Monday, November 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiCấm phá rừng, Trung Quốc tận diệt rừng xanh nước khác

Cấm phá rừng, Trung Quốc tận diệt rừng xanh nước khác

Nhờ cấm phá rừng Trung Quốc đã gia tăng được diện tích rừng nhưng lại đẩy nhanh quá trình tận diệt cây xanh ở những nơi khác.

Hạn chế khai thác rừng tự nhiên, Trung Quốc sẽ phải tăng cường nhập khẩu gỗ lậu

Theo InsideClimate News (một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thông tin về môi trường), Trung Quốc hướng tới các thị trường như Đông Nam Á và châu Phi, để đáp ứng nhu cầu của chính Trung Quốc.

Cụ thể, Bắc Kinh đã chi 14 tỉ USD cho chương trình bảo vệ rừng quốc gia chỉ trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, nhưng mặt khác nước này cũng trở thành nhà nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới.

Theo Bloomberg, đến năm 2020, Trung Quốc dự kiến sẽ phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng 40% nhu cầu về gỗ, và trong tư cách người mua, các công ty Trung Quốc chẳng lo lắng mấy chuyện bảo vệ môi trường ở nước khác.

Theo tổ chức học giả Chatham House của Anh, số gỗ lậu Trung Quốc mua ở nước ngoài đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2000-2013, lên hơn 31 triệu m3.

Những thiệt hại được ghi nhận chủ yếu ở các nước nghèo đang phát triển. Chẳng hạn thương lái Trung Quốc mua đến 90% lượng gỗ xuất khẩu của Mozambique, một nửa trong đó thuộc diện gỗ rừng tự nhiên.

Năm 2013, Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) báo động tình trạng phá rừng ở vùng Viễn Đông của Nga đã chạm mức “khủng hoảng” sau khi phát hiện các cánh rừng sồi nước này đang bị triệt hạ nhiều gấp đôi mức cho phép để bán cho Trung Quốc.

Cùng năm, xuất khẩu gỗ sưa từ Myanmar cho Trung Quốc cũng tăng gấp ba lần mặc cho lệnh cấm. Với tốc độ này, người ta dự đoán loài cây này sẽ bị tuyệt chủng ở Myanmar vào năm 2017.

Trong khi các nước châu Âu như Anh, Bỉ, Hà Lan đặt ra những quy định nhập khẩu gỗ tương đối nghiêm khắc, đặc biệt là khâu khai báo nguồn gốc xuất xứ, ở Trung Quốc mọi thứ đều dễ dàng và thậm chí còn “được tạo điều kiện”.

Trong một thông điệp báo động từ châu Phi, ngày 27/5, cựu bộ trưởng môi trường Senegal Haidar El Ali, người đứng đầu Tổ chức Oceanium, cảnh báo đến năm 2018 vùng rừng rậm Casamance thuộc miền nam Senegal “sẽ không còn một bóng cây” nếu các hoạt động khai thác gỗ lậu bán cho Trung Quốc không bị ngăn chặn.

Tại cuộc họp báo ở thành phố Dakar, ông El Ali nhấn mạnh hoạt động phá rừng ở nước này đã chạm ngưỡng “không thể quay đầu lại”.

Theo truyền thông quốc tế, những hình ảnh thu thập được của Tổ chức Oceanium tại khu vực biên giới Senegal – Gambia cho thấy dân khai thác gỗ lậu người địa phương đang giao dịch với các tay trung gian người Trung Quốc.

Do địa hình rừng rộng lớn cộng với sự kiểm soát lỏng lẻo tại khu vực này, gỗ bị đốn thoải mái ở Senegal rồi được chở sang Gambia để xuất đi Trung Quốc. Món hàng được thương lái Trung Quốc săn lùng và trả giá cao chính là gỗ tử đàn, hay còn gọi là gỗ sưa đỏ.

“Senegal đã mất hơn 3 triệu cây xanh từ năm 2010 trong khi các tay gỗ lậu người Gambia bỏ túi 238 triệu USD nhờ bán gỗ cho Trung Quốc phục vụ nhu cầu chế tác đồ nội thất bùng nổ trong những năm gần đây”, cựu bộ trưởng El Ali dẫn số liệu.

Trong khi đó, Africa News, Tổ chức Hòa bình xanh đã cáo buộc Trung Quốc là “nhân tố chính” đằng sau các hoạt động phá rừng bất hợp pháp ở lưu vực sông Congo – vùng rừng rậm lớn thứ hai thế giới, trải dài từ Angola, Burundi, Cameroon, CH Trung Phi, Congo, Gabon, CHDC Congo và Rwanda.

Thống kê ghi nhận con số 3 triệu m3 gỗ đã rời khu vực này để đến các thành phố ở Trung Quốc mỗi năm, trong đó một khối lượng đáng kể là gỗ lậu.

Đây chính là nguyên nhân vì sao, vào những tháng cuối năm 2015, cả đại lục hoang mang trước tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, từ các nguồn nước, rác thải cho đến không khí khi Bắc Kinh liên tiếp lên tiếng “báođộng đỏ”.

Đầu năm 2016, tin vui đến với Trung Quốc khi chỉ số ô nhiễm được cắt giảm bằng cách đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo tự nhiên, trồng cây gây rừng, xây dựng những “lá phổi xanh” cho đất nước.

Chính phủ dự đoán đến năm 2020 Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 40% gỗ. Theo trụ sở tại London, khai thác gỗ trái phép tăng gần gấp đôi từ 2000 – 2013, tăng lên hơn 1,1 tỷ feet khối.

Đồng thời, Trung Quốc sẽ nâng diện tích che phủ rừng thêm 223 triệu héc ta – tương đương 23% diện tích của quốc gia, tăng con số này lên 312 triệu héc ta, chiếm hơn 32,5% diện tích cả nước.

RELATED ARTICLES

Tin mới