Wednesday, January 8, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiBản tin Biển Đông ngày 07/10

Bản tin Biển Đông ngày 07/10

Bản tin Biển Đông ngày 07/10.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chụp ảnh
lưu niệm cùng các lãnh đạo tại hội nghị ASEAN+3 ở Vientiane, Lào, tháng trước. Ảnh: Reuters

1) Ngoại trưởng Yasay khẳng định không có chuyện Philippines muốn thúc đẩy quan hệ đồng minh quân sự với Trung Quốc

Ngày 6/10, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin:

Trong một phiên điều trần tại Thượng viện ngày 6/10, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đã khẳng định dù Tổng thống Rodrigo Duterte trước đó đã tuyên bố sẽ thúc đẩy quan hệ gần gũi với Trung Quốc thì việc tăng cường quan hệ quân sự với cường quốc lớn thứ 2 về kinh tế này sẽ không xảy ra bởi “Tổng thống chưa bao giờ có ý định đó”. Đồng thời, ông Yasay cũng tái khẳng định “trong nhiều dịp, Tổng thống nước chúng tôi đã nói rõ ràng rằng Philippines chỉ có duy nhất một đồng minh quân sự và đó chính là Mỹ”. Về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Rodrigo Duterte trong tháng này, ông cho biết mục đích chuyến thăm là nhằm tăng cường và thúc đẩy các khía cạnh khác của quan hệ giữa hai nước bên cạnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông bao gồm “quan hệ thương mại, các cơ hội đầu tư, hỗ trợ và hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, giao lưu nhân dân và giao lưu văn hóa”. Ngoại trưởng Philippines cho hay, dù Tổng thống Duterte muốn làm sống lại quan hệ với Trung Quốc nhưng điều đó không có nghĩa nước này sẽ “từ bỏ quan hệ đồng minh hay là làm suy yếu quan hệ hữu nghị với Mỹ”.

2) Tổng thống Indonesia Joko Widodo trực tiếp đến thị sát cuộc tập trận của Không quân nước này trên quần đảo Natuna

Ngày 7/10, tạp chíNikkei, The Straight Times đưa tin:

Ngày 6/10, Không quân Indonesia đã tiến hành cuộc tập trận lớn xung quan quần đảo Natuna trên Biển Đông nơi nhiều cuộc va chạm với các tàu cá Trung Quốc đã diễn ra. Cuộc tập trận đã thu hút sự chú ý của dư luận không chỉ bởi sự tham gia của hàng nghìn binh lính, cũng như các máy bay F-16, Sukhoi và Hercules mà còn bởi sự hiện diện của Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Tổng thống Joko Widodo đã có chuyến thăm quần đảo Natuna để trực tiếp thị sát cuộc tập trận quân sự nhạy cảm được thực hiện bởi Lực lượng Phòng vệ Indonesia (TNI) đúng vào dịp kỷ niệm 71 năm thành lập lực lượng này, sau cuộc diễn tập Bersama Lima giữa Malaysia và Singapore diễn ra vào ngày 4/10, cuộc tập trận quân sự chung kéo dài trên Biển Đông kéo dài 3 tuần có sự tham gia của Úc, Niu Di-lân, Anh. Gần đây, ông Widodo đã yêu cầu tăng cường an ninh xung quanh quần đảo Natuna ở tỉnh Riau sau khi căng thẳng trên biển giữa Indonesia và Trung Quốc nổ ra, chính quyền nước này đã tạm giữ các tàu cá của Trung Quốc. Ông cũng đã đề nghị thúc đẩy việc phát triển nghề cá ở khu vực Natuna và nguồn dự trữ dầu khí nhằm thúc đẩy nền kinh tế sau nhiều năm đình trệ.

Người Phát ngôn Quân đội Tatang Sulaiman cho hay, mục đích của cuộc diễn tập này là nhằm chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp xuất hiện các nguy cơ tiềm tác và nhằm “đối phó với các thách thức”. Không giống như các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á khác, từ lâu Indonesia đã tuyên bố không có tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc cũng như không có yêu sách chủ quyền nào đối với các đảo và đá ở khu vực này song các yêu sách bành trướng của Bắc Kinh trên biển cố tình tạo chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia xung quan quần đảo Natuna.

3) Người Phát ngôn Đảng Lao động Úc Richard Marles: Hải quân cần được cho phép tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông

Ngày 7/10, báo The Sydney Herald Morning đưa tin:

Ngày 7/10, Người Phát ngôn Đảng Lao động Richard Marles tuyên bố hải quân và không quan Úc cần phải được “hoàn toàn cho phép” thực hiện các cuộc tập trận tự do hàng hải ở Biển Đông, bao gồm cá khu vực trong phạm vi 12 hải lý các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép. Ông Marles cũng lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không được thiết lập một vùng Nhận diện phòng không (ADIZ) để đòi hỏi tất cả các máy bay bay trên các đảo nhân tạo này phải thông báo cho họ. Trao đổi với hãng Truyền thông Fairfax bên lề Đối thoại các nhà lãnh đạo Mỹ – Úc tại Honolulu, ông Marles ủng hộ phát biểu hồi tháng 7 của cựu Phát Ngôn viên Đảng Lao động Stephen Conroy cho rằng chính quyền Thủ tướng Turbull cần thách thức Bắc Kinh và thực hiện tập trận tự do hàng hải ở khu vực 12 hải lý quanh các đảo do Trung Quốc bồi đắp. Ông nói thêm, việc tiến hành các hoạt động tự do hàng hải cần tuân thủ hoàn toàn luật pháp quốc tế và Phán quyết của Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông. Cựu Đại sứ của Úc tại Mỹ, bà Kim Beazley, cho biết Úc có quyền lịch sử khi tiến hành các hoạt động ở khu vực và do đó việc thực hiện các cuộc tập trận tự do hàng hải là cần thiết. Bà cũng nhấn mạnh quyền qua lại tự do ở khu vực thuộc về lợi ích quốc gia của Úc.

4) Tập đoàn Yum xác nhận không phải chịu thiệt hại nào do các cuộc biểu tình về Phán quyết ở Biển Đông

Ngày 6/10, hãng Reuters đưa tin:

 Ngày 6/10, Tập đoàn Yum khẳng định các nhãn hiệu KFC và Pizza Hut thuộc Tập đoàn này ở Trung Quốc không hề phải chịu bất cứ thiệt hại nào đối với tên tuổi của Thương hiệu này sau khi những căng thẳng chính trị đối với Biển Đông đã gây thiệt hại doanh thu không mong muốn trong quý III của nước này. Cụ thể, CEO của chuỗi các nhà hàng của Yum Trung Quốc, Micky Pant cho biết, theo nghiên cứu của Tập đoàn, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc sau khi Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông trong tháng 7 đã bác bỏ các yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông “không gây ra bất cứ thiệt hại nào cho Tập đoàn”. Trước đó, ngày 5/10, Tập đoàn Yum đưa ra thông báo rằng 1% doanh số đã bất ngờ sụt giảm trong quý III tại các nhà hàng đã mở tại Trung Quốc ít nhất một năm do các cuộc biểu tình nhằm vào Mỹ. Tuy nhiên ngày hôm sau, Tập đoàn này đã khẳng định lại rằng tác động của các cuộc biểu tình đã được khắc phục một cách đáng kể. Ngoài ra, các thương hiệu khác cũng chịu ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình và kêu gọi tẩy chay sau Phán quyết, trong đó có cả Apple. Một số chuyên gia tỏ ra quan ngại trước những tác động của các cuộc biểu tình không thường xuyên ở Trung Quốc đối với các nhãn hàng có thể gây ra ảnh hưởng đến an ninh lương thực và nền kinh tế. 

RELATED ARTICLES

Tin mới