Wednesday, April 24, 2024
Trang chủBiển nóngĐài Loan tham gia vào tiến trình pháp lý Biển Đông

Đài Loan tham gia vào tiến trình pháp lý Biển Đông

Hãng tin Reuters ngày 10/5 đưa tin cho biết một nhóm người Đài Loan đã can thiệp vào vụ kiện trọng tài quốc tế của Philippines chống lại các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua việc khẳng định quan điểm của Đài Loan là một phần vùng biển đang tranh chấp là vùng đặc quyền kinh tế của Đài Loan.

Đảo Ba Bình của Việt Nam, do Đài Loan chiếm giữ trái phép, nhìn từ vệ tinh. Ảnh:Google Maps.

Can thiệp đột ngột này xuất hiện khi các thẩm phán Tòa trọng tài Thường trực tại La Hay chuẩn bị đưa ra phán quyết mang tính bước ngoặt đối với vụ kiện của Phi – lip – pin được đệ trình ra Tòa trọng tài theo các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Bước đi này có thể trì hoãn việc ra quyết định của Tòa trọng tài mà có nhiều đồn đoán là sẽ được đưa ra trong hai tháng tới và có thể sẽ làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp lãnh thổ vốn đang ngày càng phức tạp, gây xáo trộn tuyến giao thương huyết mạch.

Một số nguồn tin ngoại giao và pháp lý cho Reuters biết, tháng trước, các thẩm phán đã xem xét các bằng chứng do Hiệp hội Luật pháp Quốc tế Đài Loan – một tổ chức có liên kết với Chính phủ đệ trình cho dù Đài Loan không phải là một thành viên của Liên hợp quốc, cũng như không phải là một bên ký kết của UNCLOS. Cũng theocác nguồn tin pháp lý gần gũi với vụ kiện, cùng với việc xem xét vài trăm trang tài liệu từ Đài Loan, các thẩm phán cũng đã tìm kiếm thêm các thông tin liên quan từ Philippines và Trung Quốc.

Philippines đang thách thức tính tính chất pháp lý của các yêu sách của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông, bằng việc lập luận rằng, không có đá, đảo san hô hay các đảo nhỏ ở Trường Sa có thể được coi là đảo về mặt pháp lý, do đó sẽ không có quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý (370 km).

Đảo Ba Bình mà Đài Loan đang kiểm soát là thực thể lớn nhất trong Trường Sa và là thực thể mà các nhà phân tích tin rằng nhiều khả năng nhất để yêu sách quy chế pháp lý của đảo và vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia cũng yêu sách đối với quần đảo Trường Sa, riêng Brunei yêu sách các vùng nước lân cận.

Các quan chức Đài Loan đã bày tỏ sự giận dữ trước các bằng chứng trước đó của Philippines đưa ra cho rằng Itu Aba là một “đá” và không thể đảm bảo đời sống của con người, do đó không thể đưa ra bất cứ yêu sách về quy chế đảo hay vùng đặc quyền kinh tế.

Trích dẫn các báo cáo và tuyên bố của chính phủ như là các chứng cứ, Hiệp hội Luật quốc tế Đài Loan đề nghị Tòa trọng tài tuyên bố “Ba Bình là một đảo mà có thể duy trì cư trú cho con người và đời sống kinh tế riêng theo UNCLOS”.

Các quan chức của Tòa vẫn chưa đưa ra trả lời đối với các câu hỏi của Reuters và Bộ Ngoại giao Philippines cũng chưa có phản ứng về việc yêu cầu bình luận từ Reuters.

“Bảo vệ di sản được để lại”

Động thái của Đài Loan xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng leo thang với việc Bắc Kinh và Washington cáo buộc lẫn nhau về việc quân sự hóa khu vực khi Trung Quốc tiến hành việc xây dựng các cơ sở trên các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp và Hoa Kỳ tăng cường các hoạt động tuần tra, diễn tập và bay qua các vùng trời.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định lập trường không chấp nhận vụ kiện, cho rằng Philippines đã dùng vụ kiện để phủ nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong trả lời được gửi tới Reuters bằng fax, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết “người Trug Quốc ở cả hai bờ Eo biển Đài Loan đều phải có trách nhiệm cùng bảo vệ tài sản được tổ tiên Trung Quốc để lại”.

Hiệp hội Luật quốc tế Đài Loan, về tính chất hoạt động như một tổ chức tư nhân, song Hiệp hội này lại có quan hệ hết sức mật thiết với Đài Loan, kể cả Tổng thống Mã Anh Cửu, người đã từng đứng đầu Hiệp hội này và hiện vẫn còn trong Ban điều hành.

Ông Mã đã tổ chức một chuyến thăm cấp cao đến đảo Ba Bình vào cuối tháng 1 – một trong nhiều sự kiện được Đài Loan tiến hành nhằm củng cố yêu sách khẳng định quy chế đảo cho Ba Bình.

Người phát ngôn của ông Mã cho biết Reuters biết đệ trình này không được đưa ra dưới danh nghĩa của Chính phủ Đài Loan, nhưng nội dung trong đó nhất quán với lập trường chính thức của Đài Loan.

Theo các nhà bình luận, dù các lập luận của Hiệp hội có thể hỗ trợ cho lập trường của Trung Quốc song Bắc Kinh dường như vẫn quan ngại về bất kỳ động thái nào của các thẩm phán nhằm ủng hộ vị trí của Đài Loan trong cộng đồng quốc tế.

Các quan chức Trung Quốc đã liên tục thách thức thẩm quyền của Tòa và quyền đưa ra vụ kiện của Philippines, từ chối tham gia vụ kiện. Theo thông cáo báo chí của Tòa, cho dùBắc Kinh đã bỏ qua mọi đề xuất của Tòa về việc nộp đệ trình riêng của mình, song Tòa vẫn tính tới các tuyên bố công khai của nước này trong quá trình xét xử.

Đài Loan vốn bị Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai, đã không được mời tham gia vụ kiện dưới bất cứ hình thức nào. Việt Nam đã đưa ra một đệ trình ủng hộ lập luận của Philippines là Tòa Trọng tài có thẩm quyền.

Ian Storey, một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông tại Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore cho biết việc Tòa chấp thuận xem xét các lập luận của Đài Loan mang ý nghĩa quan trọng. Ông này cho biết “Điều đó cho thấy các thẩm phán đang cố gắng khách quan và họ đã rất nỗ lực để có thể tính đến quan điểm của tất cả các bên liên quan, kể cả Trung Quốc, nước từ chối tham gia vụ kiện và Đài Loan, một thực thể không phải là thành viên của Liên hợp quốc”.

Trong khi không mong muốn Tòa trao cho Đài Loan “một không gian quốc tế” về vấn đề này, Trung Quốc “có thể quyết định tìm một hướng khác”.

RELATED ARTICLES

Tin mới