Tại một hội nghị chuyên đề vào ngày 28 tháng 9 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đô đốc Lưu Hoa Thanh, người đã hoạt động tích cực trong những năm 1980 và những năm 1990, và phục vụ như là một trong những sĩ quan quyền lực nhất của Trung Quốc trước khi bị bãi chức trong một cuộc đấu tranh chính trị. Ông Lưu đã qua đời vào năm 2011 ở tuổi 95.
Ảnh hồ sơ của Đô đốc Lưu Hoa Thanh (Phải) và nhà lãnh đạo
Trung Quốc hiện nay Tập Cận Bình. (Lintao Zhang / Getty Images)
Trong một bài phát biểu kỷ niệm với độ dài khoảng 12 trang, ông Tập đã trích lời ông Lưu một cách chi tiết, và đã ca ngợi vị đô đốc hải quân cho những nỗ lực tăng cường và cải tổ quân đội Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã, một hãng thông tấn nhà nước.
“Đất nước sẽ không có lối thoát nếu thiếu cải cách,” ông Lưu đã nói, “và quân đội cũng đúng như vậy”.
Ông Tập cũng đã nêu bật cách mà ông Lưu đã giữ một vai trò quan trọng như thế nào trong năm 1992, khi mà ông Lưu được chỉ định làm thành viên Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị, một cơ quan quyền lực nhất trong Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bài phát biểu này là rất quan trọng, và thậm chí bất bình thường vì một lý do khác: Lưu Hoa Thanh là một đối thủ của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của chế độ, và ông Tập Cận Bình đã chiến đấu chống lại ảnh hưởng của ông Giang kể từ khi ông Tập lên nắm quyền.
Các từ ngữ ca ngợi ông Lưu và cải cách của đương kim lãnh đạo Trung Quốc có lẽ mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là ý nghĩa ngày sinh nhật của một cán bộ đã mất có thể mang lại.
Xây dựng bằng chứng chống lại các đối thủ chính trị
Giang Trạch Dân là một quan chức Đảng từ Thượng Hải, người đã nổi bật lên sau vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Khi là Tổng bí thư của ĐCSTQ, Giang đã bất hòa với Lưu Hoa Thanh, vị quan chức quân đội cuối cùng phục vụ trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, một cơ quan đầu não của ĐCSTQ.
Là một người được đỡ đầu bởi Đặng Tiểu Bình, một cựu lãnh đạo nhiều tuổi nhưng vẫn còn quyền lực, ông Lưu đã không qui phục theo ý chí của Giang. Nhưng sau khi ông Đặng qua đời vào năm 1997, Giang và những đồng minh của mình đã dùng vũ lực đối với các cộng sự của Đặng Tiểu Bình tại Đại hội Đảng lần thứ 15, được tổ chức vào cuối năm đó, để loại bỏ các rào cản đối với ảnh hưởng chính trị của Giang trong chế độ [Trung Cộng]. Lưu Hoa Thanh là một trong những mục tiêu của cuộc thanh trừng, ‘mềm’ theo tiêu chí của ĐCSTQ, và ông Lưu đã rút lui khỏi vị trí của mình vào năm sau đó.
Trong bài phát biểu, ông Tập đã không những ghi nhận “những đóng góp của ông Lưu cho chủ nghĩa xã hội với đặc tính Trung Quốc” như Tân Hoa Xã đã đưa tin, mà còn trích dẫn lời của vị đô đốc này, nói rằng “không có hy vọng cho quân đội nếu như các đồng chí của chúng ta phải viện đến ‘các giao dịch cửa sau’ để đạt được thăng tiến. Điều này làm tiêu hao rất nhiều tinh thần chiến đấu của quân đội”.
Chính quyền Trung Quốc hiện nay do Tập Cận Bình lãnh đạo, đã hoạt động tích cực trong việc trừng trị và loại bỏ hàng ngàn các quan chức Đảng, nhà nước, và quân đội, có vẻ bề ngoài là vì tham nhũng và vi phạm kỷ luật khác.
Dưới thời Giang Trạch Dân, Trung Quốc đã trải qua tăng trưởng kinh tế bền vững với 2 con số, nhưng cũng chứng kiến sự bùng nổ về tham nhũng được nhà nước hậu thuẫn. Trong khi các quan chức Trung Quốc từ lâu đã có tiếng xấu vì lạm dụng đặc quyền mà vị trí của họ mang lại, Giang đã vung tay cấp rất nhiều thăng tiến và vị trí chủ chốt cho những đồng minh của mình, những người đã lần lượt sử dụng quyền lực của bộ máy nhà nước để cắt ra các thái ấp bất hợp pháp cho riêng mình.
Nhiều quan chức cao cấp, bao gồm cả những người trong quân đội bị ông Tập thanh trừng, đều đã nhờ Giang mà thăng tiến. Trong số đó có Từ Tài Hậu, một sĩ quan chính trị đã lạm dụng vị trí của mình là một phó chỉ huy của Quân đội Giải phóng Nhân dân để thu lợi bất hợp pháp. Khi Từ bị điều tra, các quan chức kỷ luật Đảng đã tìm thấy nhiều xe tải chứa đầy vàng và ngoại tệ, tại nơi cư trú của ông ta.
Cốc Tuấn Sơn (Gu Junshan), một viên tướng bị thất sủng khác, có mối liên hệ với Giang Trạch Dân, được cho là đã sở hữu một bức tượng đặc bằng vàng của Mao Trạch Đông, được phát hiện tại một trong những biệt thự sang trọng của mình, cùng với một chiếc thuyền mô hình bằng vàng, những thùng rượu đắt tiền, những đống vàng thỏi, và hàng đống tiền mặt, theo các báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc.
Ông Hua Po, một nhà bình luận chính trị ở Bắc Kinh, đã nói rằng Đặng Tiểu Bình đã đặt Lưu Hoa Thanh, một nhà cải cách, vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, để “kiểm soát Giang …. Ông Đặng đã quan ngại rằng Giang có thể từ bỏ chương trình cải cách”.
Theo tờ Legal Evening News, một tờ báo do nhà nước quản lý, ông Lưu đã viết trong hồi ký của mình rằng ông tôn kính sâu sắc và đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Và Sina, một trang web tin tức lớn của Trung Quốc, đã báo cáo rằng ông Lưu khinh thường Giang vì Giang chưa bao giờ phục vụ trong quân đội, nhưng lại là chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Nhưng, trong khi một số quan chức Trung Quốc quan trọng, những người đã thăng tiến dưới thời Giang, đã bị xử lý kỷ luật, thì chính bản thân Giang cùng với một số ít các đồng minh vẫn trong Bộ Chính trị như Lưu Vân Sơn và Trương Đức Giang, vẫn chưa bị buộc tội trực tiếp – mà chỉ bị ám chỉ gián tiếp.
Vào cuối tháng 10, ĐCSTQ đã lên kế hoạch tổ chức một phiên họp toàn thể kín quan trọng mà ở tại đó ông Tập, đồng minh của ông và các đối thủ sẽ quyết định quan chức nào sẽ được lựa chọn để thăng tiến hoặc phải về hưu vào năm 2017, là năm của Đại hội thứ 19 của ĐCSTQ. Một số cuộc thanh trừng và những tín hiệu gần đây chỉ ra rằng ông Tập đang thực hiện những nỗ lực kiên định, để loại bỏ phe phái Giang, được dự tính trước hội nghị.