Sunday, November 17, 2024
Trang chủĐiểm tinPháp Luân Công trở thành tâm điểm trong chuyến viếng thăm Mỹ...

Pháp Luân Công trở thành tâm điểm trong chuyến viếng thăm Mỹ của Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường

Đứng trong làn mưa bụi trước hàng rào an ninh nghiêm ngặt bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc, bà Trương Thục Phân từng là đại diện kinh doanh của một công ty ở Bắc Kinh, rớm nước mắt khi nhớ lại hai năm bị cầm tù trong nhà tù nữ ở Bắc Kinh.

Bà Trương Thục Phân từng bị tra tấn trong nhà tù nữ Bắc Kinh vì tập luyện Pháp Luân Công. (Frank Fang / Epoch Times).

Bà cho biết, mọi chuyện bắt đầu vào năm 2008, sau khi bà bị cảnh sát bắt vì bà có đức tin vào Pháp Luân Công. Tại trại tạm giam, bà không được phép sử dụng nhà vệ sinh trong một tuần liền, làm phân của bà trở nên “cứng như đá” và dẫn đến chảy máu. Bà cũng không được cấp giấy vệ sinh hoặc nước sạch, mà bị ép phải rửa bằng nước từ nhà vệ sinh.

Cùng với hơn chục học viên Pháp Luân Công khác, bà Trương đến gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, người đang tham dự khoá họp đầu tiên của ông tại Liên Hợp Quốc để bày tỏ thông điệp: “Tôi muốn nói cho tất cả mọi người đều biết bản chất tàn ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Ông David Tompkins, một người tổ chức cuộc diễu hành, nói rằng cuộc biểu tình ôn hòa này là nhằm giúp “chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc trong suốt 17 năm qua”.

Những người biểu tình mặc áo vàng giương biểu ngữ yêu cầu truy tố cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân vì tội ác đàn áp Pháp Luân Công, sử dụng toàn bộ bộ máy an ninh, tuyên truyền của nước này để vu khống, phỉ báng Pháp Luân Công, tống giam, cưỡng bức lao động, tra tấn tàn bạo và mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ xưa của Trung Hoa với các giáo lý về đạo đức và những bài tập thiền định. Môn tập này nhanh chóng trở nên phổ biến trong những năm cuối của thập niên 1990 tại Trung Quốc. Vào năm 1999, Bộ công an Trung Quốc ước tính có khoảng 70 triệu người theo tập môn này.

Theo ông Tompkins, lời kêu gọi công lý của các học viên Pháp Luân Công mang tính cấp bách ở một cấp độ mới bởi những phát hiện trong cuộc điều tra mới đây của 3 ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh Canada, David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng, và Ethan Gutmann, một nhà báo điều tra người Mỹ. Báo cáo gần đây nhất của họ cho biết số lượng các học viên Pháp Luân Công vô tội bị giết để lấy nội tạng là từ 60.000 đến 100.000 người mỗi năm, ông Tompkins cho hay.

“Những con số này cao hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trong quá khứ,” ông Tompkins cho biết.

Ông Tompkins hy vọng rằng sẽ có nhiều người dân New York hơn nữa biết đến sự thật kinh hoàng này. “Nếu bạn cần ghép tạng, và bạn đến Trung Quốc, thì điều đó có nghĩa là một ai đó sẽ bị giết để cung cấp tạng cho bạn.”

Ông nói thêm: “Và tạng đó không phải là từ các tử tù như các nhà chức trách Trung Quốc vẫn nói.”

Chạy trốn khỏi Trung Quốc

Vương Tú Hạ là một phụ nữ trung niên đến từ thành phố Thẩm Dương, thuộc đông bắc Trung Quốc. Cô Vương mới đến New York được hai tháng để thoát khỏi cuộc sống đầy đau khổ và liên tục bị ĐCSTQ quấy nhiễu.

Là một tài xế taxi tập luyện Pháp Luân Công từ năm 1997, cô Vương đã phải chật vật trốn tránh các nhà chức trách, khiến cô lâm vào cảnh vô gia cư từ năm 2002 đến năm 2009. Trước đó, cô bị giam giữ trong một trại cưỡng bức lao động ba tháng. Chị gái của cô, Vương Tú Viên, thì không được may mắn như cô. Cả hai chị em đều bị giam giữ trong cùng một trại giam trong hai năm, cô Vương Tú Viên đã bị đánh đập và tra tấn dã man, và cô đã chết không lâu sau khi được thả vào năm 2004.

Những câu chuyện như của cô Vương Tú Viên và nhiều học viên khác đã được thu thập và đăng tải trên trang Minghui.org (Minh Huệ), một trang web chuyên đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên, việc thu thập đầy đủ thông tin về mức độ nghiêm trọng của cuộc đàn áp là rất khó khăn do chính quyền Trung Quốc kiểm soát rất gắt gao các nguồn tin này.

Thủ tướng Lý Khắc Cường là người đứng vị trí thứ hai trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của ĐCSTQ. Ông Lý nắm vị trí này từ cuối năm 2012, khi ông Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ.

Ông Lý đã có một bài phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc vào ngày 21/9, và dự kiến sẽ tới thăm Canada và Cuba sau khi rời New York.

Cho dù đã gây ra bao nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần, thậm chí sử dụng cả hành động vô nhân tính nhất là mổ sống cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công, thì lời tuyên bố tiêu diệt Pháp Luân Công của cựu lãnh đạo ĐSCTQ Giang Trạch Dân đã không trở thành hiện thực. Hơn nữa, cuộc bức hại này đang vấp phải sự phản đối ngày càng mạnh mẽ từ nhiều nước trên thế giới, và thậm chí cả trong nội bộ chính quyền Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 2014, hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công Trung Quốc và những người ủng hộ họ đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân lên tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc, và nhiều đơn đã được chấp nhận trong yên bình.

Học viên Pháp Luân Công Vu Chân Khiết, từng là một kế toán viên tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hắc Long Giang, phía bắc Trung Quốc, đã gửi một yêu cầu rất đơn giản tới Thủ tướng Lý Khắc Cường về người em trai của mình – Vu Trung Hải:

“Xin hãy thực thi công lý và trả tự do cho em trai của tôi. Cậu ấy đã bị giam cầm suốt 15 năm rồi.”

RELATED ARTICLES

Tin mới