Tình hình Biển Đông hôm nay: Cuộc tập trận Nga – Trung trên Biển Đông sắp diễn ra, phía Nga lại đưa ra những tin tức làm Trung Quốc cảm thấy bất an như mong muốn quay lại vịnh Cam Ranh.
Nga không nên vì sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc mà mất đi quyền tự chủ phán quyết trong vấn đề Biển Đông, tờ DW News của Đức bình luận.
Ngày 25/8, truyền thông đưa tin, từ ngày 12 – 19/9, Trung và Nga sẽ tiến hành cuộc tập trận “Phối hợp trên biển 2016” trên Biển Đông. Tập trận chủ yếu là diễn tập các kỹ thuật tác chiến cơ bản như chỉ huy tổ chức, chiến thuật và trình độ tác chiến đổ bộ, bao gồm việc chỉ huy đổ bộ, chuyển giao và tấn công trận địa, nâng cao năng lực tác chiến đổ bộ Trung – Nga.
Phóng viên Rosbalt trong bài viết “Nga có thể thoát khỏi Trung Quốc?” cho biết, sau khi Bắc Kinh công bố tin tức tập trận tại Biển Đông, truyền thông Anh đã đưa ra cảnh cáo cho rằng, tập trận song phương có tính khiêu khích, điều này thể hiện Moscow cuối cùng đã đứng về phía Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Những người đồng tình với bài viết cho rằng, trong những năm gần đây, do chịu lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây mà nước Nga gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực tài chính và kinh tế. Mà Trung Quốc không tham gia lệnh trừng phạt này, đối với Nga mà nói, Trung Quốc đã trở thành cánh cửa để Nga vươn ra kinh tế và kỹ thuật của thế giới. Trong bối cảnh Nga trở thành “nước kinh tế vệ tinh” của Trung Quốc, hợp tác quân sự lấy lợi ích của Trung Quốc làm tiền đề giữa hai nước ngày càng chặt chẽ.
Đối với Nga mà nói, hiện nay ho cố gắng giữ mối quan hệ cân bằng với các nước tham gia tranh chấp ở Biển Đông. Đặc biệt cần chú ý, Moscow tích cực duy trì quan hệ đồng minh với Việt Nam. Mà phía Việt Nam cũng đưa ra tín hiệu không phản đối việc quân đội Nga quay trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh. Không lâu trước đó, nguyên tổng tư lệnh không quân Nga Petr Stepanovich Deinekin trong chuyến thăm Trung Quốc cũng đưa ra những tin tức liên quan đến việc Nga tái xây dựng căn cứ quân sự Cam Ranh. Cần biết rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông mạnh mẽ nhất. Điều này có thể khiến tình hình khu vực có chiều hướng đi ngược lại với tham vọng của Trung Quốc.
Tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp, đây không chỉ là tín hiệu cho Trung Quốc mà cũng là lời nhắc nhở Nga: Cần phải rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn của Liên Xô, triển khai hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng của Trung Quốc cùng với việc phát triển “mối liên hệ độc nhất với Trung Quốc”. Trên thực tế hiện nay nước Nga đang bị xếp vào vai trò tiểu đệ của Trung Quốc trong vấn về kinh tế.
Từ trước đến nay, Nga không tuyệt đối ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Trước kia, tờ Người kinh doanh Nga từng có bài viết cho rằng, cuộc tập trận Nga-Trung trên Biển Đông phá hoại quan hệ của Nga với các quốc gia Đông Nam Á. Truyền thông tự do Nga cho biết, suy xét đến cục diện địa chính trị phức tạp Biển Đông hiện nay, việc Nga quyết định tổ chức tập trận chung với Trung Quốc là cách làm tự mâu thuẫn với chính mình.
Ngược lại, Nga để lại khoảng không hòa giải vừa đủ trong vấn đề này cho mình, trong khi phát triển quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, Nga cũng không quên phát triển quan hệ với các nước như Philippines, Việt Nam. Ông Lukin, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Đông Á, Viện SCO, Học viện Quan hệ Quốc tế công lập Moscow cho biết, lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông từ trước đến nay là trung lập, Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga, Việt Nam cũng vậy, Nga không tiến hành lựa chọn trong những bạn của mình. Việt Nam và Philippines đều rất quan trọng với Nga, ngoại giao của Nga không nên là thể hiện ủng hộ Trung Quốc hoặc ủng hộ Việt Nam, mà là phải có lợi cho phía Nga.