Thursday, April 18, 2024
Trang chủĐiểm tinTrung Quốc tập trận với Thái Lan khi Mỹ lơ là

Trung Quốc tập trận với Thái Lan khi Mỹ lơ là

Trung Quốc quay ngả sang phía đồng minh lâu năm của Mỹ, diễn tập tấn công đổ bộ lần 3 với Thái Lan khi Washington đang lơ là.

Binh sĩ hải quân Thái Lan và Trung Quốc diễu hành trước cuộc tập trận chung Blue Strike 2016 tại căn cứ hải quân Sattahip ở Chon Buri ngày 21/5.

Bangkok Post hôm 21/5 đưa các thông tin về vụ tập trận chung của Thái Lan và Trung Quốc. Theo đó, khoảng 500 binh sỹ Thái Lan và 500 binh sỹ Trung Quốc đang tham gia cuộc tập trận chung. Rõ ràng việc củng cố sự hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Thái Lan có liên quan đến tình hình ở Biển Đông.

Theo chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, thời gian gần đây, những binh chủng khác và các loại lực lượng vũ trang khác của Trung Quốc và Thái Lan thường xuyên tổ chức cuộc diễn tập chung, ví dụ như cuộc tập trận không quân.

Ngoài ra, Bangkok cũng tăng lượng vũ khí mua sắm của Trung Quốc. Gần đây có tin hai bên đã ký thỏa thuận về việc Thái Lan mua xe tăng MBT-3000 của Trung Quốc.

Trước đây hai bên đã ký kết các hợp đồng lớn hơn, ví dụ Thái Lan quyết định mua tàu ngầm của Trung Quốc. Các thiết bị kỹ thuật phục vụ thủy quân lục chiến và tàu ngầm của Thái Lan vẫn chưa phải hiện đại nhất, một số đã cũ của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc đang là một nhà sản xuất lớn cung cấp các thiết bị chuyện dùng cho Thủy quân lục chiến như xe bọc thép ZBD-2000, đã từng cung cấp cho nước ngoài. Đây cũng có thể là mối quan tâm của Thái Lan trong thời gian tới.

Cuộc tập trận chung của Bắc Kinh và Bangkok có thể mở rộng khả năng của hai bên trong cuộc đấu tranh chống cướp biển và khủng bố quốc tế.

Ngoài ra, sự hợp tác với các lực lượng vũ trang của Thái Lan được đào tạo và trang bị chủ yếu “theo kiểu Mỹ” là một cơ hội tốt cho Trung Quốc để thử nghiệm thiết bị quân sự và chiến thuật trong điều kiện gần thực tế.

Trung Quoc tap tran voi Thai Lan khi My lo la
Thủ tướng Thái Lan Prayyth Chan-ocha (phải) và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái).

Cuộc diễn tập tấn công đổ bộ được tiến hành trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và một số thành viên ASEAN trở nên căng thẳng do vấn đề tranh chấp lãnh thổ xung quanh các đảo ở vùng Biển Đông.

Thái Lan khéo léo sẽ chẳng rơi “bẫy” Trung Quốc

Là một đồng minh lâu năm của Mỹ, không dễ dàng gì việc Washington ngó lơ trong một thời gian sẽ làm Bangkok “giẫn dỗi” và quay ngoặt sang Trung Quốc.

Ngoài vũ khí Mỹ và các thiết bị quân sự mới mua của Trung Quốc, Thái Lan cũng “đưa đẩy” với Nga trong việc đổi gạo lấy các máy bay trực thăng phục vụ chữa cháy.

Thông tin Thái Lan đồng ý đổi vũ khí lấy nông sản được đích thân Thủ tướng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đưa ra trong chuyến thăm Nga vừa qua.

Được biết, trước khi Thái Lan đồng ý với cách mua bán này, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, Moscow sẵn sàng cung cấp xe tăng chiến đấu và các vũ khí quân sự khác để đổi lấy các mặt hàng nông sản của Thái Lan.

Thủ tướng Medvedev tiết lộ rằng, vũ khí Nga bán cho Thái Lan sẽ rẻ hơn những loại vũ khí cùng loại của phương Tây: “Một số loại vũ khí chắc chắn sẽ rẻ hơn… Chúng tôi có thể cung cấp được rất nhiều xe tăng và các loại phương tiện quân sự khác nếu các bạn muốn”.

Trung Quoc tap tran voi Thai Lan khi My lo la
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (trái) cùng Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Ảnh: EPA

Truyền thông Thái Lan đưa tin Bangkok muốn mua hàng chục xe tăng T-90 của Nga để thay thế lực lượng xe tăng đã “già nua” do Mỹ sản xuất.

Trong một cuộc phỏng vấn, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan khẳng định: “Người Mỹ sẽ không bán vũ khí cho chúng tôi, và gần đây chúng tôi cũng bị hạn hẹp về ngân sách nên không thể mua được”.

“Không phải là chúng tôi đã quyết định sẽ thân thiết với Nga, Trung Quốc và lạnh nhạt với Mỹ. Chúng tôi đều đối tốt với tất cả các nước này”, ông nói.

Còn nhớ, hồi đầu tháng 3, Mỹ đã thường xuyên giảm số lượng binh sĩ tham gia cuộc tập trận Hổ mang Vàng tổ chức thường niên tại Thái Lan. Tháng 1/2015, khi tới thủ đô Bangkok, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel còn phát biểu rằng Thái Lan đang “tự đánh mất sự tín nhiệm của mình trong con mắt các đối tác nước ngoài” khi không sớm dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật và khôi phục chính quyền dân sự.

Trước động thái đó, Thái Lan đã có phản ứng khá gay gắt.

Thực tế, dù sẽ tập trận với ai và mua vũ khí của ai, Thái Lan cũng đã và đang thể hiện là một quốc gia khéo léo ở Đông Nam Á, nơi Trung Quốc, Nga và Mỹ đều đánh giá được tầm quan trọng và họ biết vị thế của mình ở đâu để nắm giữ các quyền lợi quốc gia.

RELATED ARTICLES

Tin mới