Wednesday, April 24, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiNATO phân rã khi Donald Trump đắc cử?

NATO phân rã khi Donald Trump đắc cử?

Tổng Thư ký NATO bày tỏ tin tưởng vào Tân Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump song không khỏi lo ngại và “muốn gặp trực tiếp”.

Ông Donald Trump từng muốn “dẹp” NATO.

CNN hôm 9/11 dẫn tuyên bố của Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, ông rất lạc quan về tương lai mối quan hệ giữa Mỹ và liên minh quân sự này ở chây Âu dù cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mang lại nhiều hoài nghi.

“Các cam kết của Mỹ tại NATO về phòng vệ tập thể đối với một quốc gia thuộc liên của châu Âu đã được thực hiện trong suốt 70 năm qua và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, năm nay cũng không là ngoại lệ”, ông Jens Stoltenberg nói.

Vị Tổng Thư ký nói thêm: “Chúng tôi tự tin vì một liên minh NATO mạnh mẽ là điều rất quan trọng đối với châu Âu. Nhưng nó cũng quan trọng không kém đối với Hoa Kỳ”.

“Chúng tôi phải đối mặt với một môi trường an ninh mới đầy thách thức, bao gồm cả chiến tranh lai, cuộc tấn công có, mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố. Lãnh đạo Mỹ cũng quan trọng hơn bao giờ hết,” Stoltenberg nói.

Ông Jens Stoltenberg nhất trí với các câu hỏi về sự đóng góp tài chính của các thành viên NATO là quá ít, vốn được ông Donald Trump đặt ra trong một lần phát biểu trước người ủng hộ hồi tháng 9.

Song, tới nay, ông Stoltenberg cho biết, vấn đề tài chính cần phải công bằng và hiện nay các nước châu Âu cũng đang “đẩy mạnh cho chi tiêu nhiều hơn về quốc phòng”.

Hiện ngoài Mỹ thì chỉ có Anh, Hy Lạp, Estonia và Ba Lan trong tổng số 28 nước đã đáp ứng các mục tiêu của NATO rằng chi tiêu 2% GDP của họ về quốc phòng.

Và để đáp với băn khoăn của ông Trump rằng “NATO không tập trung vào chống khủng bố”, thì vị Tổng thư ký liên minh này đã khẳng định hôm 9/11 rằng: “NATO đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế”.

Ông cũng nhắc tới các điều khoảng phòng thủ tập thể sau sự kiện ngày 11/9 tại Mỹ, các hoạt động của NATO chống khủng bố ở Afghanistan, và mới đây là việc máy bay do thám của NATO đã tham gia hỗ trợ cuộc chiến chống ISIS.

NATO cũng tham gia một nhiệm vụ hải quân mới đây là nhằm tuần tra trên biển Địa Trung Hải với nhiệm vụ cốt lõi là chống khủng bố, CNN dẫn khẳng định của Tổng Thư ký NATO.

Chưa kể, trong khi đó, ông Jens Stoltenberg cũng nhấn mạnh về các quan điểm gần đây của ông Donald Trump đã có những giai điệu hòa giải hơn đối với liên minh 28 nước.

Ông Stoltenberg khen ngợi các quan điểm mới của ông Donald Trump- vị Tổng thống mới đắc cử của Mỹ rằng: “Donald Trump đã tuyên bố rõ ràng rằng, ông là một người hâm mộ lớn của NATO và mọi Tổng thống Mỹ đều vậy”.

Ông Trump cũng ca ngợi một số động thái gần đây của NATO trong việc tăng cường các nỗ lực chia sẻ tình báo bao gồm cả việc thành lập một hệ thống

Song, một số thành viên NATO bày tỏ lo lắng về việc ông Trump có nhiều quan điểm thân thiết với Nga cũng như có thể đặt Nga vào trong chính sách đối thoại tập trung của mình.

Dẫu vậy, con đường phía trước vẫn rất dài và những lời tuyên bố khi tranh cử sẽ khác với những chiến lược mới mà ông Trump sẽ thực hiện ở Nhà Trắng trong tương lai.

Do đó, vị Tổng Thư ký NATO vẫn bày tỏ mong muốn được gặp trực tiếp ông Donald Trump, chào đón ông tới Brussels trong Hội nghị thượng đỉnh NATO vào năm tới để thảo luận về “con đường phía trước”.

Thành viên NATO lo ngại ông Donald Trump

Trong khi đó, nữ Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen thì thẳng thắn đáp trả các băn khoăn của ông Trump.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã trả lời câu hỏi khi nhắc tới quan điểm của ông Trump trong suốt quá trình tranh cử đã có tuyên bố rằng, nếu nước Nga có tấn công một thành viên của NATO, trước khi cung cấp viện trợ quân sự, ông sẽ xem xét liệu nước đó đã có cam kết quốc phòng gì với NATO.

“Tất nhiên chúng tôi, các quốc gia châu Âu, với tư cách là đồng minh của NATO, biết rằng nếu ông Donald Trump trở thành tổng thống, ông ấy sẽ hỏi: Nước các người đã đóng góp được gì cho liên minh này?”, bà von der Leyen cho biết.

Nhưng chúng tôi cũng thắc mắc, vị thế của ông là gì trong liên minh này”, bà thẳng thắn.

Trên thực tế, dù mỗi một đời Tổng thống Mỹ lên nắm quyền, các chính sách và quan hệ đối ngoại của họ cũng hoàn toàn thay đổi. “Cuộc cách mạng” này của Mỹ đang khiến cả thế giới phải lung lay trước những dự tính bất ngờ.

Cựu Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt viết trên Twitter: “Có vẻ như năm nay là năm ‘hạn kép’ của phương Tây”, ám chỉ việc ông Trump lên làm Tổng thống và việc nước Anh bỏ phiếu rời khỏi khối EU hồi tháng 6 vừa qua.

Nhà sử học nổi tiếng Simon Schama mô tả một chiến thắng của Trump và việc đảng Cộng hòa kiểm soát cả lưỡng viện Mỹ là một “viễn cảnh thực sự đáng sợ”.

“NATO sẽ chịu áp lực phải tan rã, Nga sẽ gây chuyện, 20 triệu người (Mỹ) sẽ bị mất bảo hiểm y tế, các chính sách về biến đổi khí hậu sẽ bị đảo ngược, các quy định của ngành ngân hàng sẽ xóa bỏ. Bạn muốn tôi kể tiếp không?”, ông Schama nhận định với đài BBC.

RELATED ARTICLES

Tin mới