Friday, April 19, 2024
Trang chủBiển nóngTàu sân bay Mỹ bị TQ chặn không cho vào Hồng Kông

Tàu sân bay Mỹ bị TQ chặn không cho vào Hồng Kông

Trong bối cảnh những căng thẳng đang tiếp diễn ở Biển Đông, Bắc Kinh đã từ chối cho một tàu sân bay của Mỹ và các tàu chiến đi kèm được cập cảng Hồng Kông, theo tin của Lầu Năm Góc.

Hôm thứ Sáu, một sĩ quan phụ trách báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ, Bill Urban, cho biết đội tàu, dẫn đầu là tàu sân bay vận hành bằng năng lượng hạt nhân USS John C. Stennis, đã bị chặn cập cảng Hồng Kông, dù trong quá khứ tàu này đã nhiều lần đến thăm đây.

Bill Urban cho biết thêm, một tàu chiến khác của Mỹ, USS Blue Ridge, hiện đang ở trong cảng Hồng Kông, và Mỹ hy vọng chuyến thăm này sẽ được tiếp tục một cách bình thường.

Một quan chức Hải quân Mỹ cho biết, với điều kiện giấu tên, một vị  ủy viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông đã thông báo Bắc Kinh từ chối cho tàu sân bay Mỹ cập cảng, với lý do “không thuận tiện” tại thời điểm này.

Chính quyền và đại sứ quán Trung Quốc tại Washington hiện chưa bình luận gì về vụ việc này.

Tàu sân bay Stennis thực hiện tuần tiễu ở Biển Đông, điều này khiến nó  trở thành một nguồn căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ và các nước khác trong khu vực, những nước đang theo đuổi việc kiểm soát các tuyến đường thương mại và quặng khoáng sản trong khu vực.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, mà một phần trong đó đã được các nước Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan tuyên bố chủ quyền .

Kể từ năm 2013, Bắc Kinh đã tăng tốc các hoạt động để tạo ra những tiền đồn mới, đổ cát trên các rạn san hô và đảo san hô. Các công trình nhà cửa, hải cảng, và đường băng hạ cánh đủ lớn để tiếp nhận được máy bay ném bom và máy bay chiến đấu cũng đã được xây dựng trên các đảo mới được cải tạo – các hoạt động này được coi là một nỗ lực để thay đổi hiện trạng lãnh thổ bằng cách thay đổi địa lý.

Các quan chức Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đang cố gắng từng bước nắm quyền kiểm soát Biển Đông, điều có thể đe dọa hàng hải ở các khu vực đang tranh chấp, kể từ khi Biển Đông là một tuyến đường thủy chiến lược được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, với tổng giá trị 5,3 nghìn tỷ đô la mỗi năm, trong đó có 1,2 nghìn tỷ Mỹ thu được từ hoạt động thương mại.

Gần đây, Mỹ đã gia tăng sự hiện diện tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua cái gọi là “trục chiến lược”. Bắc Kinh đã cáo buộc Washington cố ý  can thiệp vào các vấn đề khu vực và cố ý gây căng thẳng ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới