Tuesday, January 7, 2025
Trang chủĐiểm tinIsrael cảnh giác đầu tư từ TQ

Israel cảnh giác đầu tư từ TQ

Tại Israel bắt đầu xuất hiện những e ngại trước tình trạng nguồn tiền Trung Quốc ùn ùn đổ về đất nước này.

Tàu Trung Quốc ghé cảng Haifa của Israel ngày 13/08/2012 nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác song phương. Ảnh: Israel Defense Force

Nhật báo Công giáo La Croix vừa có bài viết với tiêu đề “Israel vừa mừng vừa lo đầu tư Trung Quốc”, trong đó chỉ rõ thực trạng doanh nghiệp Trung Quốc đến đâu làm ăn cũng đều khiến người ta lo ngại. Điều này không chỉ thể hiện ở các thị trường lớn như châu Âu hay Mỹ mà ngay cả những vùng đất nhỏ bé bất ổn như Israel.

Bài báo cho hay, năm ngoái, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư vào Israel 2,7 tỷ euro.

Sức hấp dẫn của Israel đối với người Trung Quốc bắt đầu từ cách đây 5 năm khi tập đoàn ChemChina mua lại công ty sản xuất thuốc trừ sâu hàng đầu của người Do Thái Makhteshim Agan. Từ đó trở đi, hàng trăm đoàn thương gia Trung Quốc đã tới tấp đổ tới Tel Aviv.

Bên cạnh đó, các các văn phòng pháp lý của Israel đã mở đại diện tại Bắc Kinh để tư vấn cho các nhà đầu tư Trung Quốc.

Vẫn theo bài báo, cho đến nay, người Trung Quốc đã có cổ phần trong hơn 80 công ty Israel.

Trong năm 2015, vốn của các công ty Trung Quốc chiếm 15% đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn ở quốc gia nhỏ bé này. Ban đầu là mua cổ phần, dần dần các tập đoàn Trung Quốc tiến tới thôn tính, làm chủ nhiều công ty danh tiếng của Israel trong đủ lĩnh vực thế mạnh của người Do Thái.

Nhưng người Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến hai lĩnh vực chế tạo vũ khí và chế biến nông phẩm. Các đây 2 năm, tập đoàn Bright Food của Trung Quốc đã mua trọn tổ hợp sản suất sữa Tnuva, một tinh hoa của ngành nông nghiệp Israel.

Người Trung Quốc đang có mặt trong các công trình cơ sở hạ tầng lớn nhất của Israel. Họ đã hoàn thành tổ hợp công trình giao thông đường bộ, cầu và hầm ngầm ở vùng Nuso Carmel ở Haifa trong một thời gian ngắn kỷ lục. Các công ty Trung Quốc đã và đang xây dựng nhiều cảng biển, công trình đường sắt ở Israel.

Thế nhưng, ở Israel bắt đầu xuất hiện những e ngại trước tình trạng nguồn tiền Trung Quốc ùn ùn đổ về đất nước này. Bộ Tài chính Israel mới đây đã bác bỏ thương vụ một tập đoàn Trung Quốc định mua lại công ty bảo hiểm Phoenix lớn nhất Israel.

Theo tác giả bài báo, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Israel Mossad, ông Danny Yatom đẽ kêu gọi hãy cảnh giác với “các ý đồ địa chiến lược” của người Trung Quốc.

Ông đã từng phát biểu rằng: “Người Trung Quốc có thể thăm dò để tìm ra khí đốt … Nhưng họ không được có khả năng bắt chúng ta làm con tin bằng cách chiếm hữu hay mua lại hải cảng sân bay”.

Tác giả cho biết thêm là trong khu vực Địa Trung Hải, người Trung Quốc đã mua được cảng Pirrée của Hy Lạp, có cổ phần trong kênh Suez ở Ai Cập và cảng Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng Israel không sẵn sàng đi theo con đường đó.

Với những động thái trên, Israel đã nối dài danh sách các nước lo ngại đầu tư từ Trung Quốc, thậm chí sẵn sàng từ chối một số dự án đầu tư lớn của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới do những lo ngại về an ninh quốc gia hay đánh cắp công nghệ.

Mới đây nhất, Thủ tướng mới đắc cử của Anh, bà Theresa May đã cho xem xét lại siêu dự án điện hạt nhân trị giá 24 tỷ USD Hinkley Point do Trung Quốc đầu tư vì lý do an ninh quốc gia.

Năm ngoái, một cố vấn lâu năm của bà May cảnh báo rằng sự tham gia của Trung Quốc vào các dự án điện hạt nhân có thể cho phép họ “tùy ý ngắt hoạt động sản xuất năng lượng của Anh”.

Tiếp đó, Australia cũng ra quyết định sơ bộ từ chối lời chào mua mạng lưới điện Ausgrid của nước này từ tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành và tập đoàn điện lưới quốc doanh Trung Quốc State Grid of China. 

Ngay cả cường quốc số 1 thế giới là Mỹ cũng đã cắn phải quả đắng ‘đầu tư Trung Quốc’ khi Bắc Kinh rót vốn vào Thung lũng Silicon. Trong hai năm qua, các gã khổng lồ như Alibaba, Baidu và Tencent… cùng hàng chục tổ chức nhà nước, tư nhân của Trung Quốc đã chạy đua thâu tóm cổ phần trong những công ty sở hữu công nghệ chiến lược ở Mỹ.

Nhiều nhà đầu tư nhận xét quan hệ Thung lũng Silicon – Trung Quốc chứa đựng nhiều cơ hội nhưng cũng đầy những hiểu lầm văn hóa. Kết quả tất yếu là có không ít quan hệ đối tác tan vỡ. “Dù những hứa hẹn của đối tác Trung Quốc rất thú vị trên giấy tờ, thực tế luôn đòi hỏi một sự đổi chác” – Jay Eum, giám đốc điều hành Hãng đầu tư mạo hiểm TransLink Capital ở Palo Alto (California), đánh giá.

Ngoài ra còn phải nói đến vấn đề lòng tin, thứ mà cả nhà đầu tư Trung Quốc lẫn đối tác của họ đều thiếu. Giới khởi nghiệp ở Mỹ đã bắt đầu dè chừng chiến thuật rắn mà một số đối tác Trung Quốc hay ứng dụng. Một số lo ngại trước khả năng công nghệ của họ bị ăn cắp – một câu chuyện không mới mẻ.

RELATED ARTICLES

Tin mới