Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐà Nẵng quá lãng phí khi dời trụ sở 2000 tỷ.

Đà Nẵng quá lãng phí khi dời trụ sở 2000 tỷ.

Phải đánh giá lại lý do phải chuyển, lợi – hại ra sao? Tốn bao nhiêu tiền, đã tiêu bao nhiều tiền của dân?.

Phải làm rõ công khai, minh bạch

Sau 3 năm đưa vào sử dụng và là nơi làm việc tập trung của bộ máy hành chính, Đà Nẵng đang có chủ trương chuyển các sở, ngành đến trụ sở làm việc mới. Do Trung tâm hành chính (TTHC) được đầu tư xây dựng hơn 2000 tỷ đồng đến nay gặp nhiều vấn đề bất cập.

Theo một số thông tin, tòa nhà hiện nay ở vị trí không phù hợp, ảnh hưởng đến giao thông trong giờ cao điểm, hệ thống thông gió không được đảm bảo, thiếu không khí, thiếu oxy ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ, công chức.

Là một trong nhiều vị ĐBQH ngay từ đầu đã lên tiếng phê phán tình trạng chi tiêu công lãng phí, trong đó có việc xây những công trình công cộng hoành tráng, tốn kém, trao đổi với Đất Việt, ngày 11/8, Nguyên ĐBQH Lê Nam (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) cho biết: “Đầu tiên, tôi muốn nói tới những vấn đề liên quan đến TTHC nói chung:

Thứ nhất, TTHC là cơ quan công quyền của đất nước, Chính phủ, Nhà nước, nên phải có sự quản lý thống nhất trong kế hoạch, tóm lại là phải nằm trong một chương trình quản lý kể cả về hình thức, nội dung, tiêu chuẩn, định mức.

Việc chưa có quy định thống nhất cho thấy đây là một khoảng trống, không thể để trung tâm hành chính công mỗi nơi làm một kiểu, không thống nhất về cả tiền bạc và thiết kế. Chi tiêu cho cơ quan quyền lực Nhà nước phải theo một quy định chung.

Thứ hai, từ thời bao cấp đều có sự quản lý như vậy, những quản lý cũ, tư duy bó buộc, làm TTHC khô cứng, không xứng tầm, không đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

Thứ ba, có một sự hiểu lầm trong tên gọi là TTHC, TTHC công bởi vì trong cải cách hành chính có định hướng xây dựng các TTHC là nơi giao tiếp giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân, đặc biệt, giải quyết các thủ tục hành chính.

Từ định hướng chỉ đạo của chính phủ trong cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính lại biến thành các trung tâm hành chính.

Trong đó lại bao gồm cả cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan dân cử như Hội đồng, Quốc hội, UBND, các Sở, ban ngành. Từ đó làm cho hiểu sai về TTHC trong giai đoạn hiện nay.

TTHC cũ từ thời bao cấp, nhiều nơi hiện nay không phù hợp, lạc hậu, lỗi thời. TTHC mới thì nhìn nhận không đúng, có thể nói nó là tòa nhà hệ thống chính trị, trung tâm chính trị”.

Nói đến câu chuyện Đà Nẵng đã gặp nhiều vấn đề khi đưa TTHC vào hoạt động được 3 năm, theo ông Nam, Đà Nẵng dường như là địa phương tiên phong trong việc xây dựng TTHC tập trung. Ngay sau đó, có cả Bình Dương, Khánh Hòa, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh đã có đề án xây dựng TTHC hàng nghìn tỷ đồng.

Thậm chí bản thân ông Nam đã từng được tiếp cận những thông tin ví dụ như làm công sở 5 sao. Nhưng vấn đề thực sự không đơn giản như vậy, vì với một TTHC hàng nghìn tỷ đồng nếu không hoạt động hiệu quả mà lại chuyển đổi vị trí, thì phải đánh giá lại xem vì sao hàng nghìn tỷ đồng đầu tư, tiền của dân mà lại sử dụng không hiệu quả.

“Vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng đưa ra chủ trương đã làm lãnh đạo thì phải có trách nhiệm, chắt chiu từng đồng tiền thuế của dân. Với tinh thần chỉ đạo như vậy, thì phải xem xét lại việc sử dụng hàng nghìn tỷ của Đà Nẵng đã đúng hay chưa.

Phải đánh giá lại vì sao lại chuyển đi? Nếu chuyển đi thì lợi – hại ra sao? Tốn bao nhiêu tiền, tiêu bao nhiều tiền của dân. Cùng với đó, nhà công năng bỏ ra hàng nghìn tỷ để xây dựng làm TTHC, bây giờ chuyển sang công năng khác thì làm thế nào?.

Hay bây giờ bán cho nhà đầu tư nước ngoài, xây 2000 tỷ có bán lại được với giá như vậy hay không?. Phải làm rõ công khai, minh bạch, nêu rõ với Thủ tướng, tôi tin Đà Nẵng sẽ báo cáo”.

Chính phủ, các Bộ chức năng phải vào cuộc

Ở góc độ khác, theo ông Nam, dù có lý do gì thì cũng khó thuyết phục cử tri và nhân dân cả nước, vì mới đưa vào hoạt động được 3 năm.

“Bản thân tôi rất ủng hộ Đà Nẵng, những tư duy đổi mới, đột phá từ thời Cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, đến hiện nay, thành phố vẫn còn nhiều quyết sách đáng hoan nghênh. Nhưng riêng vấn đề này, Đà Nẵng phải bàn bạc kỹ, công khai rõ ràng.

Cuối cùng, theo tôi, Chính phủ phải quản lý TTHC, trách nhiệm thuộc về Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính…phải quản lý, quy định rõ ràng, tỉnh nào được xây ra sao, cơ quan nào được thiết kế”, ông Nam nhấn mạnh.

Rõ ràng ở đây, theo ông Nam, nếu TTHC Đà Nẵng phải di dời, rõ ràng đó là sự lãng phí. Từ bài học trên, để thấy TTHC là cơ quan công quyền thể hiện quyền uy của nhà nước, nên phải quản lý làm sao từ Trung ương đến địa phương một cách rõ ràng.

Không thể để các địa phương thích xây thế nào thì xây, xây xong không hợp lý thì trách nhiệm thuộc về ai? Đất nước thì đang khó khăn, nợ công cao, tại sao lại làm thế?.

Đưa ra giải pháp, ông Nam chỉ rõ: “Bây giờ nên có đánh giá chính thức từ cơ quan trung ương, nhất là Bộ chức năng.

Câu chuyện này thì là chuyện riêng của Đà Nẵng, nhưng đây là vấn đề rất lớn, nên mong các đồng chí ở Đà Nẵng, nên công khai việc này để nhân dân cả nước nắm bắt và hiểu vấn đề.

Vì bây giờ nó đã vượt ra khỏi tầm Đà Nẵng, tức là sự quan tâm của cả nước với sự phát triển của thành phố này. Cùng với đó, để làm rõ việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng phải tiêu tiết kiệm từng đồng tiền thuế của dân”.

RELATED ARTICLES

Tin mới