Thursday, March 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMáy bay "made in Vietnam" cất cánh: Một thành tựu

Máy bay “made in Vietnam” cất cánh: Một thành tựu

“Những gì ông Hiển làm ra ở thời điểm này chưa thể gọi là máy bay mà chỉ là một phương tiện bay”.

Ông Bùi Hiển và chiếc máy bay mang tên Giấc Mơ

Phát minh sáng chế có lợi cần được cổ vũ

Chiếc trực thăng thứ hai mang tên “Giấc mơ” của kỹ sư Bùi Hiển (Bình Dương) đã cất cánh, đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp chế tạo máy bay của kỹ sư này. Theo chia sẻ của ông Hiển, sắp tới ông sẽ xin phép Bộ Quốc phòng cho bay thử tại sân bay.

Trước thông tin ông Hiển bay thành công, trao đổi với báo chí, Đại tá Võ Đức Thành, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương cho biết: “Theo thông tin tôi nắm hiện anh Bùi Hiển chỉ bay là là trên mặt đất. Tôi không cho rằng đó là sự vi phạm gì đáng phải nói.

Có một lần anh ấy cho trực thăng vận hành thử nhưng phần cánh bị văng ra, bay về phía nhà dân rất nguy hiểm. Nghe thông tin này địa phương có nhắc nhở anh Hiển mọi thử nghiệm cần chú trọng tính an toàn.

Sự cố đó không gây ra hậu quả nghiêm trọng nên tôi thấy không cần làm ồn ào khiến anh Hiển phải buồn.

Quan điểm của tôi đây là một hoạt động dân sự. Thế nhưng làm gì cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp lý. Nếu anh Hiển cho phương tiện của mình bay lên cao thì phải được cấp phép. Chúng tôi có theo dõi và thường xuyên nhắc nhở anh Hiển việc này”.

Đánh giá về chiếc máy bay “Giấc mơ” của ông Hiển, theo Đại tá Thành, phát minh sáng chế có lợi luôn luôn cần được cổ vũ để khuyến mọi người có ước mơ, có hoài bão.

Sự đam mê của anh Bùi Hiển phải nói là hết sức đáng khích lệ. Nó thể tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu khoa học. Nó thể hiện trí tuệ, khát khao của người Việt Nam.

Tuy nhiên, theo tôi cái mà anh Hiển làm ra ở thời điểm này chưa thể gọi là máy bay mà chỉ là một phương tiện bay do anh ấy sáng chế rồi mua cái này lắp ráp với cái kia”.

Xin giấy phép là quyền công dân

Trước dự định xin giấy phép của Bộ Quốc phòng, theo ông Thành, đã có một lần bên Không quân đến nhà ông Hiển tìm hiểu chiếc trực thăng.

Nếu ông Hiển tha thiết xin được phép bay lên cao ở ngoài trời thì sẽ được cơ quan chức năng xem xét.

“Riêng quan điểm cá nhân của tôi thì việc này khó thành. Lỡ phương tiện đang hoạt động mà trục trặc rơi xuống nhà dân hoặc bản thân anh ấy có sự cố gì thì sao?.

Trường hợp Bộ Quốc phòng chấp nhận cho anh ấy bay thử nghiệm thì tôi nghĩ khó mà thử nghiệm ở khu vực sân bay quân sự. Việc bay thử có thể xem xét cho diễn ra tại một môi trường, một khu vực an toàn nhằm khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sáng chế”, ông Thành nói rõ.

Bản thân ông Thành, cũng cho rằng, việc ông Hiển định sử dụng máy bay này trong việc tưới tiêu nông nghiệp là mong muốn chính đáng. Tuy nhiên, nó là cả một vấn đề nan giải.

“Ngày trước, tôi nhớ cũng có dự án dùng trực thăng, máy may vào việc xạ lúa nhưng dự án không thành. Hiện nay muốn trang bị trực thăng chữa cháy cũng đã là một vấn đề.

Về mặt cá nhân tôi, luôn muốn động viên anh Hiển. Qua anh để khích lệ tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ. Nhưng muốn ứng dụng sản phẩm công nghệ cao như máy bay trực thăng thì phải thì phải tuân thủ những quy chuẩn khắt khe. Phải có các ngành chức năng các nhà khoa học thẩm định, đưa ra ý kiến. Đây không phải là chuyện đơn giản”, ông Thành nhận định.

Trước đó, trao đổi với chúng tôi, trong tương lai, nếu được cơ quan chức năng cho phép nhập động cơ và đĩa điều khiển từ các công ty chuyên sản xuất linh, phụ kiện cho ngành hàng không, ông Hiển hứa hẹn sẽ tạo nên một ản phẩm hoàn chỉnh hơn, thậm chí, hướng tới mở xưởng sản xuất riêng.

Mặt khác, ông Hiển cho biết: “Tôi đã làm việc với Hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam và làm đề tài sáng chế khoa học để xin phép Bộ Quốc phòng để bay thử nghiệm chiếc trực thăng tự chế mang tên “Giấc mơ” của mình”.

Riêng với dự định sẽ lắp thêm hệ thống phun thuốc trừ sâu vào dưới bụng của máy bay để phục vụ nông nghiệp, theo ông Hiển, nếu có tương lai ông sẽ đầu tư.

RELATED ARTICLES

Tin mới