Tuesday, January 7, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiLý do Mỹ sẽ vẫn làm bạn với Philippines

Lý do Mỹ sẽ vẫn làm bạn với Philippines

Từ khi nhậm chức vào tháng 6/2016 đến nay, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như đã tạo ra một trong những cơn chấn động địa chính trị mạnh nhất tại châu Á kể từ sau Chiến tranh Lạnh khi tuyên bố từ bỏ Mỹ, đồng minh lâu năm của Philippines, để chuyến hướng sang “làm thân” với “kẻ thù” Trung Quốc. Hành động này của ông Duterte đang thể hiện sự thiếu không ngoan mà một chính trị gia không nên có. Tuy nhiên, Mỹ đã rất tỉnh táo để không mắc sai lầm tương tự như vậy.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Không thể nói những bình luận chống Mỹ của ông Duterte tại Bắc Kinh vừa qua là những câu “nhỡ lời” trong lúc nóng giận của một nhà ngoại giao tầm thường, bởi ông đang là Tổng thống được bầu một cách hợp pháp của Philippines. Bất kể ý đồ của ông Duterte là gì (hiện ông nói rằng chỉ muốn gây ấn tượng với một đường lối độc lập hơn trong chính sách ngoại giao), thì đều có lý do để tin rằng mối quan hệ của nước này với Mỹ sẽ bị nhạt đi trong thời gian tới. Trong khi đó, Trung Quốc đã hứa hẹn với ông Duterte về những khoản cho vay và đầu tư cơ sở hạ tầng tiềm năng trị giá hàng tỷ USD.

Tuy nhiên, người đứng đầu Philippines đã kiềm chế được nhiều hơn bình thường. Ông Duterte không phải là lãnh đạo châu Á đầu tiên ảo tưởng về những lời hứa ấn tượng về các khoản đầu tư và hợp tác của Trung Quốc, mà thường chỉ một phần nhỏ trong đó được chi ra. Những suy nghĩ của ông Duterte về việc sát cánh cùng Nga và Trung Quốc- “cả ba cùng chống lại thế giới”- đã thổi phồng vị thế toàn cầu của Philippines. Và nếu như chiêu lấy lòng này có thể xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông, điều đó cũng có lợi cho Mỹ cũng như các nước khác.

Trung Quốc vốn từ lâu luôn là một đối tác không mấy tốt đẹp. Những hứa hẹn về các khoản cho vay của họ từng nhiều lần gây khó chịu hơn là tạo sự thân hữu. Và xét trên điểm bất đồng lớn nhất giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh việc nước nào sở hữu một số bãi đá, rạn san hô và đảo đang gây nhiều tranh cãi, khả năng một trong hai nước nhượng bộ là không thể. Sớm hay muộn, và đặc biệt nếu Trung Quốc vẫn duy trì thái độ trơ trẽn như hiện nay để tiếp tục quân sự hóa một số hòn đảo, chắc chắn sẽ có một sự va chạm trong quan hệ hai nước.

Trên thực tế, Mỹ vẫn đang có được sự ủng hộ mạnh mẽ tại Philippines, cả trong giới quân sự lẫn quần chúng. Hơn ¾ người dân Philippines cho biết họ vẫn đặt lòng tin to lớn vào Mỹ, trong khi chỉ có dưới ¼ bày tỏ sự tin tưởng với Trung Quốc. Những lời ca ngợi “xu nịnh” của ông Duterte đối với chế độ Tập Cận Bình đã lập thức làm dấy lên những chỉ trích trong nước. Quân đội hẳn không hứng thú với việc các vũ khí của Mỹ cũng như sự hỗ trợ và huấn luyện của nước này bị thay thế bằng các công nghệ của Nga và Trung Quốc.

Chính vì vậy, Mỹ hẳn đã rất khôn ngoan khi không phản ứng quá mạnh với những lời xúc phạm của ông Duterte. Những lời đe dọa cắt đứt viện trợ hoặc hỗ trợ quân sự sẽ chỉ làm thay đổi thái độ của công chúng đang theo hướng ủng hộ chiến dịch chống Mỹ của ông.

Ngoài ra, Mỹ vẫn còn đầy ắp những điểm ảnh hưởng khác. Các sĩ quan quân đội Mỹ chắc hẳn đã nhắc nhở các đối tác Philippines của họ rằng một sự rạn nứt sâu sắc trong quan hệ giữa hai nước sẽ gây ra những hậu quả chiến lược nghiêm trọng. Các đồng minh khác như Nhật Bản- đối tác thương mại lớn thứ ba của Philippines sau Trung Quốc và Mỹ- có thể đã âm thầm ủng hộ thông điệp này. Thêm vào đó, Mỹ còn có thể và nên tiếp tục âm thầm củng cố các mối quan hệ với Singapore, Việt Nam, Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á khác nữa.

Cách tốt nhất để đối phó với “một cái đầu nóng” là duy trì “cái đầu lạnh”. Mỹ trước đây đã từng khắc phục được những bất đồng chiến lược với các đồng minh của mình, trong đó có cả Nhật Bản và Hàn Quốc, và chắc chắn họ có thể làm được điều này một lần nữa với Philippines.

RELATED ARTICLES

Tin mới