Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 3, năm 2016. (LINTAO ZHANG / AFP / Getty Images)
Phân tích tin tức
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có một danh sách dài những ngày “nhạy cảm” hoặc những ngày của những sự kiện mà chính quyền cho rằng là đe dọa chính trị. Vào những ngày nhạy cảm này và những ngày sát lúc sự kiện diễn ra, bộ máy an ninh của ĐCSTQ trở nên thận trọng một cách bất thường, và thường xuyên tiến hành các cuộc vây bắt đàn áp những người liên quan với các các sự kiện.
Hai lễ kỷ niệm nhạy cảm là ngày 4 tháng 6 và ngày 25 tháng 4. Ngày 4 tháng 6 là kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn, khi xe tăng nghiền nát những nhà hoạt động là sinh viên ở Bắc Kinh vào năm 1989. Và ngày 25 tháng 4 năm 1999 là ngày mà các học viên Pháp Luân công thực hiện một cuộc thỉnh nguyện hòa bình lên ban lãnh đạo đảng. Tuy nhiên, vào ngày 25 tháng 4 năm nay, ngày kỷ niệm 17 năm sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh, Tập Cận Bình, lãnh đạo của Đảng, đã không đi theo kịch bản đó.
Thông qua một số động thái chính trị bất thường, ông Tập Cận Bình dường như đưa ra các dấu hiệu cho thấy ông đang dần rời bỏ chính sách của người tiền nhiệm đàn áp các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần, một nhóm rất nhiều người đã bị ĐCSTQ nhắm là mục tiêu loại bỏ trong năm 1999 ngay sau khi các học viên tiến hành việc thỉnh nguyện ôn hòa lên chính quyền trung ương Bắc Kinh.
Những hành động gần đây của ông Tập Cận Bình, bao gồm những phát biểu có chừng mực về cách xử lý những người thỉnh nguyện ôn hòa, thanh trừng một số quan chức an ninh đặc biệt tàn bạo, yêu cầu rằng các lực lượng an ninh phải giữ tác phong ngay thẳng, chính trực, ngoài ra còn có những phát biểu mang tính hòa giải về vấn đề tôn giáo ở Trung Quốc – trong khi ông Tập khôn khéo ngụ ý một sự thay đổi tiềm tàng về lập trường và trọng tâm của ĐCSTQ đối với những chính sách giữ nguyên hiện trạng hiện hành, liên quan đến chuỗi những hành động của lực lượng an ninh và thời điểm xung quanh việc kỷ niệm nhạy cảm như thế này.
Bắc Kinh năm 1999
Ngày 23 tháng 4 năm 1999, 45 học viên Pháp Luân Công đã bị hành hung và bắt giữ bởi công an ở Thiên Tân, một thành phố cách Bắc Kinh khoảng 90 dặm, khi các học viên tham gia vào một cuộc biểu tình ôn hòa tại trường Đại học Sư phạm Thiên Tân. Các học viên đã yêu cầu viện sĩ hàn lâm Hà Tộ Hưu rút lại một bài báo bôi nhọ Pháp Luân Công – một môn tu luyện tự hoàn thiện mình, bao gồm các bài tập chậm rãi và những lời dạy về Chân, Thiện và Nhẫn.
Hà Tộ Hưu, một nhân vật đã phạm tội ác gây thù địch chống lại Pháp Luân Công vào thời điểm đó, là em rể của La Cán, người sau đó đứng đầu lực lượng công an, nhân vật đã nhiều năm tìm cách nhắm mục tiêu đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Môn tu luyện này đã lan truyền một cách tự do ở Trung Quốc trong những năm 1990, mà phần lớn thời gian với sự hỗ trợ ngầm hay công khai của các cơ quan nhà nước Trung Quốc khác nhau; rất nhiều các đảng viên ĐCSTQ đều tự coi mình là những học viên, và họ rất phấn khởi với sự hồi sinh của những truyền thống cổ xưa ở một nước Trung Quốc hiện đại.
Tất cả điều này đã bị một số người bảo thủ, mà La Cán là nhân vật nội bật trong số họ, xem như là một mối đe dọa đối với an ninh chính trị và tư tưởng của chính quyền Trung Quốc.
Sau khi tin tức về vụ bắt giữ ngày 23 tháng 4 được lan rộng, một số lượng lớn các học viên đã quyết định thỉnh nguyện lên các cơ quan trung ương ở Bắc Kinh, tại Văn phòng Kháng cáo Hội đồng Nhà nước, nằm tiếp giáp với khu vực lãnh đạo ĐCSTQ ở Trung Nam Hải. Ngày 25 tháng 4, công an Bắc Kinh đã phong tỏa con đường đến Văn phòng Kháng cáo, và bố trí vị trí cho hơn 10.000 học viên tới tham gia thỉnh nguyện – vây quanh Trung Nam Hải, khu vực văn phòng và dinh thự chính thức của các quan chức lãnh đạo hàng đầu ĐCSTQ, và là một vị trí nhạy cảm ở Bắc Kinh.
Vào đầu giờ chiều hôm đó, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã xuất hiện và đồng ý nói chuyện với các đại diện của học viên Pháp Luân Công. Các vấn đề dường như được giải quyết sau khi trời sẩm tối.
Tuy nhiên người đứng đầu ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã rất tức giận, và chẳng bao lâu đã tuyên bố rằng việc thỉnh nguyện này là “sự cố chính trị nghiêm trọng nhất kể từ sự kiện 4 tháng 6”.
Trong một bức thư gửi cho các ủy viên Bộ Chính trị tối hôm đó, Giang Trạch Dân đã tuyên bố: “Lẽ nào người cộng sản chúng ta vốn có sẵn lý luận chủ nghĩa Mác, tin tưởng thuyết duy vật, thuyết vô thần, lại không chiến thắng nổi mấy thứ ‘Pháp Luân Công’ hay sao? Nếu quả thực là thế, thì chẳng phải đây là chuyện đáng cười nhất trên trái đất này?”.
Mùa hè năm đó, vào ngày 20 tháng 7, Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho bộ máy an ninh và pháp luật của chế độ Trung Quốc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” đó là mệnh lệnh được đưa ra cho công an, theo lời kể của các học viên Pháp Luân Công, những người nói rằng công an đã nói điều này với họ.
Theo Minghui.org, một trung tâm thu thập, sàng lọc, duy trì và cung cấp thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hơn 3.900 học viên đã bị bức hại đến chết, và hàng trăm ngàn người khác đang mòn mỏi trong trại giam kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi bắt đầu chính thức chiến dịch chống lại Pháp Luân Công. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hàng trăm ngàn học viên đã bị sát hại để lấy nội tạng của họ như là một phần của một ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng hết sức ghê rợn do nhà nước Trung Quốc quản lý.
Kể từ năm 1999, vào những ngày 25 tháng 4 và ngày 20 tháng 7 kỷ niệm hàng năm, người ta thường thấy công an trên toàn nước Trung Quốc đột nhập vào nhà ở của các học viên Pháp Luân Công và tiến hành các vụ bắt giữ.
Thỉnh nguyện và hệ thống an ninh
Dưới đây là lượt lại những biểu hiện nhằm củng cố tầm quan trọng trong các động thái mà ông Tập Cận Bình đã tiến hành gần đây.
Thỉnh nguyện – đó là nộp những đơn khiếu nại lên cấp cao hơn của chính quyền Trung Quốc – nhanh chóng được các học viên Pháp Luân Công sử dụng để truyền tải nguyện vọng của mình lên chính quyền Trung Quốc. Một khi nó một vụ việc thỉnh nguyện đã trở nên rõ ràng, phương pháp này có thể sẽ phải đối mặt với sự trả thù bạo lực. Những người thỉnh nguyện hiện nay vẫn là một số lượng lớn những người Trung Quốc đã bị tước quyền công dân và bị lực lượng an ninh của ĐCSTQ thường xuyên đối xử theo cách bất chấp luật pháp.
Vào ngày 21 tháng 4, ông Tập Cận Bình nói rằng lợi ích của chính quyền Trung Quốc là phải “giải quyết ổn thỏa các nguyện vọng hợp pháp và chính đáng của dân chúng”, những người nộp đơn thỉnh nguyện, theo một tuyên bố được đưa ra bởi cơ quan ngôn luận của nhà nước Tân Hoa Xã. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói thêm rằng chính quyền nên “cố gắng giải quyết các mâu thuẫn và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp” của những người thỉnh nguyện.
Gần sát ngày kỷ niệm 25 tháng 4, ông Tập Cận Bình đã triển khai các hoạt động nhắm vào bộ máy an ninh của chính quyền Trung Quốc.
Dưới trướng của trùm an ninh La Cán, Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) – một cơ quan nhỏ nhưng quyền lực lớn của ĐCSTQ, kiểm soát hệ thống công an, tòa án và nhà tù – đã đóng một vai trò quan trọng trong việc dàn dựng cái gọi là “bao vây Trung Nam Hải” và cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Công an Bắc Kinh đã chủ tâm chỉ dẫn các học viên Pháp Luân Công đến những con phố xung quanh Trung Nam Hải, và Phòng 610, một tổ chức ngoài vòng pháp luật được thành lập cho mục đích riêng là để giám sát cuộc đàn áp, cũng nằm trong tầm ảnh hưởng của PLAC.
Vào đêm trước ngày 25 tháng 4 này, 4 quan chức an ninh hàng đầu, bao gồm cả bí thư PLAC tỉnh Hà Bắc Trương Việt, đã bị thanh trừng. Ông Trương bị coi là chịu trách nhiệm đối với việc tra tấn học viên Pháp Luân Công Lưu Vĩnh Vượng (Liu Yongwang), người đã bị trói vào một tấm bảng, bị quất bằng roi da và gây sốc bằng dùi cui điện. Vào ngày tiếp theo, Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu) bí thư PLAC đương nhiệm đã nói với người đứng đầu ngành công an, tư pháp, viện kiểm sát và các thành viên an ninh khác được triệu tập tại một cuộc họp cấp quốc gia, rằng ông Tập Cận Bình một lần nữa yêu cầu bộ máy an ninh phải duy trì bộ mặt chuyên nghiệp và kỷ luật – một sự trái ngược hoàn toàn với sự tham nhũng trong guồng máy liên quan đến đối thủ chính trị của ông Tập.
Tôn giáo
Động thái rõ ràng nhất của ông Tập có lẽ chính là việc ông Tập chủ trì một hội nghị về tôn giáo vào ngày 22 và 23 tháng 4, một cuộc họp cấp cao đầu tiên bàn về chủ đề này sau 15 năm – và vào ngày kỷ niệm vụ bắt giữ những học viên Pháp Luân Công lần đầu tiên trên qui mô lớn.
Các lãnh đạo Đảng thường triển khai các cuộc họp quan trọng để thiết lập hoặc thay đổi những chỉ đạo liên quan đến chính sách. Thông điệp chính thường được ẩn giấu trong các câu chữ nhấn mạnh, và mệnh lệnh của Đảng phải được rút ra thông qua việc phân tích ngôn ngữ và ngữ điệu được sử dụng.
Trong buổi chủ trì hội thảo tôn giáo vào năm 2001, Giang Trạch Dân tuyên bố rằng chính quyền phải khống chế hoàn toàn các giáo phái cho thấy mối đe dọa sống còn đối với sự “ổn định” quyền thống trị của ĐCSTQ. Ông Giang nói thêm rằng “các tôn giáo lệch lạc” phải bị đàn áp, một kết luận phù hợp với những nỗ lực của ông ta hồi đầu năm đó khi cho liên kết 5 tôn giáo được công nhận tại Trung Quốc, đồng loạt chống lại Pháp Luân Công, và dàn dựng vở kịch tự thiêu tại quản trường Thiên An Môn để phỉ báng, lăng mạ môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công.
Một số nhận xét của ông Tập tại hội nghị đã được xem như là không có gì là mới. Ví dụ như câu nói “cương quyết ngăn ngừa việc thế lực ngoại bang dùng phương tiện tôn giáo để xâm nhập” Trung Quốc, được nhấn mạnh như một trong những câu nói tuyên bố lập trường cứng rắn của ông. Tuy nhiên, những câu nói như thế này là những câu nói sáo mòn, rập khuôn thông thường trong tu từ học của ĐCSTQ. Ngay cả trong các phê phán, chỉ trích vô thần của hệ tư tưởng chính thống của Đảng, một độ sai khác nào đó về quan điểm là có thể.
Trong cuộc họp gần đây về các vấn đề tôn giáo, ông Tập Cận Bình nói rằng các bài giảng về tôn giáo cần được làm “phong phú” và “hài hoà” với văn hóa Trung Quốc. Ông Tập nói thêm rằng ĐCSTQ cần chủ động “định hướng” các nhóm tôn giáo, và rằng việc quản lý các công tác tôn giáo cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Bài phát biểu của ông Tập không nhắc đến “các tà giáo”. Ngữ điệu của ông Tập cho thấy sự hòa giải trái ngược với lập trường hiếu chiến của ông Giang Trạch Dân.
Bài viết về cuộc họp công tác tôn giáo của ông Tập đã chiếm đến ba phần tư trang bìa tờ Nhân dân Nhật báo do Nhà nước quản lý, trong khi đó bài viết tương tự liên quan đến phát biểu của ông Giang chỉ chiếm 1/3 trang này vào năm 2001. Điều này cho thấy ông Tập mong đợi những nhận xét của mình sẽ được thực hiện nghiêm túc.
Những tiêu đề của Tờ Nhân dân Nhật báo và tờ Tân Hoa Xã đã viết: “cải thiện toàn diện các tiêu chuẩn công tác tôn giáo trong những điều kiện mới”.
Một gợi ý về sự thay đổi?
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, một loạt các hành động mà ông Tập Cận Bình thực hiện, cho dù có chủ định hay không, đã có hiệu quả giảm bớt gánh nặng của cuộc đàn áp mà các học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu.
Là nhóm tù nhân lương tâm đông đảo nhất tại Trung Quốc, và là nhóm người duy nhất bị cơ quan mật vụ cấp cao chuyên trách nhắm để trừ khử, các học viên Pháp Luân Công là những tù nhân chiếm số lượng đông nhất trong các trại lao động qua nhiều năm. Họ cũng là đối tượng được ghi nhận về số lượng bị tra tấn nhiều nhất, theo Thống kê về Tra tấn của chuyên gia Liên Hợp Quốc (UN Special Rapporteur on Torture).
Nhưng trong tháng 12 năm 2013, hệ thống trại lao động, đàn áp và tra tấn các học viên Pháp Luân Công trong một thời gian dài, đã chính thức bị xóa bỏ. Tất nhiên, thay thế nó là “những trung tâm giáo dục pháp luật” (thường được biết đến như là trung tâm tẩy não) – những trung tâm thậm chí còn được quy định ít hơn trong các văn bản pháp luật của Trung Quốc. Tuy nhiên, dù sao thì một trong những công cụ chủ yếu để đàn áp các học viên Pháp Luân Công cũng đã bị dẹp bỏ.
Ông Tập cũng đã giám sát việc thúc đẩy những cải cách pháp lý, làm cho các tòa án Trung Quốc có trách nhiệm hơn đối với việc xử lý các học viên Pháp Luân Công và các trường hợp khác, và các học viên Pháp Luân Công khắp Trung Quốc đã có thể nộp đơn kiện hình sự đối với Giang Trạch Dân mà không gặp phải bạo lực trực tiếp và có hệ thống. Thực tế, vẫn có nhiều người khiếu kiện bị bắt giữ và ngược đãi, nhưng cũng có những trường hợp khác hoàn toàn được tự do. Điều này hoàn toàn trái ngược với trước đây 1 thập kỷ, thời điểm mà bất kỳ ai khởi kiện Giang Trạch Dân cũng sẽ phải nhận cái chết thê thảm.
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình cũng đã chứng kiến rất nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ, những người vốn được thăng quan tiến chức nhờ vào việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, bị cách chức và bị tống giam. Thậm chí ngay cả những tay cộm cán ‘bất khả xâm phạm’ như cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang , giám đốc Phòng 610 Lý Đông Sinh, lãnh đạo Trùng Khánh đầy tham vọng Bạc Hy Lai – tất cả những người này đều có dính lứu đến cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, và đều đã bị thanh trừng.
Cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công đã phải trả giá rất đắt cho hình ảnh của ĐCSTQ – các nguồn lực được dốc vào để đàn áp pháp môn này, khiến cuộc sông tự do của hàng chục triệu công dân Trung Quốc bị tước bỏ vì kiên quyết không từ bỏ đức tin của mình và yêu cầu phải được minh oan. Theo đó, với số lượng đông đảo thành viên tham gia, Pháp Luân Công trở thành dòng chảy xã hội có tính chất quyết định, tác động không nhỏ đến các quan chức và người hoạch định chính sách. Ngoài ta cũng có cộng đồng học viên Pháp Luân Công Trung Quốc tại hải ngoại. Họ là những người có tri thức và giáo dục, đang không ngừng làm rõ cuộc bức hại này. Thông qua thư tín và điện thoại, họ trực tiếp tác động đến các quan chức ĐCSTQ, những người đang thực hiện chiến dịch đàn áp tại Trung Quốc.
Dẫu cho ông Tập Cận Bình chưa bao giờ đưa ra ý kiến công khai về Pháp Luân Công, nhưng yếu tố Pháp Luân Công hiện diện trong tất cả các động thái chính trị mà ông Tập đã thực hiện từ khi lên nắm quyền đến nay, là điều không thể bỏ qua. Hầu hết các động thái gần đây của ông Tập, tất cả đều diễn ra xung quanh ngày 25 tháng 4, để lại một khoảng không gian lớn để lý giải thông điệp mà ông Tập Cận Bình đang gửi đi. Tuy nhiên, thông điệp này chính xác là gì, sẽ dẫn đến đâu, tất cả đều chưa rõ ràng và đang chờ đợi ở phía trước.