Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiDanh dự của Trung Quốc trước giờ phán quyết

Danh dự của Trung Quốc trước giờ phán quyết

Ngày 7/7/2016, dự kiến Tòa Trọng tài Thường trực LHQ (PCA) sẽ ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù phát quyết của tòa không có tính ràng buộc xong đây là vụ án được cả thế giới trông đợi vì nó báo hiệu sẽ lột trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của Bắc Kinh ở Biển Đông. Do đó, từ nhiều tháng qua Trung Quốc đã đi vận động khắp nơi để tìm kiếm sự ủng hộ, thậm chí là còn khai khống cả danh sách những nước ủng hộ. Phía bên kia chiến tuyến, Philippines với sự hậu thuẫn của Mỹ và các đồng minh cũng quyết lột bằng được cái mặt nạ của Trung Quốc. Trước ngày phát xét, hãng tin AP (Mỹ) mới đây đăng tải một bài viết, điểm qua lập trường của các phe trong vụ kiện này.

Phe theo Trung Quốc

Hãng tin Xinhua của nhà nước Trung Quốc hôm 17/6 nói hơn 60 nước đã bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Bắc Kinh về vụ kiện do Philippines khởi động. Trong mấy tuần gần đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nêu bật lập trường ủng hộ của các nước, chủ yếu là ở châu Phi, Trung Quốc và Trung Á.

Nhưng trong số các nước được Bắc Kinh nêu tên, ít chính quyền nước ngoài nào ra thông báo để khẳng định lập trường của mình một cách độc lập. Một số, kể cả Campuchia, Lào và Fiji, còn phản đối cách Trung Quốc miêu tả lập trường của họ.

Các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói họ có thể xác nhận các tuyên bố chính thức của Afghanistan, Gambia, Niger, Sudan và Vanuatu mà thôi.

Ngày 17/6, The Wall Street Journal đưa tin danh sách 60 quốc gia trên thế giới ủng hộ lập trường của Bắc Kinh chống lại phán quyết của tòa PCA là sai. Cụ thể là có 8 quốc gia nói họ không hề ủng hộ Trung Quốc nhưng lại có tên trong danh sách này!

Hồi tháng 4/2016, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Nga chống đối bất cứ sự can thiệp nào của các nước bên ngoài, và khẳng định Nga chống đối bất cứ nỗ lực nào để quốc tế hoá các cuộc tranh chấp Biển Đông. Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc, rằng các cuộc tranh chấp này phải được giải quyết song phương.

ASEAN từ lâu muốn tìm một giải pháp ngoại giao để giải quyết các vụ tranh chấp Biển Đông, tuy nhiên Campuchia và Lào, hai thành viên ASEAN, cực lực chống đối bất cứ lúc nào toà án trọng tài được đề cập.

Phe thượng tôn luật pháp quốc tế

Philippines là nước đâm đơn kiện Trung Quốc nhưng lập trường cũng chưa xác định được từ khi Tổng thống Duterte đắc cử và bày tỏ sẵn sàng khởi động lại các cuộc thương thuyết song phương với Trung Quốc.

Nhật Bản là một trong các nước đầu tiên ủng hộ các nỗ lực của Philippines đưa Trung Quốc ra trước toà án trọng tài quốc tế, và nói cả hai nước liên quan phải tuân thủ phán quyết của toà. Lập trường của Nhật Bản phản ánh quan ngại của nước này về những hành động của Trung Quốc đòi chủ quyền của các tuyến hàng hải thiết yếu trên Biển Đông, nơi 80% các chuyến tàu nhập khẩu dầu hoả của Nhật Bản phải đi ngang qua.

Theo AP, là một nước cũng tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông, Việt Nam tuyên bố ủng hộ việc tuân thủ hoàn toàn các thủ tục pháp lý liên quan tới vụ kiện này.

Indonesia và Singapore không tranh chấp chủ quyền nhưng đã lên tiếng mạnh mẽ hơn. Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakhrishnan tuần trước nói phán quyết của toà quốc tế sẽ có những hệ quả vượt ra khỏi vùng Biển Đông, và “Singapore không thể chấp nhận lý lẽ là thuộc về kẻ mạnh”. Ngoại trưởng Indonesia không khẳng định lập trường về tính cách ràng buộc của phán quyết của toà án quốc tế, nhưng nói luật pháp quốc tế phải được tôn trọng.

Liên minh châu Âu kêu gọi tất cả các bên đòi chủ quyền Biển Đông phải giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, và dựa trên luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Khối G7 kêu gọi tất cả các nước phải hoàn toàn thi hành các phán quyết do các toà án trọng tài quốc tế đưa ra dựa trên công ước này.

Vào tháng 1/2016, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói phán quyết do toà án quốc tế đưa ra về vụ kiện Philippines chống Trung Quốc sẽ vô cùng quan trọng, và sẽ giải quyết một lần cuối cùng liệu các đảo và bãi đá nhân tạo có quyền có khu đặc quyền kinh tế hay không. Nhưng Australia không khẳng định rõ lập trường ủng hộ phán quyết của toà án trọng tài như Mỹ, vì lo ngại về hệ quả của nó đối với việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh hải với Đông Timor.

Ấn Độ không tuyên bố lập trường rõ rệt về vụ kiện, nhưng nói chung tuyên bố luật pháp quốc tế phải được tuân thủ. Ấn Độ chia sẻ các quan tâm của Mỹ về những tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong các vùng biển của khu vực.

Có nhiều dự báo cho rằng Tòa PCA sẽ ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ án này. Phán quyết của tòa sẽ không chỉ thách thức tính pháp lý của đường lưỡi bò mà Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, mà phán quyết cũng sẽ xác định đây là việc Trung Quốc đòi bảo vệ “danh dự quốc gia” và “lợi ích cốt lõi” hay thể hiện họ là một cường quốc đang mạnh lên có trách nhiệm và yêu chuộng hòa bình.

RELATED ARTICLES

Tin mới