Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đã dẫn lại thông tin trong các báo cáo địa phương của Đài Loan ngày 20/9 rằng “4 cấu trúc bê tông” có chiều cao tương đương với “tòa nhà 3 đến 4 tầng” đã được phát hiện trên đảo Ba Bình, hiện do Đài Loan kiểm soát. Tuy nhiên, báo này cũng lưu ý rằng cấu trúc trên không được nhìn thấy trong hình ảnh vệ tinh từ tháng 1/2016.
Hình ảnh mới nhất của Google Earth về Biển Đông cho thấy trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Nhiều nhà bình luận cho rằng, Đài Loan đang tìm cách tăng cường khả năng tình báo, giám sát và trinh sát xung quanh đảo Ba Bình. Thực tế cho thấy, mặc dù Đài Loan luôn đứng về lập trường: Ba Bình phải được công nhận là một hòn đảo đầy đủ theo luật quốc tế. Việc Đài Loan cải thiện khả năng kiểm tra, giám sát (ISR) trên Ba Bình có thể thấy Đài Loan đã nhận ra lợi ích trong việc điều tiết trực tiếp các hoạt động của tàu nước ngoài tại vùng biển gần đó. Và cuối cùng có thể Đài Loan sẽ xây dựng những cơ sở để triển khai hệ thống phòng không như các hệ thống phòng thủ tên lửa Sky Bow (Tiên Kung), hệ thống bệ phóng tên lửa Antelope, cũng như các bệ phóng di động.
Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc và các quốc gia có yêu sách chủ quyền ở biển Hoa Nam (Biển Đông) tăng cường hoạt động trên vùng biển này, Đài Loan có thể chỉ đơn giản đang cố gắng giữ một chân trong những tranh chấp này.
Đầu tháng 1/2016, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) Gregory Poling và cựu quan chức ngoại giao Philippines, hiện là cây viết của tạp chí Manilla Bullentin Jose Abeto Zaide đã đi thăm đảo Ba Bình. Đây là lần đầu tiên sau 15 năm, những người nước ngoài được thăm đảo Ba Bình. Hai ông đã không xác nhận bất kỳ một cấu trúc nào hay một kế hoạch xây dựng hệ thống phòng không ở phía Tây của đường băng trên đảo Ba Bình. Dù một bức ảnh được công bố bởi AMTI đã cho thấy có một rada được lắp đặt tại Ba Bình.
Thực tế đã có cấu trúc như vậy trên đảo Ba Bình, song Đài Loan chưa muốn công khai, làm rõ tại thời điểm này. Phản ứng của Đài Loan đối với phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài ra quốc tế là phủ định phán quyết, với thông báo của cơ quan ngoại giao về nội dung phán quyết liên quan đảo Ba Bình là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Đài Loan đã đưa ra giải pháp tiếp tục kiểm soát Ba Bình như đã làm trước khi Tòa Trọng tài ra phán quyết và sử dụng Ba Bình để hỗ trợ ngư dân của vùng lãnh thổ này hoạt động gần đó. Việc đặt một hệ thống phòng không trên đảo Ba Bình dù không hoàn toàn đi kèm với các yêu cầu khác, nhưng đối với Trung Quốc và Việt Nam, hai nước theo đuổi yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, đây là một động thái bất ngờ và khiêu khích của Đài Loan.
Trả lời câu hỏi của The Diplomat về các bức ảnh vệ tinh, Giám đốc AMTI Gregory Poling cho biết “những bức ảnh vệ tinh của chúng tôi cho thấy các cấu trúc được xây dựng trên Ba Bình là sau thời điểm tháng 8/2015 và hoàn thành vào tháng 1/2016. Những cấu trúc này có thể được nhìn thấy trong các tấm ảnh vệ tinh được công bố vào tháng 3, sử dụng cho mục đích du lịch. Tuy nhiên, khi đến thăm Ba Bình vào tháng 2/2016, tôi đã không nhìn thấy các cấu trúc này, có thể các cấu trúc này đã được ngụy trang một cách tự nhiên, song cũng không thể suy đoán nhiều hơn từ các bức ảnh vệ tinh trên. Các cấu trúc tại Ba Bình không phá hủy các rạn san hô do các rạn san hô ở phía Nam và cũng không cản trở việc cất hạ cánh trên đường băng. Các cấu trúc này được đặt ở vị trí Bắc – Tây Bắc hướng tới phía đảo Subi và tuyến đường biển quan trọng trên Biển Đông”.