Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHai chủ đề TQ sợ bị lên án tại Hội nghị G20

Hai chủ đề TQ sợ bị lên án tại Hội nghị G20

Trung Quốc sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu vào đầu tháng 9. Hai chủ đề tai tiếng trong nhiều năm qua của nước này hiện trở thành mối lo bị chỉ trích nhất của chính quyền khi đối mặt với những nhà lãnh đạo các cường quốc thế giới.

Sơ đồ minh họa tuyên bố chủ quyền của các nước trên Biển Đông (Nguồn: C.I.A., NASA, China Maritime Safety Administration)

1. Vấn đề Biển Đông

Tòa án Trọng tài Thường trực đã ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc tại Biển Đông, tuy nhiên nước này không chịu tuân thủ phán quyết.

Chiến lược mà Trung Quốc liên tục áp dụng cho vấn đề Biển Đông là “tam chiến”, bao gồm cuộc chiến pháp lý, cuộc chiến tâm lý và cuộc chiến truyền thông. Thực chất, đây là một chiến lược lừa dối, “bất cứ thủ đoạn nào cũng có thể được sử dụng để phục vụ chiến tranh và Trung Quốc dùng lừa dối để thay đổi môi trường chiến lược, khiến các động thái can thiệp quân sự trở thành vô lý”, theo mô tả của Văn phòng Đánh giá Mạng lưới (ONA), một cơ quan tham mưu của Lầu Năm Góc.

Sau khi bác bỏ phán quyết của Tòa án, khả năng chính quyền nước này tiếp tục áp dụng “tam chiến” để ngăn cản cộng đồng quốc tế tham dự vào Biển Đông, tìm cách đưa Biển Đông trở thành vấn đề song phương, từ đó Trung Quốc có thể lấn lướt tình với vị thế là ‘nước lớn’.

Để chuẩn bị cho Hội nghị G20, ngay từ đầu tháng 4, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã “rào trước” rằng Hội nghị G20 cần tập trung vào các vấn đề kinh tế, chứ không phải các vấn đề chính trị như tranh chấp lãnh thổ, theo tin từ hãng tin Reuters.

Trước đó Trung Quốc cũng tìm cách ngăn các nước động chạm đến vấn đề Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản. Theo tin ngày 25/5 của Bloomberg, vài ngày trước cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao tại Hiroshima, Trung Quốc đã triệu tập các nhà ngoại giao từ các đại sứ quán Bắc Kinh của các nước G7 để cố gắng thuyết phục họ không làm trầm trọng Biển Đông và các vấn đề khác liên quan đến Trung Quốc trong thời gian Hội nghị G7.

2. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Gần đây cộng đồng quốc tế phẫn nộ khi biết đến hoạt động mổ cướp nội tạng tàn bạo của chính quyền Trung Quốc, mà nạn nhân chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.

Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng bị lên án mạnh mẽ về tội ác diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công. Hồi tháng 6, Hạ viện Mỹ đã ra Nghị quyết 343 yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức tội ác diệt chủng, đồng thời kết thúc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Ngày hôm qua (27/7), Nghị viện Châu Âu (EP) đã ra tuyên bố lên án hoạt động mổ cướp nội của Trung Quốc và kêu gọi giới chính trị Châu Âu cần hành động để ngăn chặn tội ác này.

Trong khi Pháp Luân Công phát triển tự do ở nhiều nơi trên thế giới, Trung Quốc đã tiến hành đàn áp và mổ cướp nội tạng những người tập môn khí công này trong suốt 17 năm qua. Theo nhận định của luật sư nhân quyền David Matas và cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, cuộc đàn áp Pháp Luân Công là “trung tâm của những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc”.

Hôm 20/7, ông Kilgour đã kêu gọi Thủ tướng Canada Justin Trudeau khi tham dự Hội nghị G20 cần hối thúc Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng.

“Thủ tướng Trudeau và chính phủ của ông nên dùng mọi cơ hội để hối thúc chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức nạn mổ cướp và buôn bán nội tạng“, ông Kilgour phát biểu tại cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa (Canada) vào hôm 20/7. Ông cũng nói thêm rằng: “[Ông Trudeau] cần giúp mau chóng đưa Giang Trạch Dân, người phát động và chỉ huy cuộc đàn áp, ra trước công lý“.

Thủ tướng Trudeau từng bày tỏ quan ngại với ông Tập Cận Bình về việc Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công tại Hội nghị APEC tại Philippines vào tháng 11 năm ngoái.

Không rõ liệu các nhà lãnh đạo G20 có đưa ra chỉ trích công khai hay bên lề nào đối với phía Trung Quốc hay không. Dù sao, với hai chủ đề đầy tai tiếng và lừa dối này, uy tín của chính quyền Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế đã rớt xuống thảm hại và ngày mà họ phải đứng ra thừa nhận sai lầm khả năng cũng không còn xa.

RELATED ARTICLES

Tin mới