Thursday, April 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiKhông quân TQ cũng có "điểm yếu chí mạng"

Không quân TQ cũng có “điểm yếu chí mạng”

Trung Quốc hiện có lực lượng không quân lớn thứ ba trên thế giới và được dự báo sẽ vượt mặt Mỹ trong 15 năm tới. Thế nhưng, máy bay nước này sẽ cần nhiều hơn nữa mới có thể thực sự đối đầu với phi cơ Mỹ.

Phi công Trung Quốc vẫn còn thiếu kỹ thuật và hiểu biết chiến thuật so với nhiều nước trên thế giới.

Hiện tại, phi công Trung Quốc chưa có nhiều kỹ năng. Do chiến thuật thiếu chiều sâu và bài tập huấn luyện cứng nhắc, phi công Trung Quốc không thiện chiến như các nước khác.

Dù vậy, quân đội Trung Quốc biết rõ điểm yếu này và theo một báo cáo của tổ chức nghiên cứu RAND Corporation, cách thức đào tạo phi công đang có những bước thay đổi. Những bước đi này theo thời gian có thể giúp thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật giữa phi công Trung Quốc và Mỹ.

Kể từ sau thời Thế chiến II, hàng triệu người Trung Quốc mất mạng khi Phát xít Nhật xâm lược và chiếm đóng, chiến lược của Trung Quốc đó là tập trung xây dựng một lực lượng quân bộ lớn. Trong phần lớn chiều dài Chiến tranh Lạnh, lãnh đạo Bắc Kinh coi hiểm họa lớn nhất đối với đất nước đó là bị một cường quốc khác xâm lược.

Đến những năm 1980, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc cải cách lớn nhằm tăng cường sự hiện diện của mình tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, và nâng cấp để lực lượng không quân và hải quân hoạt động xa lãnh thổ hơn trước đây. Mặc dù số lượng lục quân giảm bớt, hải quân và không quân Trung Quốc đã phát triển hơn trước rất nhiều. 

Tuy nhiên, phi công Trung Quốc vẫn tiếp tục phải nhận lệnh từ cấp trên thay vì để các đơn vị ở dưới thực hiện những động thái phù hợp với tình hình chiến trường. Cùng với những chiến thuật không thực tế và chế độ huấn luyện đơn giản, kỹ năng của phi công không được nâng cao.

Báo cáo của RAND cho biết, việc huấn luyện để phi công có thể xử lý tình huống trước diễn biến chiến trường luôn luôn thay đổi “vẫn còn là khái niệm mới đối với các phi công Trung Quốc, bởi đây là phạm trù của các chỉ huy ở đài không lưu”.

Ví dụ, thông thường một phi công dày dạn kinh nghiệm bay sẽ có trọng trách lãnh đạo một phi đội để tham chiến. Song theo báo cáo của RAND, những phi công này thường thiếu hiểu biết về chiến thuật, điều phối các máy bay trong đội và thay đổi kế hoạch mà không có sự chỉ đạo từ dưới mặt đất. 

“Vì vậy, có rất nhiều khó khăn mà phi công Trung Quốc thường gặp phải trong công tác huấn luyện, cụ thể là việc các mệnh lệnh chỉ huy từ dưới mặt đất thường không thể theo kịp với diễn biến chiến trường”, báo cáo viết. “Trong khi đó, phi công thường quá phụ thuộc vào những chỉ đạo từ trung tâm chỉ huy bên dưới”.

Vấn đề này cũng xảy ra khi các phi cơ Trung Quốc huấn luyện tấn công các mục tiêu trên bộ. Trong một buổi huấn luyện, một chỉ huy đã thử khả năng của các phi công bằng cách bất ngờ thay đổi mục tiêu khi máy bay đã cất cánh, song phi công đã mắc sai lầm, bay quá thấp so với yêu cầu và tấn công trượt mục tiêu.

Tuy nhiên, báo cáo của RAND cho biết, dựa trên số ít thông tin có được, dường như Trung Quốc đang khuyến khích các phi công tự xây dựng kế hoạch bay của mình, đồng thời trao cho họ quyền tự quyết trong việc thực hiện nhiệm vụ, “từ khởi động động cơ cho đến thay đổi đường bay và chiến thuật không kích”.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng yêu cầu các phi công phải công tác ở nhiều căn cứ khác nhau để làm quen với nhiều loại địa hình. Trong các cuộc diễn tập, các chỉ huy sẽ giới hạn khối lượng thông tin cung cấp cho các phi đội trước khi cất cánh.

Trước mắt, Trung Quốc nhiều khả năng vẫn sẽ phụ thuộc vào số lượng máy bay áp đảo thay vì chất lượng trong trường hợp xung đột xảy ra ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 

RELATED ARTICLES

Tin mới