Sunday, November 17, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaLiệu TQ có từ bỏ nội tạng tù nhân?

Liệu TQ có từ bỏ nội tạng tù nhân?

Cựu phó Bộ trưởng Y tế Trung Quốc, người hiện đang giám sát hệ thống cấy ghép nội tạng tại nước này hôm 22/8 phủ nhận thông tin cho rằng Trung Quốc vẫn đang thu thập nội tạng tù nhân với quy mô lớn.

Tù nhân Trung Quốc được xem là nguồn cung cấp tạng chủ yếu cho các ca cấy ghép ở nước này. 

Trong một hội nghị quốc tế tại Hong Kong, ông Huang Jiefu (70 tuổi), người đứng đầu Ủy ban cấy ghép và hiến tạng tại Trung Quốc khẳng định nước này đã ngừng thu thập nội tạng từ tử tù vào tháng 1/2015.

“Cáo buộc vô căn cứ cho rằng mỗi năm Trung Quốc tiến hành 100.000 ca cấy ghép nội tạng được thu thập từ các tử tù. Đây là chuyện lố bịch. Tôi cho rằng đây là điều xúc phạm tới cả các bác sĩ cấy ghép lẫn người hiến tạng và gia đình họ”, ông Huang nói.

Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), lâu nay tử tù là nguồn cung cấp tạng chủ yếu tại Trung Quốc và chiếm tới 2/3 tổng số ca ghép tạng. Trong khi đó, số người công khai hiến tạng hiện rất ít bởi theo phong tục họ cho rằng sau khi chết, thi thể nên được chôn cất nguyên vẹn. 

Hồi năm 2010, chính phủ Trung Quốc đã cho triển khai chiến dịch hiến tạng tình nguyện. Từ con số 34 người tình nguyện đến hồi năm ngoái, con số này tăng lên thành 2.766. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng dưới danh nghĩa “tình nguyện”, họ vẫn thu thập nội tạng của các tử tù. 

Giới truyền thông Trung Quốc dẫn lời ông Huang cho hay Trung Quốc sẽ không chối bỏ “quyền công dân của các tử tù để được hiến tạng”.

Còn theo tờ Beijing Times, vào năm 2014, ông Huang từng tuyên bố: “Một khi tử tù đăng ký hiến tạng, họ sẽ được tính như một công dân tình nguyện”. 

Tuy nhiên, nhiều người chỉ trích rằng vấn đề cốt lõi là hiện thời Trung Quốc chưa có bộ luật hay quy định minh bạch về việc sử dụng nội tàng tù nhân.

“Sử dụng nội tạng tù nhân hiện vẫn được xem là hợp pháp nếu như họ ‘tình nguyện hiến tạng’. Nếu Trung Quốc muốn thuyết phục thế giới, một bộ luật mới ngăn cấm việc sử dụng nội tàng của tù nhân cần được ban bố”, Giáo sư Huige Li tại Đại học Mainz, Đức nhấn mạnh. 

RELATED ARTICLES

Tin mới