Thursday, November 14, 2024
Trang chủGóc khuất Trung Hoa6 chứng cứ cho thấy có kho nội tạng người sống khổng...

6 chứng cứ cho thấy có kho nội tạng người sống khổng lồ ở Trung Quốc

Trung Quốc từ sau năm 1999, số lượng các ca cấy ghép tạng tăng mạnh một cách bất thường. Đây cũng là thời gian chính quyền Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh bức hại Pháp Luân Công. Những lời quảng cáo như “thời gian chờ ngắn và nội tạng chất lượng tốt…” cho thấy đất nước này phải có một kho nội tạng người sống khổng lồ để cung cấp bất kỳ lúc nào.

Nhân viên của Tổ chức Điều tra đã dùng thân phận là người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân gọi điện thoại hỏi về dịch vụ cấy ghép tạng, nhiều bác sĩ tại các bệnh viện cấy ghép xác nhận rằng nguồn cung cấp dồi dào này lấy từ cơ thể của các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh minh họa: Đại Kỷ Nguyên)

Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công (gọi tắt là Tổ chức Điều tra) đã mất hơn 10 năm để thu thập chứng cứ, theo dõi 865 bệnh viện có hoạt động cấy ghép và hơn 9.500 bác sĩ làm nghề này, kiểm tra thông tin từ các báo cáo luận văn, kho số liệu trên các trang mạng của bệnh viện, gọi hơn 2.000 cuộc điện thoại ghi âm làm chứng, qua đó vào ngày 19/5/2016 đã công bố báo cáo dài hơn 210.000 chữ chứng minh có kho nội tạng người sống khổng lồ ở Trung Quốc mà nguồn gốc chủ yếu là học viên Pháp Luân Công.

Dưới đây là 6 chứng cứ chính chứng minh ở Trung Quốc có kho nội tạng khổng lồ được cung cấp từ những người đang sống khỏe mạnh:

Chứng cứ 1: Thời gian chờ cấy ghép nội tạng ngắn khác thường

Trong điều kiện bình thường, tại nhiều quốc gia, bệnh nhân phải chờ đợi có khi đến vài năm để có được nội tạng cấy ghép phù hợp, nhưng ở Trung Quốc thì chỉ cần chờ từ 1 – 2 tuần.

Theo thống kê trên trang web của Trung tâm Cấy ghép nội tạng Đông Phương thuộc Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân (được mệnh danh là nơi cấy ghép nội tạng lớn nhất châu Á) cho thấy, vào năm 2005 có 647 ca ghép gan, thời gian chờ của người bệnh trung bình là 2 tuần. Hiện trang web này đã không còn, nhưng tài liệu đầy đủ vẫn còn trên mạng. Vì thời gian chờ đợi ngắn nên đã thu hút đông đảo khách du lịch cấy ghép nội tạng quốc tế. Chỉ trong 3 năm từ 2003 – 2005, số khách du lịch cấy ghép nội tạng đến Trung Quốc mỗi năm lên đến hơn 2.000 người.

Chứng cứ 2: Số lượng khủng về ca cấy ghép gan khẩn cấp

Gọi là cấy ghép gan khẩn cấp nghĩa là khi cuộc sống của người bệnh gan không thể kéo dài được quá 72 tiếng, nếu muốn sống phải phẫu thuật thay gan khẩn cấp. Vì cấy ghép gan đòi hỏi thời gian chờ đợi dài nên những ca cấy ghép khẩn cấp kiểu này rất hiếm trong điều kiện bình thường tại nhiều quốc gia. Nhưng ở Trung Quốc, trường hợp này rất phổ biến. Theo “Báo cáo Thường niên cấy ghép nội tạng Trung Quốc năm 2006”, kể từ ngày 6/4/2005 – 31/12/2006, trong số 8.486 ca ghép gan thì có 1.150 ca cấy ghép gan khẩn cấp.

Việc hành quyết phạm nhân phạm tội tử hình ở Trung Quốc phải qua trình tự làm thủ tục tư pháp: tòa án tối cao xem xét, trả lời và ấn định thời gian và địa điểm hành quyết, vì thế phạm nhân tử hình không thể là nguồn nội tạng cung cấp cho những ca cấy ghép gan khẩn cấp. Từ con số đáng kinh ngạc này chứng minh bệnh viện có thể tìm được gan phù hợp cho người bệnh bất kỳ lúc nào từ “kho nội tạng người sống”.

Chứng cứ 3: Nhiều nội tạng dự trù cho một ca phẫu thuật

Đa số các bệnh viện đều có nội tạng dự trù cho một ca phẫu thuật, ví dụ vào năm 2005 khi ông cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc là Hoàng Khiết Phu biểu diễn phẫu thuật gan ở Tân Cương có đến 3 người sống trở thành nguồn cung cấp gan dự trù. Điều này cho thấy hệ thống hoạt động ngầm này khá bài bản, chuyên nghiệp.

Chứng cứ 4: Nhiều ca cấy ghép nội tạng đồng thời được tiến hành

Nhiều bệnh viện đã thực hiện nhiều ca cấy ghép nội tạng trong cùng lúc. Ví dụ: Bệnh viện Tân Kiều của Đại học Quân y số 3 thực hiện 24 ca ghép thận trong một ngày. Y viện Trung tâm số 1 Thiên Tân thực hiện 24 ca ghép thận và gan trong một ngày. Bệnh viện Đại học Trung Sơn ở Quảng Châu thực hiện 19 ca ghép thận trong một ngày. Bệnh viện Tương Nha ở Trường Sa thực hiện 17 ca cấy ghép trong một ngày.

Từ góc nhìn y học, việc trong một ngày tìm được nhiều tử tù có nội tạng phù hợp để cấy ghép cho bệnh nhân như thế là điều không thể xảy ra. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có sẵn kho nội tạng người sống mà họ đã được kiểm tra sẵn về nhóm máu cũng như sự phù hợp của nội tạng.

Chứng cứ 5: Cấy ghép gia tăng đột biến sau khi tội ác mổ cướp nội tạng được đưa ra ánh sáng

Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công phát hiện, sau sự kiện trại trại tập trung Tô Gia Đồn bị đưa ra ánh sáng vào ngày 9/3/2006, nhiều bệnh viện ở Trung Quốc Đại Lục đã thực hiện gấp rút trong hoạt động cấy ghép. Trong một thời gian nhiều bệnh viện trên toàn quốc bất ngờ có nội tạng cung cấp tăng vọt, hoạt động cấy ghép nội tạng phải làm tăng ca, tăng giờ. Từ năm 2007 là bước vào thời kỳ đỉnh cao. Hiện tượng này cho thấy có rất nhiều người đã được chuẩn bị để đưa đi xử lý lấy nội tạng, chính quyền phải làm gấp nguồn cung tồn đọng này.

Chứng cứ 6: Học viên Pháp Luân Công bị ép thử máu

Rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị nhốt trong tù, trại cưỡng bức lao động, trại tạm giam. Họ bị ngược đãi và ép thử máu trong khi những người không phải là học viên Pháp Luân Công thì không phải làm điều này. Có thể thấy, học viên Pháp Luân Công là nguồn cung cấp chính trong kho nội tạng người sống sống khổng lồ này. Tạng của nhóm người này được lựa chọn nhiều vì họ không hút thuốc, không uống rượu, thân thể họ khỏe mạnh nhờ môn tập Pháp Luân Công.

Nhân viên của Tổ chức Điều tra đã dùng thân phận là người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân gọi điện thoại hỏi về dịch vụ cấy ghép tạng, nhiều bác sĩ tại các bệnh viện cấy ghép xác nhận rằng nguồn cung cấp dồi dào này lấy từ cơ thể của các học viên Pháp Luân Công.

Hình ảnh tái hiện việc mổ cắp nội tạng ở Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công, trong một cuộc mít tinh ở Ottawa, Canada, năm 2008. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Hình ảnh tái hiện việc mổ cắp nội tạng ở Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công, trong một cuộc mít tinh ở Ottawa, Canada, năm 2008. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Cấy ghép nội tạng tăng mạnh từ năm 2000

Sau năm 1999, số ca cấy ghép tạng tại Trung Quốc tăng đột biến cùng thời điểm với việc chính quyền Trung Quốc phát động chính sách hủy diệt đối với Pháp Luân Công: “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, “đánh chết coi như là tự sát”…

Tháng 3/2010, tờ Nam Phương Cuối tuần có bài viết “Mê cung hiến tạng: Thấy nội tạng nhưng không thấy người” cung cấp thông tin: “Năm 2000 là bước ngoặt trong hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc Đại Lục”, “số ca cấy ghép gan vào năm 2000 tăng gấp 10 lần so với năm 1999, đến năm 2005 lại tăng lên gấp 3 lần nữa”.

Câu chuyện ông Hoàng Khiết Phu cấy ghép gan

Ngày 19/5/2016, Tổ chức Điều tra công bố báo cáo có tồn tại kho nội tạng người sống khổng lồ tại Trung Quốc mà các học viên Pháp Luân Công là đối tượng chính.

Dẫn chứng điển hình trong báo cáo là trường hợp ông cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Hoàng Khiết Phu từng biểu diễn phẫu thuật ghép gan ở Tân Cương năm 2005. Chỉ trong vài tiếng đã tìm được 3 người có gan phù hợp từ Quảng Châu, Trùng Khánh và Tân Cương chuyển đến. Họ chính là những người sống có lá gan phù hợp để cấy ghép.

Câu chuyện này được đăng trên các trang ‘Urumqi trực tuyến’, Sina và tạp chí Y khoa. Theo đó, chiều ngày 28/9/2005, trong chuyến đi tham dự lễ kỷ niệm 15 năm thành lập khu tự trị Tân Cương cùng ông Bí thư Ban Chính pháp La Cán, ông Hoàng Khiết Phu đã biểu diễn phẫu thuật ghép gan tự thân (autograft) tại bệnh viện của Đại học Y khoa Tân Cương.

Dự định ban đầu của ông Hoàng Khiết Phu là ghép gan từ cơ thể khác qua, nhưng sau đó phát hiện chỉ cần cắt bỏ khối u trên gan người bệnh và ghép ngược trở lại là được nên đã quyết định chọn cách này.

Tuy nhiên, nếu ghép gan tự thân thất bại, thì cần có gan dự phòng khẩn cấp thay thế. Theo “Nguyên tắc quản lý phẫu thuật ghép gan” do Bộ Y tế Trung Quốc đưa ra năm 2006, thời gian thiếu máu lạnh của gan đem ghép không thể quá 15 tiếng. Vì thế mà gan cấy ghép do ông Hoàng Khiết Phu chuẩn bị sẵn ban đầu sẽ không còn dùng được nữa vì quá hạn.

Khi đó ông Hoàng Khiết Phu đã liên lạc với Bệnh viện Đại học Y khoa Trung Sơn ở Quảng Châu và Bệnh viện gan Tây Nam của Đại học Y khoa số 3 ở Trùng Khánh, yêu cầu cung cấp gan dự phòng.

Tạp chí Y tá Đương Đại đưa tin, chiều ngày 28/9/2005, chỉ trong vài tiếng sau khi được yêu cầu, Bệnh viện Trung Sơn ở Quảng Châu và Bệnh viện gan Tây Nam ở Trùng Khánh đã tìm được gan dự phòng có“cùng nhóm máu và locus gen”. “Đến 6:30 chiều ngày 29 thì gan dự phòng từ Trùng Khánh được chuyển đến!” Trang ‘Urumqi trực tuyến’ đưa tin 3 nhân viên y tá của Bệnh viện Trung Sơn cũng kịp chuyển gan đến. Vậy là chỉ trong thời gian rất ngắn đã có thừa gan dự phòng phù hợp.

Phẫu thuật của ông Hoàng Khiết Phu thực hiện từ 7 giờ tối ngày 29 đến 10 giờ sáng ngày 30, sau quá trình theo dõi 24 tiếng thì ca phẫu thuật được tuyên bố thành công nên không dùng đến gan dự phòng. Giả sử những y tá mang gan thật đến (không phải người sống) thì lúc này 2 lá gan dự phòng đã chờ mất tổng thời gian hơn 60 tiếng (một ngày chuẩn bị chuyển đến và 39 tiếng phẫu thuật và theo dõi).

Theo báo cáo phân tích, vì bị hạn chế trong vấn đề thời gian thiếu máu lạnh nên hai lá gan dự phòng chuyển từ Trùng Khánh và Quảng Châu đến chỉ có thể là hai người còn sống, nếu không thì chưa nói đến việc đi tìm kiếm gan, chỉ tính thời gian bắt đầu làm phẫu thuật đến khi có kết quả đã mất 39 tiếng, như vậy thì gan dự phòng sẽ không còn hiệu quả sử dụng. 

Kho người sống cung cấp nội tạng

Điều này chứng minh sự tồn tại của kho người sống cung cấp nội tạng, những người này đang bị giam giữ, có thể bị lấy đi nội tạng bất kỳ lúc nào, nằm ngoài trình tự tư pháp bình thường.

Vì việc hành quyết tù nhân phải qua trình tự làm thủ tục pháp luật chặt chẽ, phải được tòa án tối cao quyết định thời gian và địa điểm hành quyết, phải có tham gia của chuyên gia tòa án và viện kiểm sát tại hiện trường để sau khi hành quyết còn phải kiểm tra. Trong phẫu thuật của ông Hoàng Khiết Phu, những nhân viên y tá ở Trùng Khánh và Quảng Châu dẫn theo người sống cung cấp gan dự phòng đến theo đường máy bay, cho thấy những người cung cấp gan dự phòng này bị giam giữ đặc biệt nằm ngoài hệ thống tư pháp bình thường.

Từ toàn bộ quá trình ông Hoàng Khiết Phu thực hiện cho thấy có kho người sống khổng lồ để cung cấp nguồn nội tạng.

Ngoài ra cũng cần nhấn mạnh thêm, hoạt động phẫu thuật cấy ghép này của giới y học Trung Quốc không giống nhiều nước ngoài: ở nhiều nước ngoài, người ta chỉ lấy một phần gan của người sống (chủ yếu là người thân bệnh nhân) ghép cho người bệnh, nhưng ở Trung Quốc thì họ cắt toàn bộ gan của người sống ghép cho người bệnh, đây chẳng khác nào hành vi giết người, vì mỗi người chỉ có một lá gan để duy trì sự sống. Trong lần phẫu thuật của ông Hoàng Khiết Phu kể trên có những 3 lá gan dự trù, đó là 3 mạng người. Vì phẫu thuật ghép gan của ông Hoàng Khiết Phu là ghép toàn bộ lá gan, mỗi lá gan là một mạng người.

RELATED ARTICLES

Tin mới