc gia này mà còn là điểm yếu rất lớn để Nga chặn thu các thông tin bí mật hoặc chế áp, đánh phá hệ thống thông tin chỉ huy kiểm soát, khiến NATO thảm bại trên chiến trường.

Các chuyên viên phân tích đã dẫn kết luận sau toàn bộ những phân tích trên là ở thời điểm hiện tại, NATO thua kém Nga về mọi phương diện. Nếu xảy ra xung đột quân sự giữa hai bên, khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có thể phải nhận đòn hủy diệt trước khi kịp trở tay.

RELATED ARTICLES

Tin mới