Philippines và Thái Lan đều không muốn trở thành chiến trường cho Mỹ nhưng họ cũng không mong Trung Quốc trở thành bá chủ.
Tiến sĩ Greg Raymond, Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng và chiến lược, Trường Coral Bell về các vấn đề Châu Á – Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Australia ngày 18/10 nhận định, động thái gần đây của Philippines và Thái Lan không giống hành vi của những đồng minh quân sự với Mỹ.
Quan hệ đồng minh có lạnh nhạt…
Theo ông, mặc dù Tổng thống Philippines Ridrogo Duterte là trường hợp đặc biệt nhưng những phát ngôn đối đầu Mỹ của tổng thống này cũng chỉ là biểu hiện mới nhất cho sự bất ổn định trong quan hệ Philippines – Mỹ.
Bên cạnh đó, quan hệ đồng minh Thái Lan – Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014 ở xứ chùa vàng. Bangkok hiện nay dường như đang muốn thiết lập sợi dây quân sự chặt chẽ hơn với Bắc Kinh.
Tuy nhiên những động thái trên không đồng nghĩa với việc hai nước Thái Lan – Philippines muốn thay đổi hiện trạng châu Á.
Tiến sĩ Greg Raymond chỉ ra rằng, ông Duterte lên nắm quyền khiến quan niệm đồng minh Philippines – Mỹ dần sa lầy. Tuyên bố ngừng tập trận chung với Mỹ và trục xuất lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại đảo Mindanao của Duterte khiến quan hệ hai nước leo thang căng thẳng.
Thủy quân lục chiến Mỹ vừa nhảy dù ra khỏi máy bay trong cuộc tập trận Cobra Gold năm 2013.
Tổng thống Philippines đã làm đảo lộn sự mong đợi của số đông dư luận bởi hầu hết đều cho rằng, sau vụ kiện biển Đông, Manila sẽ không ngừng thắt chặt “thân tình” với Washington.
Trong khi đó, kể từ năm 2014 trở lại đây, một số lực lượng Thái Lan không ngừng bày tỏ thất vọng với chính sách của chính phủ Obama. Sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014, Mỹ cũng giảm các hoạt động hợp tác quân sự với Thái Lan. Điều này khiến một số người Thái cảm thấy phẫn nộ.
Quan hệ Thái – Mỹ ngày càng trở nên căng thẳng và Thái Lan vì thế mà ngả dần sang Trung Quốc. Bangkok – Bắc Kinh cũng đã tổ chức một số cuộc tập trân chung trong thời gian gần đây.
Thái Lan còn tuyên bố đã lên kế hoạch mua tàu ngầm của Trung Quốc hay từ chối cho phép thủ lĩnh biểu tình của sinh viên Hồng Kông Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) nhập cảnh.
Theo Tiến sĩ Greg Raymond, Thái Lan và Philippines đều lo lắng Nhà Trắng sẽ can thiệp sâu vào nội chính và an ninh nội bộ hai nước này.
Điều này dễ hiểu bởi, đối với những quốc gia phương Tây, bị thế lực bên ngoài chỉ trích chỉ là chút khó chịu nhưng đối với rất nhiều các nước đang phát triển như Thái Lan và Philippines, những phê bình này chính là cố gắng tạo ra tình trạng bất ổn.
Chiến dịch chống ma túy của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và Tổng thống Philippines Duterte nằm trong trường hợp này.
Điều này có nghĩa, Philippines và Thái Lan có thể cảm thấy tức tối vì những chỉ trích từ bên ngoài nên họ muốn khiến cho mối quan hệ ngoại giao và chính trị với các nước đã đưa ra lời chỉ trích này trở nên khó khăn. Ví như, họ công khai thể hiện những động thái “lấy lòng” các nước lớn khác như Trung Quốc và Nga.
… Nhưng chưa đủ để Trung Quốc “ăn mừng”
Việc chuyển đổi cơ cấu quyền lực quốc tế khiến Philippines và Thái Lan cũng thay đổi phương thức cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.
Quân đội Mỹ – Philippines trong lần tập trận chung năm 2014.
Hợp tác với Mỹ tuy sẽ nhận được chương trình huấn luyện bài bản và hệ thống kỹ thuật cao, có thể hạn chế sự kiểm soát của Trung Quốc nhưng Thái Lan hay Philippines đều không muốn trở thành vật hy sinh trong tranh chấp Trung – Mỹ.
Dù Duterte phát ngôn gay gắt ngừng tuần tra chung với Mỹ trên biển Đông nhưng tuyên bố này có thể chỉ áp dụng trong phạm vi đặc quyền kinh tế của Philippines mà không phải là các vùng biển khác nằm ngoài lãnh hải nước này trên biển Đông.
Tiến sĩ Greg Raymond nhận định, ngay cả việc Duterte tuyên bố sẽ mua vũ khí của Trung Quốc và Nga cũng chỉ là áp dụng cách làm của Thái Lan trước đây. Đây là hành động bảo vệ lợi ích và không đồng nghĩa với việc Manila sẽ xây dựng đồng minh với Bắc Kinh hoặc Moscow.
Tại Thái Lan, hiện nay không có dấu hiệu cho thấy, nước này hay Mỹ muốn gián đoạn cuộc tập trận chung “Cobra Gold” (Hổ mang vàng).
Dù Thái Lan và Trung Quốc có trao đổi một số chương trình huấn luyện quân sự nhưng những hạng mục này vẫn kém xa các dự án giữa Thái – Mỹ về quy mô.
Theo ông Raymond, sự chia rẽ quan hệ kinh tế và chính trị phổ biến – Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn trong khi Mỹ được coi là đối tác an ninh quan trọng – dường như đã trở thành chia rẽ của chính trị và kinh tế.
Trước tình hình này, quan hệ chính trị bấp bênh có thể đi kèm với một mối quan hệ quân sự ổn định.
Nước Mỹ và các nước khác cần chú ý đến quan điểm và góc nhìn khác nhau của các quốc gia Đông Nam Á trong khi Philippines và Thái Lan không nên hy vọng có thể ỷ lại vào Trung Quốc, Tiến sỹ Raymond cảnh báo.