Các nước ASEAN có cách khác nhau ứng xử với Trung Quốc. Có những nước chọn cách thỏa hiệp, nhưng nhiều nước cương quyết cứng rắn.
Nhiều quốc gia ASEAN, trong đó có Campuchia đang tỏ thái độ ủng hộ Trung Quốc tại biển Đông
Cứng rắn đối đầu Trung Quốc
Ngày 3/10, phát biểu trước các phóng viên bên lề cuộc họp các bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – ASEAN tại Hawaii, ông Ng Eng Hen, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore đã cảnh báo về nguy cơ va chạm giữa các tàu phi quân sự ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc huy động ngày càng nhiều tàu cá và tàu hải giám có vũ trang đến các khu vực tranh chấp.
“Trung Quốc sẽ làm nảy sinh sự cố từ việc đánh bắt. Cho dù các tàu của họ có sơn màu gì đi nữa, nó cũng có thể gây ra sự cố”, ông Ng Eng Hen nói.
Theo ông Eng Hen, ông và những người đồng cấp đang họp bàn tại Hawaii để tìm cách ngăn chặn căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Ông cũng kêu gọi các nước ASEAN chia sẻ một lập trường đoàn kết hơn trong việc giải quyết các tranh chấp.
“Chúng tôi quan tâm đến Biển Đông vì đây là tuyến đường hàng hải quan trọng, rất nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào nó. Chúng tôi cho rằng sự bất định có thể dẫn đến rủi ro”, ông Ng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cũng khẳng định việc Trung Quốc sử dụng cái gọi là hạm đội tàu vỏ trắng để xua đuổi tàu cá nước ngoài khỏi những khu vực họ yêu sách ở Biển Đông làm gia tăng nguy cơ đụng độ.
“Trên thực tế điều này rất ít khả năng xảy ra với các tàu quân sự. Nhưng có thể phát sinh sự cố từ việc đánh bắt cá, từ các tàu vỏ trắng. Những tàu này có thể thúc đẩy sự cố”, ông Ng Eng Hen nói.
Trước đó, Singapore và báo Trung Quốc cũng đã có cuộc khẩu chiến xung quanh các vấn đề về biển Đông.
Ông Stanley Loh, Đại sứ Singapore tại Bắc Kinh đã cáo buộc tờ Hoàn Cầu ngụy tạo câu chuyện về việc Singapore đòi đưa quan điểm của Philippines về vụ kiện Biển Đông vào văn kiện Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia không liên kết (NAM), diễn ra tại Venezuela.
Ông Loh đã lên án gay gắt đồng thời phủ nhận việc Singapore đã nài nỉ về chuyện Biển Đông cho đến tận đêm, khiến đại biểu nhiều nước rất khó chịu.
Theo vị đại sứ, phái đoàn nước này không hề có những hành động như vậy ở Thượng đỉnh NAM. Đặc biệt việc quy kết Singapore tìm cách nêu vấn đề Biển Đông trong các diễn đàn quốc tế là “dối trá và vô căn cứ”, đồng thời khẳng định động thái đưa vấn đề biển Đông tại NAM là nỗ lực chung của các thành viên ASEAN.
Trong một diễn biến có liên quan, tờ International Business Times ngày 3/10 cho biết, Singapore đã đứng ra tổ chức cuộc tập trận Bersama Lima kéo dài 3 tuần, bao gồm cả các lực lượng hải – lục – không quân từ New Zealand, Australia, Malaysia, Singapore và Anh tham dự đề phòng nguy cơ xung đột.
5 quốc gia này đã có thỏa thuận, sẽ tham vấn lẫn nhau và cùng hành động, nếu xảy ra một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Singapore hoặc Malaysia.
Cùng với Singapore và Malaysia, giới chức Philippines hôm 2/10 cho hay, có ít nhất 500 binh sĩ Philippines và 1.400 lính Mỹ, đóng quân tại Okinawa, Nhật Bản, tham gia tập trận trên khu vực biển Đông.
Cuộc tập trận như thông báo bao gồm cả bắn đạn thật, giúp quân đội 2 nước củng cố kỹ năng và tăng cường tương tác cấp độ cao.
Các kế hoạch trên cho thấy Biển Đông và sự hiện diện trái phép của Trung Quốc tại khu vực này vẫn đang được các nước ASEAN theo dõi rất kỹ lưỡng và sát sao.
Thỏa hiệp?
Cùng với lập trường cứng rắn của các nước ASEAN, nhiều quốc gia cũng bày tỏ thái độ trung lập, mềm dẻo hơn.
Tờ The Sun Daily của Malaysia ngày 3/10 dẫn lời ông Datuk Seri Hishammuddin Hussein, Bộ trưởng Quốc phòng nước này, cho biết, tại hội nghị không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ – ASEAN, ông đã nói với Mỹ rằng, đừng gửi thêm quân đến Biển Đông.
Theo ông Hishammuddin Hussein, lập trường của Malaysia vẫn dựa vào yêu cầu các bên tuân thủ DOC, sớm có COC, trong đó bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cũng khẳng định, muốn tránh bất kỳ sự kiện bất ngờ, không lường trước được ở Biển Đông. Tuy nhiên cơ chế cụ thể ra sao chưa được ông nhắc tới.
Trong khi đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/10 tiếp tục đưa ra lời cảnh báo với Mỹ về sự hiện diện của nước này trên biển Đông.
Ông Duterte khẳng định cuộc tập trận Tấn công Đổ bộ Philippines lần thứ 33 (PHIBLEX 33) sẽ là cuộc tập trận chung cuối cùng trong nhiệm kỳ 6 năm của ông. Ông còn tuyên bố xóa bỏ hiệp ước phòng thủ mà người tiền nhiệm Benigno Aquino đã kích hoạt, trong đó cho phép lính Mỹ hiện diện nhiều hơn trên quốc đảo để đối phó với sự mở rộng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cũng khẳng định, muốn tránh bất kỳ sự kiện bất ngờ, không lường trước được ở Biển Đông. Tuy nhiên cơ chế cụ thể ra sao chưa được ông nhắc tới.
Trong khi đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/10 tiếp tục đưa ra lời cảnh báo với Mỹ về sự hiện diện của nước này trên biển Đông.
Ông Duterte khẳng định cuộc tập trận Tấn công Đổ bộ Philippines lần thứ 33 (PHIBLEX 33) sẽ là cuộc tập trận chung cuối cùng trong nhiệm kỳ 6 năm của ông. Ông còn tuyên bố xóa bỏ hiệp ước phòng thủ mà người tiền nhiệm Benigno Aquino đã kích hoạt, trong đó cho phép lính Mỹ hiện diện nhiều hơn trên quốc đảo để đối phó với sự mở rộng của Trung Quốc trên Biển Đông.