Thursday, November 7, 2024
Trang chủĐàm luậnTrung Quốc mua chuộc Campuchia như thế nào? (kỳ 2)

Trung Quốc mua chuộc Campuchia như thế nào? (kỳ 2)

Trung Quốc đang rót tiền vào Campuchia với quy mô và tốc độ chưa từng có nhưng như James Kynge đã chỉ rõ trong báo cáo của Financial Times, không phải ai cũng được hưởng lợi từ các thương vụ đầu tư hàng tỷ USD.

Dau tu ty do, Trung Quoc ‘mua’ anh huong tai Campuchia

 

Kỳ 3. Sự phụ thuộc ngày càng sâu của Campuchia

Các nhóm bảo vệ mội trường ráo riết phản đối việc công ty Unite Internation được giao phần đất nằm trong Công viên Quốc gia Ream, một khu vực bảo tồn theo sắc lệnh hoàng gia. Nhóm đấu tranh nhân quyền ở Campuchia LICADHO cho hay đã có hàng trăm hộ nông dân bị buổi ra khỏi nhà. Dân làng đã tổ chức rất nhiều cuộc biểu tình để phản đối hoạt động của Unite International.

Các cuộc biểu tình phản đối đã buộc Hội đồng Bộ trưởng Campuchia ra một sắc lệnh hồi tháng 5/2010 thu hồi giấy phép hoạt động của Unite International liên quan đến dự án phát triển Vịnh Vàng bạc, được đặt theo tên của khu nghỉ dưỡng. Toàn bộ trách nhiệm quản lý khu đất được giao cho Bộ Môi trường Campuchia, nhưng không rõ liệu dự án có thực sự bị đình lại hay không. Sau khi có văn bản trên, ông Fu từ chối tiếp nhận mọi liên lạc bằng điện thoại hay email hỏi về việc thu hồi giấy phép. Ông ta chỉ quả quyết công ty của mình được Chính phủ Hun Sen cấp giấy phép vì ông là doanh nhân có tiếng ở Campuchia, chứ không liên quan gì đến “liên minh thương mại – quân sự” với đội cận vệ của Thủ tướng Hun Sen. Tuy nhiên, sang đầu năm nay, một công ty con của Unite International – Công ty du lịch Yeejia Tourism – đã loan báo một số giao dịch liên quan đến dự án, báo hiệu các hoạt động có thể sẽ sớm được nối lại.

Tất nhiên, nhìn lại lịch sử, Thủ tướng Hun Sen không phải lúc nào cũng ủng hộ Trung Quốc. Trước đây, nhà lãnh đạo này từng có lần gọi Trung Quốc là “nguồn gốc của mọi tội ác”, khi Bắc Kinh ủng hộ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1,7 triệu người Campuchia hồi những năm 1970. Nhưng khoảng hơn 15 năm trở lại đây, Hun Sen đột ngột thay đổi thái độ và trở thành người ủng hộ đáng tin cậy nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, thể hiện qua các hành động như thúc đẩy quan hệ quân sự, bán tài sản quốc gia cho các công ty Trung Quốc và ca ngợi Bắc Kinh là “người bạn đáng tin cậy nhất”.

Mối quan hệ nồng ấm này đã thu hút sự chú ý của Mỹ, nhất là khi Tổng thống Barack Obama tới Phnom Penh dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm 2012. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm tới thăm Campuchia. Khi đến thăm Tòa nhà Chính phủ, ông Obama đã giật mình khi bất giác nhìn thấy hai biểu ngữ lớn ghi dòng chữ: “Công hòa Nhân dân Trung Hoa muôn năm”. Nhưng mọi việc đều có lý do của nó.

Trong vòng 20 năm kể từ năm 1992 khi phương Tây bắt đầu can dự vào tiến trình thúc đẩy dân chủ ở Campichia, các quốc gia tài trợ đã chuyển giao khoảng 12 tỷ USD thông qua các khoản cho vay và viện trợ nhân đạo. Theo ông Sebastian Strangio, tác giả cuốn Campuchia của Hun Sen, phần lớn số tiền này không được chi cho công tác phát triển, mà được dùng để trả lương cho các nhà tư vấn cấp cao. Trong khi đó, theo số liệu của Viện hợp tác và hòa bình Campuchia, một cơ quan nghiên cứu, chỉ trong một thập kỷ tính đến năm 2013, một mình Trung Quốc đã đầu tư tới 9,7 tỷ USD vào Campuchia, bên cạnh con số hơn 13 tỷ USD đang chờ được rót thêm.

Nhưng sức hút của Trung Quốc không chỉ tới từ tiềm lực đầu tư mạnh. Các công ty của nước này, được Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và một số thể chế quyền lực khác hậu thuẫn, luôn hoàn tất các dự án cơ sở hạ tầng rất nhanh và không bao giờ lấy lý do nhân quyền hay môi trường để trì hoãn. Đơn cử như dự án xây đập Hạ Sesan 2 có tổng giá trị đầu tư 800 triệu USD do Công ty quốc doanh HydroLancang thực hiện. Đập có công suất thiết kế 400 MW, ngay từ đầu đã vấp phải làn sóng biểu tình của hàng nghìn người dân, những người bị di rời khỏi nơi ở và mất sinh kế. Tuy nhiên, đến nay, mọi công việc xây dựng vẫn được tiến hành và đập sẽ được hoàn thành theo đúng tiến độ dự kiến vào năm 2019. Theo số liệu ước tính của Trung tâm Nhân quyền Campuchia, một tổ chức chủ yếu nhận tiền tại trợ từ phương Tây, trong tổng số 8 triệu ha đất được Chính phủ Campuchia giao cho các công ty Trung Quốc từ năm 1994 – 2012, có gần 60% (tương đương 4,6 triệu ha, lớn hơn cả diện tích Hà Lan) chỉ phục vụ và mang lại các lợi ích cho phía Trung Quốc.

Sự kết hợp giữa các giao dịch bí mật và những mối quan hệ thân cận với giới lãnh đạo chóp bu của Campuchia rõ ràng là những thẻ bài quan trọng khiến Thủ tướng Hun Sen và bộ máy hành pháp yên tâm phê chuẩn các dự án đầu tư của Trung Quốc, trong đó có hai dự án đầu tư rất lớn. Dự án đầu tiên liên quan đến việc chuyển nhượng 360 km2 đất với tổng giá trị dầu tư 3,8 tỷ USD, do Union Development Group thuộc Wanlong Group thực hiện. Dự án thứ hai liên quan đến việc chuyển nhượng 430 km2 đất, do nhà máy đường Heng Fu Sugar thực hiện với tổng giá trị đầu tư 1 tỷ USD. Heng Fu Sugar là một trong những nhà máy sản xuất đường lớn nhất Trung Quốc. Nếu tính gộp hai dự án, tổng diện tích đất được chuyển nhượng lên tới 790 km2, lớn hơn diện tích thủ đô Phnom Penh.

Điều đáng nói là cả hai dự án này đều có diện tích đất được chuyển nhượng vượt quá định mức cho phép theo luật định tại Campuchia, và đã kích động làn sóng biểu tình phản đối của nông dân. Theo quy định, mỗi công ty chỉ được cấp không quá 100 km2 đất. Để lách luật, công ty đường Heng Fu Sugar đã thành lập 5 công ty con để mỗi công ty đứng ra nhận phần đất gần xát với mức quy định. Mặc dù các công ty này có tên thương mại khác nhau (Heng Rui, Heng Yue, Heng Non, Rui Feng và Lan Feng), nhưng các giám đốc điều hành của các công ty này đều đã thừa nhận họ cùng thuộc sở hữu của công ty mẹ Heng Fu Sugar. Ông Tan Jiangxia, đại diện của Heng Fu Sugar tại tỉnh miền Trung Preah Vihear, giải thích bằng cách nào công ty của ông né được các quy định của Campuchia. Ông cho biết: “Điều này có liên quan đến một điều khoản trong luật chuyển nhượng đất đai. Công ty của chúng tôi chỉ được phép nhận dưới 10.000 ha đất, vì thế chúng tôi phải giữ phần đất được cấp cho mỗi công ty con ở mức dưới con số này”.

Còn tiếp

RELATED ARTICLES

Tin mới