Thursday, December 19, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiCông xưởng Việt Nam chấn động thế giới: Niềm tự hào

Công xưởng Việt Nam chấn động thế giới: Niềm tự hào

Cách đây trên dưới 80 vạn năm đã có sự xuất hiện của cộng đồng các cư dân Việt cổ.

Mảnh tước được phát hiện ở xã An Khê, Gia Lai

Khẳng định sự tồn tại về thời Đá cũ ở khu vực Đông Nam Á

Nhóm các nhà khảo cổ đến từ Viện khảo cổ học – Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga cùng Viện Khảo cổ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã phát hiện một sự thật chấn động giới khoa học về một công xưởng của người nguyên thủy.

Theo những bằng chứng khảo cổ, gần 800.000 năm trước Công nguyên trên mảnh đất này đã có chế tác dạng công xưởng của người nguyên thủy.

Trao đổi với Đất Việt, ngày 8/6, TS Nguyễn Gia Đối – Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Trưởng phòng nghiên cứu thời đại đá cho biết: “Tên gọi chính xác của di tích này là di tích đá cũ sơ kỳ, với các mẫu hóa thạch tectit được dự đoán có tuổi từ 77 vạn đến 80 vạn năm cùng các hiện vật đá như rìu tay, các công cụ ghè đẽo.

Điều đó có nghĩa là thượng lưu sông Ba tại An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng dân cổ cách đây khoảng trên 70 vạn năm. Đây cũng tạm thời được xem như mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam”.

Bên cạnh đó, theo ông Đối, cách đây 50 năm, chúng ta cũng đã khai quật được một số đồ đá cũ ở núi Đọ (Thanh Hóa), có niên đại khoảng 30 vạn, 40 vạn năm. Nhưng với các di tích ở An Khê, Gia Lai nó ở niên đại xa xưa nhất của con người tối cổ trên đất Việt Nam.

Hơn nữa, công cụ đá tìm thấy ở Gia Lai là trong tầng đất, còn ở núi Đọ chỉ phát hiện trên bề mặt, cho nên chứng cứ về mặt địa tầng không chắc chắn. Ở Gia Lai phát triển trong địa tầng văn hóa chắc chắn, kèm theo đồ đá là các loại đá khác.

Điều này khẳng định cách đây trên dưới 80 vạn năm đã có sự xuất hiện của cộng đồng các cư dân Việt cổ.

Các chuyên gia cho rằng, tổ hợp công cụ và niên đại của di tích An Khê là tương đương với giai đoạn Người vượn đứng thẳng (Homo erectus) – là một trong những tổ tiên trực tiếp của người hiện đại trên thế giới. Đây cũng là những di tích thuộc loại hiếm trong khu vực châu Á.

Chính vì thế, ông Đối khẳng định: “Việc phát hiện ra di tích đá cũ sơ kỳ trên có ý nghĩa không chỉ trong phạm vi quốc gia và còn là niềm tự hào của cả khu vực Đông Nam Á.

Nó có ý nghĩa bản lề trong việc nhận thức về sự tồn tại về thời Đá cũ ở khu vực Đông Nam Á, bổ sung điểm trống mà rất nhiều năm qua các nhà khoa học chưa thể làm rõ.

Bởi trước đó, trong một thời gian dài tồn tại quan điểm phương Tây sớm xuất hiện rìu tay, thể hiện sự tiến bộ, năng động của con người, còn phương Đông luôn bảo lưu công cụ cuội ghè đẽo thô sơ, không có đóng góp gì cho nhân loại.

Tuy nhiên, những phát hiện công cụ ghè hai mặt và rìu tay ở An Khê không chỉ bác bỏ quan điểm sai trái này, mà còn bổ sung tư liệu vào bản đồ phân bố sự xuất hiện và tiến hóa của loài người trên thế giới”.

Việc phát hiện di tích trên sẽ thay đổi niên đại nghiên cứu về lịch sử con người Việt Nam sẽ cổ hơn, trước đây là 70-80 vạn năm, giờ đây có thể lên đến 1 triệu năm. Về mặt đồ đá mỹ nghệ, khẳng định thêm xuất hiện kỹ nghệ rìu tay xuất hiện ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

Đây là kỹ nghệ khác với kỹ nghệ công cụ thô, trước đây phần lớn là công cụ thô, giờ xuất hiện rìu tay ý nghĩa hơn.

Đề xuất chứng nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt

Nói rõ hơn về quy trình thực hiện khảo cổ thời gian qua, ông Đối cho hay, từ giữa năm 2014, các nhà khảo cổ học Việt – Nga đã khai quật di tích Gò Đá và Rộc Tưng (thuộc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Cong xuong Viet Nam chan dong the gioi: Niem tu hao
Một mảnh hóa thạch tectit được công bố

Đoàn đã tìm thấy 2 rìu tay ở di tích Rộc Giáo và Rộc Lớn, nâng số lượng bộ sưu tập rìu tay tiêu biểu hiện có lên 4 hiện vật, điển hình cho rìu tay sơ kỳ đá cũ thế giới.

Khi khai quật di tích Gò Đá (phường An Bình, thĩ xã An Khê), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 58 hiện vật đá, gồm các công cụ mũi nhọn, công cụ chặt, nạo, hòn ghè… cùng với 21 mảnh hóa thạch (tectit) phân bố trong lớp văn hóa chứa công cụ đá, được cho là rơi từ vũ trụ xuống khi các tầng văn hóa đã và đang hình thành.

Ở cụm di tích Rộc Tưng cũng tìm thấy tổng cộng 123 hiện vật đá các loại cùng 127 mảnh tectit.

Viện Khảo cổ học Việt Nam đang định đề xuất Bộ VHTT&DL đặc cách công nhận nhóm di tích sơ kỳ đồ đá cũ này là di tích cấp quốc gia đặc biệt, vì nó rất cần được bảo vệ.

Cho biết thêm, ông Đối tiết lộ: “Viện Khảo cổ học sẽ tiếp tục khai quật và mở rộng vùng nghiên cứu các di tích khảo cổ học sơ kỳ Đá cũ ở khu vực An Khê, Gia Lai.

Hợp tác giữa hai viện là 5 năm, đã triển khai được 2 năm. Hiện nay một số mẫu đem ra ngoài Viện khảo cổ học, còn lại phần lớn để lại trong bảo tàng Tây Sơn thượng đạo ở An Khê”.

Nói về những khó khăn trong thời gian qua, theo ông Đối, khi khai quật có năm rất nắng, có năm mưa nhiều, một số khu vực đường đi đến di tích khá xa, xấu, nên đi lại rất vất vả.

Còn việc thành lập Trung tâm tiến hóa con người ở Việt Nam hiện nay cũng chỉ mới là dự định còn khả thi hay không cũng chưa thể khẳng định.

RELATED ARTICLES

Tin mới